Từ
2-3 tuổi trẻ chưa nói được tròn vành, rõ chữ vì ở lứa tuổi này trẻ đang trong
quá trình phát triển về âm, nếu được sửa trẻ có thể tự điều chỉnh nói cho đúng.
Đến năm 4-5 tuổi trẻ mới định hình được cách phát âm. 6 tuổi, trước khi đi học
được coi là chuẩn mực để xác định trẻ có nói ngọng hay không.
Nếu
con nói ngọng, làm cách nào để sửa tật nói ngọng cho con? Chúng ta hãy cùng các
chuyên gia về nhi khoa và ngôn ngữ học tham khảo các phương pháp để con có thể
phát âm đúng chuẩn mực.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ NÓI NGỌNG
·
Do trẻ tự bóp
méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của
trẻ.
·
Cha mẹ không sửa
ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.
·
Cha mẹ và những
người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước
·
Một số bệnh khi
trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi trẻ nói phải thè lưỡi ra để phát
âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ
·
Nói ngọng sinh
lý: Cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi.
·
Nói ngọng mang
tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn
Các tác nhân hình thành nói ngọng
-
Các cơ hàm yếu
Cơ hàm yếu là nguyên
nhân gây nói ngọng. Vì vậy, bố mẹ cần luyện tâp cơ hàm cho con bằng phương
pháp: Nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt… để con có cơ hàm khỏe mạnh.
-
Các cơ má và lưỡi
Tập động tác súc miệng.
Dạy con lăn một vật từ má này sang má khác để con có cơ má và cơ lưỡi mềm mại.
-
Bệnh dị ứng, cảm lạnh và viêm xoang
Các căn bệnh về đường
hô hấp khiến trẻ ngạt mũi phải thở bằng miệng… dẫn đến phát âm khó hoặc sai từ.
Vì vậy khi con bị các bệnh trên, bố mẹ phải điều trị triệt để bệnh cho trẻ, để
trẻ thở tự nhiên bằng cả mũi và miệng.
-
Cha mẹ phát âm không chuẩn
Khi cha mẹ phát âm
không chuẩn, nhất là âm “l” và “n” khiến bé nhầm lẫn vè âm sắc. Vì vậy, cha mẹ
cần học cách phát âm thật chuẩn, là tấm gương để con học theo.
PHƯƠNG PHÁP SỬA NÓI NGỌNG
-
Giúp bé thoải
mái, thả lỏng người và thật bình tĩnh trước khi nói.
-
Không hỏi dồn
khiến bé lúng túng, nói lắp, nói ngọng, …
-
Dạy bé cách đặt
lưỡi thế nào, hơi bật ra sao và làm mẫu để bé dễ dàng bắt chước và học theo.
-
Nói chuyện, hát
cho bé nghe: dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để
bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể.
-
Với những bé bị
ngọng chúng ta sẽ kể lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
-
Cho bé tiếp xúc
với môi trường rộng lớn bên ngoài. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp ,
nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.
-
Hạn chế để bé tiếp
xúc với người hay bị nói ngọng.
-
Khi con ngọng,
tuyệt đối không được nhại lại, điều này khiến bé không ý thức được việc phát âm
chuẩn là việc nên làm.
Lưu
ý:
-
Cha mẹ nên kiên
trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng
-
Nếu nghi ngờ bé
nói ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lý, cần đưa con đi khám ngay.
Lời
kết:
“Dạy
con từ thuở còn thơ”, uốn nắn lời ăn, tiếng nói… cho trẻ là trách nhiệm của các
ông bố, bà mẹ. Để trẻ không bị nói ngọng, những người trong gia đình: ông, bà,
bố, mẹ, anh chị em… cần phát âm chính xác giúp bé có một chuẩn mực để học theo.
Hết
mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1, nếu trẻ vẫn còn hiện tượng nói ngọng thì bố, mẹ
hãy đưa trẻ đi khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên ngành và các trung tâm chữa
ngọng uy tín để kịp thời khắc phục “bệnh” nói ngọng cho trẻ.
Minh Phương - Tổng hợp