Nếu con bạn lên 7 tuổi mà vẫn nói ngọng thì cần có
cô giáo nghiêm nghị, phát âm chuẩn (có thể chị lớn của cháu hay giáo viên sư phạm)
giúp đỡ trẻ đều đặn vì nói ngọng là một thói quen xấu khó bỏ khi trẻ lớn lên. Bạn
có thể tham khảo một số cách dưới đây giúp trẻ tránh tật nói ngọng:
- Chú ý nhắc nhở trẻ sửa những âm sai và làm điều đó
hằng ngày.
- Hãy chữa trị bất kỳ vấn đề gì vè dị ứng, lạnh hay
viêm xoang để trẻ có thể thở được khi ngậm miệng và thở bằng mũi. Nếu thở khi
miệng mở sẽ làm cho lưỡi dẹp xuống và thò ra. Tư thế của lưỡi khi bị nghẹt mũi
cũng như vậy. Nghẹt mũi cũng là một nguyên
nhân gây nói ngọng.
- Đừng để trẻ cho tay vào miệng vì ngậm tay cũng góp
phần tạo nên tật nói ngọng, mặc dù để trẻ từ bỏ thói quen này thật không dễ
dàng chút nào. Hãy đưa cho trẻ món đồ chơi ưa thích khi chúng chuẩn bị cho tay
vào miệng.
- Cho trẻ uống nước và các đồ uống khác bằng ống hút
vì như vậy trẻ sẽ dùng môi thay vì dồn áp lực vào răng. Phương pháp này thúc đẩy
khả năng điều khiển tiếng nói. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển
ngôn ngữ.
- Khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động điều
khiển tiếng nói. Chẳng hạn như tập cho trẻ huýt sáo. Đây là bài tập tốt giúp trẻ
điều khiển luồng hơi trong miệng tốt hơn, làm môi dài ra và kiểm soát được cơ
miệng, giúp đẩy lùi lưỡi về phía sau.
- Thổi bong bóng cũng là một trò chơi giúp luyện cơ
miệng tốt hơn.
- Cho trẻ đứng trước gương khi cháu phát âm để có thể
quan sát miệng, răng và lưỡi của mình.
Ngôn ngữ có những mối liên hệ nhất định đối với việc
hình thành và hoàn thiện trí tuệ của trẻ. Hãy giúp đỡ trẻ nếu trẻ gặp những rắc
rối về ngôn ngữ để khi đến tuổi đến trường, trẻ sẽ không phải đối mặt với những
vấn đề trong tư duy và giao tiếp với bạn bè cũng trang lứa.
Nếu tất cả những cố gắng trên không làm trẻ tiến bộ
hơn thì bạn có thể hỏi bác sĩ hay nha si của trẻ để kiểm tra hàm, họng hay răng
của trẻ.
(Theo
Tạp chí mẹ và bé)