Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Giảm thiểu từ lấp sáo rỗng “ờm” “ờ” để cải thiện trong giao tiếp, thuyết trình

Giảm thiểu từ lấp sáo rỗng “ờm” “ờ” để cải thiện trong giao tiếp, thuyết trình

Ngày đăng: 29/09/2021 (Lượt xem: 2495)
Bạn thường xuyên “điểm” ờm mmm, ờ trong giao tiếp thường ngày, trong các bài phát biểu, thuyết trình quá nhiều gây khó chịu cho người nghe, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về thói quen này và những gợi ý giúp bạn giảm thiểu chúng.

Ờmmmm…

Từ lấp là gì? Từ lấp bao gồm những ngôn ngữ sáo rỗng, không liên quan chen vào các câu nói của bạn mà không thêm bất kỳ ý nghĩa gì cả.

Nhưng từ lấp nổi tiếng nhất - loại được chú ý và ghét bỏ nhiều nhất là “ờ” và “ờm”... Rất nhiều chuyên gia diễn thuyết trước đám đông khuyên rằng ta nên cố gắng loại bỏ những từ ngữ phiền nhiễu này ra khỏi câu nói của mình.

Sự thật là gần như tất cả mọi người đều sử dụng “quãng nghỉ được lấp đầy” trong lời nói của mình. Đó là một phần rất tự nhiên trong lời nói con người và đã hiện diện ngay từ thuở sơ khai (dù mang nhiều hình thái khác nhau tùy vào ngôn ngữ - ví dụ trong tiếng Tây Ban Nha là “eh”).
 



Trong cuộc trò chuyện thân thiện, chỉ cần từ lấp của bạn không quá dư thừa hoặc rối rắm, người khác có xu hướng lọc chúng ra và không chú ý đến chúng. Ngoài ra, trái ngược với quan niệm phổ biến, từ lấp không cản trở người nghe hiểu ý bạn, trên thực tế, chúng có thể giúp người nghe hiểu ý bạn, ra hiệu cho người nghe biết rằng bạn vừa nói nhầm và đang định sửa lại hoặc muốn họ chú ý đến điều bạn sắp nói tiếp theo.

Điều này không có nghĩa là bạn không thể điều khiển được những ờm và ờ hay bạn nên sử dụng chúng bừa bãi.

Sử dụng ờ và ờm quá thường xuyên sẽ làm mất đi uy lực và tính hùng biện trong lời nói của bạn. Vậy nên trong cuộc trò chuyện với bạn bè thì không vấn đề gì, nhưng trong lần đầu gặp mặt và trong cuộc phỏng vấn xin việc, thuyết trình công tác, diễn thuyết trang trọng, và những trường hợp tương tự, bạn nên sử dụng từ lấp càng hạn chế càng tốt. Nếu gặp khó khăn, hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu tại sao ai trong chúng ta cũng “ờm” và “ờ” và ta cần làm gì để giảm tần suất này và trở thành một người có khả năng ăn nói tốt hơn.

Tại sao ta lại nói ờ ờm?

Nhiều người tin rằng ờm và ờ xuất phát từ nỗi lo lắng, nhưng nghiên cứu vẫn chưa thể chỉ ra được mối tương quan mật thiết nào giữa loại từ lấp này với trạng thái cảm xúc ấy (tuy nhiên một số trường hợp “loạn ngôn” khác như lặp từ, lặp âm tiết, mất từ hoặc một phần của cụm từ, hoặc nói nhầm lại có liên hệ đến mức độ lo âu của người nói).

Lý do đằng sau những ờm ờ thực chất mang nhiều sắc thái hơn (và thú vị hơn nữa). Dưới đây là một số giả thiết dựa trên nghiên cứu đã được cải tiến:

Về cơ bản, ờm và ờ xảy ra khi bạn cố gắng suy nghĩ và nói chuyện cùng một lúc. Đó là lý do chúng xuất hiện thường xuyên khi chuyển đổi sang một chủ đề mới hoặc ở đầu một câu nói thay vì giữa hay cuối câu, não của bạn không hoạt động tại giao điểm của lên kế hoạch và thực thi lời nói tiếp theo.
 



Ờm và ờ biểu thị bạn không quá tự tin vào những gì sắp nói. Khi được hỏi một câu hỏi, người ta thường dùng nhiều từ lấp hơn nếu họ ít chắc chắn về câu trả lời (và thường họ sẽ trả lời sai). Ngược lại, người ta sẽ dùng ít từ lấp hơn nếu họ biết chắc câu trả lời của mình là đúng (và thường họ sẽ trả lời đúng).

 

Ờm và ờ cho thấy bạn đang tìm kiếm từ ngữ đúng. Một người càng quan tâm đến việc nói đúng cách, họ càng có xu hướng ờmmm, đó là lý do mặc dù quá nhiều ờmmm thường được liên hệ với thiếu thông minh, nó thực chất cho thấy người nói có vốn từ rộng. Người thông minh có rất nhiều từ ngữ để lựa chọn, vì thế đôi lúc họ ngắc ngứ không biết chọn từ ngữ nào để thể hiện suy nghĩ, “ờm” chính là âm thanh của quá trình đưa ra quyết định.

Làm sao để giảm thiểu Ờm và Ờ khi nói

Dù việc loại trừ hoàn toàn từ lấp trong cuộc trò chuyện hằng ngày là không nhất thiết, và một số chuyên gia ngôn ngữ học cho rằng là không đáng mong muốn (trừ phi chúng quá nhiều và rối rắm), chắc chắn bạn vẫn muốn giảm thiểu chúng trong bối cảnh trang trọng khi những ràng buộc, kỳ vọng lớn hơn và những âm thanh dư thừa trở thành điều phân tâm. Quá nhiều ờm và ờ gây khó chịu cho người nghe

Các quãng nghỉ liên tục khiến người nghe không bị cuốn vào cuộc hùng biện của bạn. Chúng cũng tổn hại uy tín của bạn đối với người nghe vì chúng khiến bạn có vẻ không tôn trọng họ nên chẳng chuẩn bị chu đáo mà chỉ tới đâu hay tới đó, và/ hoặc rằng bạn không tự tin vào những gì mình nói và không nắm rõ tường tận chủ đề ấy.

Cuối cùng, quá nhiều ờm có thể biểu thị sự thiếu chân thật, khiến người khác nghĩ bạn đang câu giờ để bịa ra một lý do hay bằng chứng ngoại phạm. Tóm lại, đó không phải kiểu ấn tượng mà bạn muốn tạo ra.
 

Con người ta sử dụng từ lấp theo tần suất dao động từ 1.2 lần mỗi 1000 từ đến 88 lần mỗi 1000 từ. Nếu bạn muốn trở thành người thuộc nửa dưới của cán cân, hãy xem qua những lời khuyên sau:

Hạn chế phân tâm. Bạn còn nhớ ờm biểu thị giao điểm giữa suy nghĩ điều cần nói và nói ra điều ấy? Bất cứ điều gì thêm vào tải trọng nhận thức của bạn khi nói đều tăng nhu cầu có các quãng nghỉ, khi đó bạn không chỉ vừa nghĩ vừa nói, mà còn bị phân tâm/xúc động/thực hiện tác vụ khác. Bạn càng tập trung vào hành động nói chuyện, bạn càng ít sử dụng từ lấp.

Chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Khi có một bài phát biểu hay thuyết trình cần được lên kế hoạch trước, chuẩn bị thật kỹ lưỡng có thể giảm thiểu từ lấp. Nếu thông tin bạn muốn truyền đạt có sẵn trong đầu, bạn không cần đến quãng nghỉ để nhớ lại chúng.

Hãy thu hẹp phạm vi chủ đề

Kể một câu chuyện. Ờm và ờ tự nhiên sẽ biến mất một khi bạn kể chuyện. Ngoài ra, nhưng câu chuyện là một công cụ hùng biện có sức thuyết phục và dễ nhớ mà bạn có thể tận dụng.

Hãy cố gắng thư giãn và bớt ngượng ngập. Những người hay ờm có xu hướng mô tả bản thân là “e dè nhút nhát đến bất thường” và “hay lo lắng về những xui xẻo có thể xảy ra” và do đó cũng nói chậm hơn. Thay vì chăm chăm xem người khác nghĩ gì về bạn (lời khuyên này phù hợp cho rất nhiều thứ đấy bạn hiền) hãy tập trung toàn lực vào điều bạn đang làm. Giữ cho câu nói đơn giản và ngắn gọn. Câu càng dài, bạn càng dễ vấp phải từ lấp.

Theo kết luận của tác giả nghiên cứu: Bất kỳ người nào cũng sẽ ờm ờ khi nói, nhưng người giỏi ăn nói có thể che giấu những do dự của mình bằng cách giữ cho cái chất của lời nói làm trung tâm chú ý, chứ không phải phong cách biểu đạt.”



 Nguồn: Tamlyhoctoipham

Tổng hợp: Khánh Huế