Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
5 THÓI QUEN KHIẾN CẬU “TỰ DÌM HÀNG” CHÍNH MÌNH

5 THÓI QUEN KHIẾN CẬU “TỰ DÌM HÀNG” CHÍNH MÌNH

Ngày đăng: 22/02/2021 (Lượt xem: 1294)
Đọc để thấy đôi khi chúng ta ngốc nghếch lấn lướt tự làm xấu bản thân hơn đã nghĩ đó!

Ngại chia sẻ ý kiến cá nhân

Việc này xuất phát từ việc quá tự ti vào kiến thức và trải nghiệm của bản thân. Sợ mọi người chê cười, chế giễu hoặc không đồng ý.

Thói quen này đôi lúc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, khiến cậu không “phô bày” được những ý tưởng, đề xuất độc đáo trong môi trường học tập, làm việc.


Phóng đại khuyết điểm của bản thân

Có bao giờ cậu ngạc nhiên khi nêu ra “điểm xấu” của chính mình và người nghe thì ngạc nhiên vì trước giờ không nhận ra? Chúng mình có thói quen “săm xoi” cơ thể, luôn để tâm đến những khuyết điểm và mặc định người khác cũng vậy.

Thật ra mọi người không dành quá nhiều sự chú ý cho cậu lắm đâu! Vì vậy đừng “tự chế giễu” mà hãy sắm thêm sự tự tin cho chính mình nha!


Không dám thử những điều mới mẻ

Hãy xóa tan vòng tròn giới hạn mà cậu tự vẽ ra. Đừng tự mặc định rằng cậu không giỏi giang, không năng khiếu, không bao giờ làm được,…

Hãy trao cho bản thân những cơ hội để thử, để khám phá ra những điều tuyệt vời còn ẩn sâu. Nếu không thử thì làm thế nào để biết?


Mong chờ sự công nhận từ người khác

Có phải ai trong cậu và tớ cũng có khoảng thời gian thiếu tin tưởng và chính mình. Tìm kiếm sự công nhận của đám đông để xác định giá trị bản thân.

Nhưng này, tại sao chúng mình cần làm điều đó! Khi chính cậu mới là người hiểu rõ mình đã nỗ lực, cố gắng thế nào.

Tại sao lại phải sống trên chuẩn mực – thước đo thành công của người khác?


Không biết lập “ranh giới”

Khác với những vòng tròn giới hạn năng lực cần xóa tan. Ranh giới ở đây là rào chắn bảo vệ cậu trước sự đối xử, hành vi của mọi người xung quanh.

Tự thiết lập cho chính mình chuẩn mực sống riêng, để bản thân viết khi nào đã đi đến giới hạn của sự chịu đựng, khi nào cần từ bỏ một mối quan hệ,…

Điều này cũng giúp cậu không bị người khác làm lãng phí thời gian, sức lực hay phụ thuộc vào cảm xúc của bất cứ ai!


Minh Khuê