Bí quyết dạy con không nói ngọng
Nói ngọng giống như một khuyết tận ngôn ngữ nếu không sửa chữa sớm sẽ gây khó khăn trong việc giao tiếp, thậm chí khiến trẻ tự tin về bản thân, từ đó ngại ngùng trong việc thể hiện bản thân trước đám đông.
Trước tiên, cha mẹ và người lớn không nên cười chê hay chế nhạo trẻ, điều đó khiến cho trẻ càng trở nên tự ti, thậm chí sẽ có thái độ cáu gắt, hờn dỗi. Việc dạy con đã khó, để sửa chữa cho bé các lỗi có thể gọi là cố hữu này lại càng khó hơn và cần những bí quyết dạy dỗ, phương pháp dạy phù hợp với từng bé.
Việc bé nói ngọng không chỉ tự do bản thân bé mà nhiều khi còn do người lớn không chú ý trong quá trình nói chuyện với bé, nói không chuẩn khiến bé học theo và cứ thế hình thành cho mình cách nói.
Vì thế cha mẹ không chỉ cần chú ý trong việc giao tiếp với trẻ mà còn cần dành thời gian vui chơi và luyện tập các trò chơi ngôn ngữ như xếp hình chữ cái, ghép chữ và đọc... với các bộ chữ nhiều màu sắc, hình ngộ nghĩnh. Với các hoạt động đó, cha mẹ không chỉ giúp trẻ tiếp thu đúng cách đọc, cách nói mà đồng thời để trẻ luyện tập luôn qua việc nói chuyện, trao đổi... Hãy nâng dần cấp độ khó của các trò choi để giúp bé tăng khả năng đọc và nói.
Khi bé nói sai, cha mẹ cần đọc lại và để bé lặp lại từ đó cho đến khi đúng và chuẩn. Có thể để bé luyện phát âm qua các bài hát. Như vậy bé sẽ vừa học vừa chơi và không cảm thấy khó chịu. Luyện tập cho bé phát âm tròn vành rõ chữ từ những từ ngữ đơn giản nhất như gọi bố, mẹ, ông, bà... Cha mẹ và người lớn cần tuyệt đối nhại lại giọng của bé, điều đó sẽ làm bé quen với các phát âm sai và rất khó để sửa chữa.
(Người lớn tránh nhại giọng bé để bé phát âm sai)
Để chữa tật nói ngọng cho con một cách hiệu quả, bạn phải hiểu được nguyên nhân và động viên con bình tĩnh khi nói chuyện. Đặc biệt trong khi trao đổi với bé, bạn cần kiên nhẫn lắng nghe bé nhiều hơn, không cắt ngang lời bé. Việc cắt ngang như vậy sẽ khiến bé bị hụt và dễ nói lắp, nói líu và nói ngọng.Việc chữa nói ngọng cho bé không thể vội vàng và cần sự kiên trì, nhẹ nhàng. Cha mẹ hãy chú ý tới các nguyên tắc sau trong việc chữa tật nói ngọng cho bé:
Khi bé đang nói, đang trao đổi một vấn đề gì đó và bị ngọng, bạn cần bình tĩnh dừng bé lại và sửa cho bé một cách từ tốn. Tránh làm bé hoảng hốt để bé không hấp tấp và phạm sai lầm.
Trò chuyện hàng ngày sẽ khiến con cải thiện và tăng nhanh chóng vốn từ vựng.
Kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng, yêu cầu trẻ nói chậm và hỗ trợ trẻ bằng các bài tập cơ bản.
Các bài tập luyện đọc cho bé phải ngắn. Bởi trẻ bị giới hạn sự tập trung, bài tập dài sẽ làm trẻ chán và mệt. Do vậy, cha mẹ chỉ nên duy trì đều đặn các bài tập cho bé từ 2 – 3 phút, mỗi ngày có thể nhiều lần.
Các bé khi nói ngọng sẽ không tự ý thức được về việc mình nói sai. Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn và luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là phát âm đúng và phát âm sai.
Việc nhại lại giọng của bé hoặc hùa vào trêu cười các câu nói sai, nói ngọng của bé sẽ khiến bé không làm chủ được bản thân và khó sửa sai. Sự nghiêm túc và kiên trì, động viên và khuyến khích của cha mẹ và người lớn sẽ giúp bé có động lực và thích thú luyện nói đúng hơn.
Cha mẹ nên làm mẫu để cho bé luyện tập khi bé nói sai một từ nào đó. Cần hỗ trợ bé mọi lúc mọi nơi để bé ý thức được việc mình cần phải phát âm chuẩn quan trọng và cần thiết như thế nào. Cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con tối đa.
Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con khi giáo viên hướng dẫn mới có thể tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Ngọng là một khuyết tật ngôn ngữ hoàn toàn có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường. Đặc biệt các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1, có rất nhiều lo ngại như làm sao để trẻ tập trung trong giờ ăn và ngủ trưa? làm sao để trẻ hình thành những thói quen tốt khi bước vào môi trường mới....? Tất cả những băn khoăn đó, các quý phụ huynh đều có thể chia sẻ thông qua diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ, cùng nhau tìm ra phương pháp nuôi dạy con toàn diện.