Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
TẠI SAO BIÊN TẬP VIÊN LẠI LÀ MỘT NGHỀ "HOT"

TẠI SAO BIÊN TẬP VIÊN LẠI LÀ MỘT NGHỀ "HOT"

Ngày đăng: 13/02/2020 (Lượt xem: 2316)
Biên tập viên truyền hình (hay TV editor) làm việc trong môi trường năng động, nhịp độ nhanh và đầy căng thẳng. Biên tập viên truyền hình thường làm việc cho các trạm liên kết mạng quốc gia, công ty quảng cáo, mạng cáp & truyền hình lớn và các đài truyền hình độc lập. Mặc dù ngành biên tập viên đang rất hot nhưng không phải ai cũng biết công việc và kỹ năng cần có của biên tập viên truyền hình là gì
Biên tập viên – Họ là ai?





Biên tập là quá trình lựa chọn và chuẩn bị các phương tiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh và phim được sử dụng để truyền tải thông tin. Quá trình biên tập có thể bao gồm chỉnh sửa, cô đọng nội dung, sắp xếp, và nhiều sửa đổi khác được thực hiện với ý định tạo ra một công việc chính xác, nhất quán, chính xác và đầy đủ.



 


Người biên tập viên đọc lại, suy nghĩ, làm cho các tác phẩm đến với công chúng dễ dàng hơn. Họ có mặt ở mọi nơi: trong các tờ báo ngày, báo tuần, các nhà xuất bản, tại đài truyền thanh, đài truyền hình, công ty giao tế nhân sự và quảng cáo. Tại các nước phát triển, họ còn hiện diện trong các cơ quan chính phủ, trường học và doanh nghiệp bình thường. Hiện nay, có cả người biên tập thông tin cho các trang Web. Như vậy, ta có thể thấy triển vọng nghề biên tập viên là không hề nhỏ.

 Biên tập viên làm việc ở đâu?
 
  • Làm việc tại các toà soạn báo, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản
Chiếm số lượng đông đảo và phong phú nhất vẫn là những biên tập viên hoạt động trong các toà soạn báo in, đài phát thanh, đài truyền hình và toà soạn báo Internet. Trong từng toà soạn, đài truyền hình, tùy thuộc vào mục đích, tôn chỉ, đối tượng khán giả, độc giả mà biên tập viên được phân công cụ thể về các ban, tiểu ban như ban Nội chính, Khoa học – Giáo dục, Văn hoá- Xã hội, Kinh tế, Quốc tế…
  • Làm việc trong lĩnh vực chỉ đạo hoặc quản lý Nhà nước về báo chí
Trong lĩnh vực này, tuỳ vào khả năng, điều kiện và kinh nghiệm công tác, bạn có thể làm việc tại:
– Vụ báo chí (Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương).
– Cục báo chí (Bộ Văn hoá- Thông tin)
– Các sở văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố…
  • Làm việc trong các phòng Thông tin – Báo chí của các cơ quan, các Bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức chính trị- xã hội, các công ty truyền thông, các doanh nghiệp…
– Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo báo chí ở các trường đại học, viện nghiên cứu có ngành báo chí.
– Làm việc trong các tổ chức quốc tế, tùy viên báo chí các Đại sự quán trong và ngoài nước.
 

 



Bạn cần tố chất gì để trở thành một biên tập viên?

 
 


 
Chúng ta vẫn cứ nghĩ việc quan trọng nhất của người biên tập là biên tập câu chữ chuẩn xác, chọn lựa số liệu cẩn thận. Điều đó luôn đúng và luôn cần. Nhưng chỉ khô khan như vậy thì đó chưa hẳn là một biên tập viên đúng nghĩa. Mỗi tác phẩm cần phải đảm bảo cả về tư tưởng lẫn kiến thức, hơn thế, người biên tập cần truyền đến người đọc, người nghe, người xem cái hồn của tác phẩm. 
 
Để bảo đảm tác phẩm chính xác về quan điểm, lập trường tư tưởng, để giúp bản thảo phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế; đảm bảo an ninh quốc gia; phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo lý, thẩm mỹ của dân tộc; chống xu hướng lai căng, vọng ngoại… người biên tập phải có bản lĩnh chính trị nhất định, phải am hiểu quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, nắm vững Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; Phải theo dõi chặt chẽ, nắm chắc diễn biến của tình hình chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới, nhất là dòng chủ lưu thời sự; phải biết phối kiểm thông tin; biết kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên khi cần. Nói cách khác, người biên tập phải có sự nhạy cảm của một nhà chính trị.
 
Để tác phẩm đạt chất lượng cả về nội dung và hình thức, người biên tập cần phải có năng lực xử lý kết cấu, văn phong, kinh nghiệm và kỹ năng thẩm định. Lao động biên tập – vì thế – là công việc không hề đơn giản! Vì vậy, lời khuyên cho những bạn trẻ muốn theo nghề này là hãy đi và viết thật nhiều để trao dồi kinh nghiệm bởi lẽ nếu không phải là người biết khai thác chi tiết nhiều khía cạnh trong cuộc sống, thì khó có thể làm được công việc của người biên tập đúng nghĩa.