Một
số giọng nói điển hình biểu lộ tính cách con người:
+
Người có giọng nói ấm áp, bình tĩnh
là người kìm nén cảm xúc rất tốt. Họ rất có chủ kiến nên không dễ tiếp nhận ý
kiến của người khác cũng như thay đổi suy nghĩ của bản thân. Tính cách tự lập,
tự cường không cho phép họ dựa dẫm vào bất cứ ai. Do đó thành công đến với họ
là là điều hoàn toàn đoán trước được.
+
Giọng nói “tía lia” với tốc độ tia chớp
chỉ người nói nhanh và nói nhiều. Họ là người có tính tình lạc quan bẩm
sinh, phiền não đến nhanh và đi cũng nhanh. Họ rất coi trọng bạn bè, người
thân. Họ thường được những người xung quanh quý trọng bởi sự nhiệt tình của
mình nhưng cũng dễ bị ghét bởi tật nói lắm, nói nhiều.
+
Người có giọng nói khàn đục có tính
cách cứng rắn, mạnh mẽ. Một khi họ đã quyết định thì không gì có thể thay đổi.
Họ có khả năng lãnh đạo và có thể làm chủ mọi chuyện. Họ biết cách ăn mặc, mỗi
lần xuất hiện trước đám đông đều gây ấn tượng mạnh.
+
Người có giọng nói trẻ con là người
thích dựa dẫm, phụ thuộc vào mọi người. Dù trời có sập thì vẫn có người chống đỡ
cho họ. Họ sợ sự cô độc nên thường hòa mình vào đám đông, thích náo nhiệt. Khả
năng giao tiếp tuyệt vời giúp họ dễ dàng thích ứng trong mọi trường hợp.
+
Người có giọng nói ôn hòa chứng tỏ
con người chính trực.
+
Người có giọng nói nhỏ, rít qua kẽ răng
chứng tỏ người đa nghi.
+
Người có giọng nói mệt mỏi, vô hồn không
rõ nghĩa chứng tỏ con người hướng nội và nhát gan.
+
Người có giọng nói chắc, trầm hùng, vang
rền chứng tỏ là người có sức khỏe dồi dào, tràn đầy sức sống. Con người này
có thể làm nên sự nghiệp, phú quý.
Ngoài
ra, ta có thể đoán người thông qua tốc độ nói, tiếng
cười và nhiều yếu tố khác liên quan tới giọng nói.
Bởi
vậy, những bậc thầy tướng số không thể bỏ qua giọng nói của người tới xem tướng.
Các thầy biết giọng nói quan trọng thế nào khi đoán định một con người.
Những
người có địa vị cao thì tiếng nói của họ cũng thay đổi theo đúng nghĩa. Cụ thể
là độ lớn và cường độ âm thanh trong lời nói của những người này tăng cao hơn
bình thường, đồng thời âm sắc của giọng nói cũng trở nên đơn điệu hơn.
Vì
vậy bạn nên cố gắng tập trung hướng tới hoặc nhớ lại những khoảng thời gian mà
bạn “có quyền lực trong tay”, có thể chỉ là một
vị trí lớp trưởng trong lớp hay tổ trưởng… Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn
và tác động rất tốt giúp bạn dễ dàng đạt được nhiều thành công hơn. Những người
có cuộc sống quá “yên tĩnh” khó có thể đạt được thành công lớn trong cuộc sống.
Một
giọng nói được coi là hay cần đạt được các tiêu chuẩn: Rõ ràng – Điều khiển được
âm lượng và tốc độ nói – Có ngữ điệu êm ái – Sức truyền cảm. Để có được giọng
nói hay, truyền cảm cần có ý chí, khát vọng bản thân kết hợp phương pháp rèn
luyện đúng đắn.
Và đó là cả một quá trình, hãy kiên trì! Dục tốc bất đạt.
Có
câu chuyện về Bác Hồ luyện đọc là động lực cho bản thân tôi cố gắng hơn nữa với
phát triển giọng nói của mình.
*Ngày
15-11-1968, Bác Hồ tiếp đại biểu cán bộ và công nhân ngành Than.
Trước đó, ngày 4-11, Bác bị ho, kiểm tra thì do họng bị vỡ tia máu, nên giọng
Bác rất yếu. Vì không muốn tiếng nói của mình có thể gây lo lắng cho cán bộ đồng
bào nên Bác thường xuyên luyện đọc, sao cho to giọng, tròn tiếng để chuẩn bị gặp
gỡ cán bộ.
Từ ngày 5-11, mỗi buổi sáng sau khi rửa mặt xong, Bác vào phòng làm việc của đồng
chí Vũ Kỳ, cầm quyển “Kiều” và tập đọc to thành tiếng.
Bác
nói với đồng chí bảo vệ:
–
Chú đứng thật xa ra để nghe Bác đọc, xem nghe có rõ không? Nếu nghe không rõ, sẽ
xích gần thêm lại, đến lúc thật rõ thì dừng lại để xem khoảng cách là bao
nhiêu.
Ðồng chí bảo vệ đi ra. Bác đọc:
Trăm
năm trong cõi người ta!
Chữ
tài chữ mệnh khéo là yêu nhau!
Sau
đó, Bác gọi đồng chí bảo vệ lại, hỏi:
–
Bác đọc chú nghe có rõ không?
–
Thưa Bác, rõ ạ.
–
Chú thử nói lại xem Bác đọc câu gì?
Ðồng
chí bảo vệ đọc lại đúng nguyên văn câu Kiều:
“Trăm
năm… khéo là ghét nhau!”.
–
Ðấy, chú có nghe thấy rõ Bác đọc cái gì đâu?
Và
từ đó liên tục Bác luyện đọc vào các buổi sáng.
Giọng
nói có thể xem là công cụ, phương tiện trong cuộc sống hằng ngày. Công cụ này
muốn tốt tới mức nào là do chính ý thức của mỗi người trong chúng ta. Muốn có
được thành công, hạnh phúc trong công việc và cuộc sống hãy để tâm vào giọng
nói của mình. Tu dưỡng và rèn luyện để phát triển bản thân toàn diện là điều thật
sự cần thiết.
Luôn
yêu quý giọng nói của chính mình và làm nó trở nên tuyệt vời nhất.
Mỗi giọng nói – Một con người.
Nguồn: BÀI DỰ THI “TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI”
DO I LOVE MY VOICE TỔ CHỨC
Tác
giả: Nghiêm Thanh Hiền
Tổng hợp: Khánh Huế