Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Vì sao trẻ con hay nói ngọng?

Vì sao trẻ con hay nói ngọng?

Ngày đăng: 30/08/2017 (Lượt xem: 3123)
Chuyên gia y tế sẽ lý giải vì sao đa số trẻ nhỏ đều nói ngọng cùng những lời khuyên chuyên môn cho cha mẹ để khắc phục tình trạng này.

BS Nguyễn Hoàng Oanh, Khoa Phục hình hàm mặt, Viện Răng Hàm Mặt cho biết, trẻ từ 2-3 tuổi chưa nói được tròn vành, rõ chữ vì ở lứa tuổi này đang trong quá trình phát triển về âm. Nếu được sửa, trẻ có thể tự điều chỉnh nói cho đúng. Đến năm 4-5 tuổi, trẻ mới định hình được cách phát âm. 6 tuổi, trước khi đi học, được coi là chuẩn mực để xác định trẻ có nói ngọng hay không.


NGỌNG 2.jpg

Hầu hết ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, trẻ con đều nói ngọng. Ảnh minh họa


Trên thực tế, nguyên nhân khiến cho trẻ nói ngọng có thể do bệnh lý hoặc do cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến con tạo thành thói quen mà lặp lại. Hay cũng có thể do những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến trẻ nhỏ bắt chước.


Bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, chính cách phát âm không chuẩn của cha mẹ khiến trẻ học theo, và nói ngọng chứ không phải do mắc bệnh. Việc phát âm là sự cộng hưởng của nhiều bộ phận, từ khu vực tiếp nhận âm thanh (tai) cho đến các phần góp vào quá trình phát âm: miệng, lưỡi, răng, môi, thanh quản… Lưỡi quá to, quá dày, răng cửa trên bị khe hở… đều có thể gây ra lỗi phát âm.


Ngoài ra, có thể do mắc bệnh về đường hô hấp khiến trẻ ngạt mũi phải thở bằng miệng….dẫn đến phát âm khó hoặc sai từ. Vì vậy khi con bị các bệnh trên, bố mẹ phải điều trị triệt để, giúp trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng.


Bên cạnh đó, nhiều trẻ nói ngọng một phần do hở khe vòm miệng không được phát hiện và điều trị sớm. Trong một số trường hợp, khe hở vòm chưa được đóng kín hoàn toàn do còn một khe hở ở vòm cứng hay vòm mềm, cần đến khám bác sĩ phẫu thuật để đánh giá mức độ. Thời gian thích hợp nhất để đóng kín lỗ thông này là khoảng 4 - 5 tuổi, lứa tuổi trước khi trẻ đi học.


NGỌNG 1.jpg


Trường hợp xấu nhất nếu tình trạng nói ngọng không cải thiện ngay cả khi đã theo các khóa luyện tập phát âm, cần đến bác sĩ tạo hình để kiểm tra và đánh giá tình trạng thiểu năng vòm hầu, nguyên nhân chính dẫn đến những rối loạn phát âm. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định có nên phẫu thuật chỉnh lại vòm hầu hay không. Nguyên tắc của loại phẫu thuật này là làm thu nhỏ lỗ hầu mũi và giảm tình trạng thoát khí lên mũi khi phát âm.


Bên cạnh đó, nói ngọng còn do cơ quan phát âm của bé có lỗi bẩm sinh như lưỡi ngắn, đầy hơi, sứt môi chẻ vòm… Đối với những trường hợp này, ba mẹ nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán về tình trạng của trẻ.


Để khắc phục tật nói ngọng, theo các chuyên gia, quan trọng nhất là sự luyện tập kiên trì đúng cách, bài bản. Cha mẹ cũng tuyệt đối không nhại, trêu khi con nói ngọng.


Theo Diệu Thu (Dân Việt)