Những rủi ro trên môi trường mạng
+ Kẻ xấu nhắm đến trẻ cho mục đích tình dục thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, chơi game và nhắn tin
+ Nội dung độc hại - bạo lực, thành kiến, bài ngoại, kích động tự tử và tự làm hại, thông tin sai lệch, v.v.
+ Trẻ em nhất là lứa tuổi "teen" có thể chia sẻ các thông tin cá nhân và các hình ảnh hoặc video mang tính nhạy cảm của bản thân trên mạng
+ Bị bắt nạt trên mạng bởi bạn bè quen và người lạ
Những mẹo công nghệ giúp cha mẹ bảo vệ trẻ trên môi trường mạng
+ Cài đặt chế độ kiểm soát của cha mẹ
+ Bật tính năng Tìm kiếm An toàn trên trình duyệt
+ Cài đặt bảo mật riêng tư nghiêm ngặt trên các ứng dụng và trò chơi trực tuyến
+ Che/tắt webcam khi không sử dụng
Tạo lập thói quen trực tuyến lành mạnh và an toàn
+ Khuyến khích trẻ nhỏ hoặc trẻ lứa tuổi "teen" tham gia vào việc xây dựng các quy định trong gia đình về việc sử dụng thiết bị lành mạnh
+ Tạo lập các khoảng không gian và thời gian không-có-thiết-bị trong nhà (thời gian ăn, ngủ, chơi và học)
+ Hướng dẫn trẻ cách giữ kín thông tin cá nhân, đặc biệt với người lạ - một số họ có thể mang vỏ bọc khác!
+ Nhắc nhở trẻ rằng những gì đăng tải lên môi trường mạng sẽ không thể thu hồi (tin nhắn, hình ảnh và video)
Dành thời gian với trẻ trên mạng
+ Cùng trẻ khám phá các trang web, trang mạng xã hội, trò chơi và ứng dụng
+ Nói chuyện với trẻ đặc biệt trẻ lứa tuổi "teen" về cách báo cáo những nội dung không phù hợp (xem dưới đây)
+ Cha mẹ có thể tham khảo trang "Common Sense Media" với nhiều lời khuyên hữu ích về các ứng dụng, trò chơi và giải trí phù hợp cho trẻ ở nhiều độ tuổi
Việc giao tiếp cởi mở với con sẽ góp phần giúp trẻ an toàn
+ Nói với con rằng nếu trẻ có trải nghiệm trên mạng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái hoặc sợ hãi, trẻ có thể nói chuyện với bố mẹ mà không sợ bố mẹ sẽ nổi giận hay phạt trẻ
+ Hãy chú ý đến các dấu hiệu phiền muộn ở trẻ. Lưu ý nếu con có biểu hiện như thu mình, buồn bã, giữ bí mật hoặc bị ám ảnh bởi các hoạt động trực tuyến
+ Tạo mối quan hệ tin cậy và giao tiếp cởi mở với trẻ thông qua hỗ trợ và động viên tích cực
+ Lưu ý rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và giao tiếp theo những cách khác nhau. Bố mẹ cần điều chỉnh thông điệp phù hợp với nhu cầu và đặc điểm riêng của con mình. Ví dụ, đối với trẻ khuyết tật về khả năng học tập có thể cần các thông tin với ngôn ngữ đơn giản.
Nguồn: UNICEF Viet Nam – Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc
Tổng hợp: Khánh Huế