Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
10 kinh nghiệm cho những người mới vào nghề biên tập viên nội dung

10 kinh nghiệm cho những người mới vào nghề biên tập viên nội dung

Ngày đăng: 12/01/2017 (Lượt xem: 3555)
Khởi đầu một công việc bao giờ cũng khó khăn và việc tìm ra bí quyết khắc phục những khó khăn ấy là điều thực sự cần thiết. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích cho người mới bắt đầu vào nghề biên tập.

, biên tập,biên tập viên,kinh nghiệm,người mới vào nghề

1. Học viết thông cáo báo chí

Thông cáo báo chí là văn bản gián tiếp giữa cơ quan, tổ chức doanh nghiệp với báo chí. Việc viết chuẩn xác một bản thông cáo báo chí thuyết phục biên tập cơ quan báo là một kỹ năng cần học hỏi và chuẩn xác về ngôn từ, văn phong, mục đích. Để có một bản thông cáo báo chí tốt hẳn khó khăn với những người mới bắt đầu làm biên tập. Vì vậy, việc trau dồi kỹ năng, học cách viết chuẩn xác thông cáo báo chí chuẩn là thực sự cần thiết và bắt buộc với mọi biên tập.

2. Học photoshop căn bản

Một bài viết hoàn chỉnh thì không chỉ nội dung mà hình ảnh cũng cần có chất lượng để đến với công chúng. Biết những thủ thuật photoshop căn bản mang lại những lợi thế nhất định trong việc đánh giá cao kỹ năng và công việc của người biên tập. Kỹ năng photoshop căn bản không đòi hỏi nhiều, chỉ là việc điều chỉnh ánh sáng, kích thước chuẩn và căn chỉnh hình ảnh đúng lề,.. Chỉ như vậy, doanh nghiệp mới thực sự chuyên nghiệp trong mắt công chúng tiếp nhận văn bản chuyên nghiệp.

3. Đọc nhiều văn bản, báo chí, thông tin liên quan và phân tích

Để viết tốt thì cần chăm đọc và tư duy phân tích về cách viết văn bản mà ta đang tiếp nhận. Chỉ khi biết phân tích nhìn nhận đúng sai bài viết thì biên tập mới dần nâng cao kỹ năng viết bài, tổng hợp và sắc sảo hơn. Việc học là việc không bao giờ ngừng nghỉ nên chẩng ai có thể tự nhận mình đã đạt đến trình độ bậc thầy  ngôn ngữ.

4. Lưu giữ thông tin của những người liên lạc: biên tập, phóng viên,..

Muốn phát triển bản thân thì cần học hỏi và theo học những người hơn mình. Vì vậy, trong sổ tay ghi chép luôn lưu giữ thông tin của những người có chuyên môn giỏi là điều cần thiết. Hãy theo dõi thông tin về họ, trạng thái và kiến thức mà họ cập nhật lên mạng xã hội để học hỏi từng ngày và để không chậm tiến trong xã hội.

5. Phân tích và ghi chú thế mạnh của từng mặt báo, phong cách báo

Các biên tập viên thường làm việc với các báo để đăng tải các bài viết PR, quảng cáo của tổ chức, doanh nghiệp hay khách hàng. Thế nhưng, không phải báo nào cũng như nhau mà từng loại báo lại có những đặc thù riêng về thế mạnh. Có báo mạnh về điều tra, báo mạnh về phóng sự, báo chuyên về tin nóng, báo chuyên về sức khỏe gia đình,... Nắm bắt được đặc thù riêng của từng loại báo sẽ giúp biên tập làm việc hiệu quả hơn.

6. Tìm hiểu kỹ các thể loại báo chí và phong cách viết

Khi viết một thông cáo báo chí, bài báo,.. gửi đi đồng loạt các báo là người biên tập đó đã thất bại luôn trong việc trình bày thông tin, mất điểm doanh nghiệp tổ chức trước báo chí. Mỗi một tờ báo có những phong cách khác nhau nên việc tìm hiểu phong cách viết của tờ báo để điều chỉnh phù hợp là con đường giúp biên tập viên đến gần hơn với báo chí và công chúng.

7. Hiểu rõ loại hình hoạt động của công ty đang làm việc và nắm giữ thông tin

Điều này là tất nhiên đối với bất cứ nhân viên nào trong tổ chức nhưng không phải ai cũng nắm giữ và hiểu được điều đó. Chỉ khi hiểu thực sự sâu về công ty tổ chức thì biên tập mới viết sâu và thấm đến từng câu chữ, bài viết, hình ảnh.. Hiểu về công việc cần làm, hiểu văn phong viết của công ty,.. 

8. Học viết, đọc hàng ngày

Muốn giỏi một điều gì đó thì phải học hỏi và luyện tập hàng ngày. Đó là nguyên tắc căn bản của bất cứ nghề nghiệp nào. Đọc và đọc, viết và viết,..luyện tập đi luyện tập lại hàng ngày để việc học thấm vào kỹ năng thông thường tự nhiên của bản thân. Chỉ khi bản thân tự nhận thức được mình còn yếu kém về khả năng và không ngừng học hỏi khắc phục nó thì bản thân mới phát triển được.

9. Không ngừng tìm hiểu, đọc thông tin để nâng cao kỹ năng

Kỹ năng ở đây là kỹ năng đọc, viết, tìm hiểu thông tin, phân tích, tổng hợp,.. Không phải ngẫu nhiên mà những kỹ năng này lại tự nhiên có, kỹ năng này cần rèn giũa, học hỏi thông qua việc tìm hiểu tư liệu, học từ người khác cách nâng cao kỹ năng.

10. Học kỹ năng chụp ảnh, giao tiếp, thiết kế, đàm phán, phỏng vấn, thuyết trình... có liên quan công việc

Biên tập viên là một nghề đa nhiệm vụ. Bạn không chỉ mỗi việc biết viết là ổn, bạn cần có những kỹ năng tố chất như đàm phán, giao tiếp, phỏng vấn, chụp ảnh,...Đây là những nhiệm vụ "đa nhiệm" và cần một người chăm chỉ, khéo léo, không ngừng trau dồi nâng cao bản thân mới có thể là một biên tập viên giỏi.

Ngọc Phượng - Theo: OhayTV