Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Trụ Ở Một Công Ty Bao Nhiêu Lâu Là Đủ?

Trụ Ở Một Công Ty Bao Nhiêu Lâu Là Đủ?

Ngày đăng: 20/06/2017 (Lượt xem: 1056)
Nên đi hay nên ở? Câu trả lời tùy thuộc vào việc bạn nên ở lại bao lâu nữa trước khi bạn nhảy sang một cơ hội tốt hơn. Một số người nói rằng tám tháng là đủ trong khi một số người khác nhất định cho rằng bạn nên ở lại ít nhất 18, 48 hay thậm chí 72 tháng để chứng minh giá trị của mình.
  • Chúng tôi đã tìm đến trang hỏi đáp Quora để tìm câu trả lời cho câu hỏi ‘chúng ta nên trụ lại với công việc trong bao lâu’. Dưới đây là một số câu trả lời:

    Đặt nền móng

    Suy cho cùng, bạn trụ lại với công việc bao lâu tùy thuộc vào các mục tiêu công việc của bạn và bị chi phối bởi hai nhân tố: bạn học được bao nhiêu và công việc đem lại lợi ích gì cho sự nghiệp của bạn, theo ông Michael Church.

    Church đề xuất bạn tính theo tháng. Cụ thể là bạn xem xét các khoảng thời gian tám, 18, 48 và 72 tháng. “Dưới tám tháng sẽ được cho là kinh khủng trừ phi bạn đưa ra được lý do khách quan,” Church viết. “Nó cho thấy bạn không qua được khoảng thời gian thử thách sáu tháng hay vòng đánh giá khả năng đầu tiên.”

    “18 tháng là khoảng thời gian ít nhất có thể chấp nhận được,” Church viết tiếp, “Nó cho thấy bạn qua được ít nhất một chu kỳ đánh giá năng lực.”

    “Bốn năm (48 tháng) làm việc tức là bạn được ‘tin tưởng hoàn toàn’ với công việc trừ phi có điều gì đó cho thấy rõ bạn không đủ năng lực,” ông viết thêm.

    “Nếu phạm vi thành tích trong công việc của bạn ngày càng tăng và ít nhất bạn có một lần thay đổi chức vụ thì công việc của bạn đang tiến triển tốt. Còn nếu như bạn không được cất nhắc và trách nhiệm công việc của bạn không có gì là mở rộng ra thì mọi thứ vẫn ổn đối với bạn nhưng bạn phải tính đến việc ra đi trong vòng hai năm tới.”

    “Sáu năm, tức 72 tháng, là lúc bạn cảm thấy ức chế nếu bạn vẫn chưa được cất nhắc hay được giao nhiều trách nhiệm hơn... Nếu bạn đã làm việc sáu năm mà không hề được cất nhắc rõ ràng thì điều này có nghĩa là bạn không có tham vọng và hoàn toàn tầm thường, tuy nhiên nếu bạn không thể giữ được công việc thì nó cũng không phải là điều quá khủng khiếp," Church bình luận. “Còn nếu bạn được thăng tiến thì sẽ không có giới hạn thời gian bạn sẽ gắn bó với công việc trong bao lâu.”

    Yếu tố ổn định

    Tuy nhiên, cần phải xem xét yếu tố về sự ổn định. “Một người bình thường cần có hai năm để học được tất cả mọi thứ về một vị trí nào đó trong một công việc văn phòng đòi hỏi cao. Nếu bạn rất giỏi bạn sẽ được đề bạt... còn nếu bạn chưa được thăng chức thì bạn chỉ nên ra đi nếu bạn không thích công việc hay bạn có được một cơ hội ngàn năm có một,” ông Teodor Dumitrescu phân tích.

    Và nếu bạn nhảy việc quá nhiều trong khoảng thời gian quá ngắn có thể khiến cho các nhà tuyển dụng chau mày. “Đối với các giám đốc điều hành hay giám đốc tuyển dụng thì việc thấy ai đó nhảy qua ba việc trong vòng bốn năm hay đại loại như thế là rất đáng quan ngại,” ông Matt Mickiewicz viết. “Hoặc là bạn rất chóng chán và bị sa thải vì làm việc tệ, hoặc là bạn không gắn bó với công ty và sẵn sàng nhảy việc mà chỉ báo trước trong thời gian ngắn. Điều này hết sức gây gián đoạn đến năng suất làm việc và văn hóa của công ty, nhất là đối với những công ty có quy mô nhỏ.”

    Quy tắc không phải lúc nào cũng đúng

    Các quyết định tuyển dụng đều chủ quan và một số quy tắc ra đời là để bị phá vỡ. Jeff Ronne nhớ lại việc một cựu quản lý xem xét hai hồ sơ. Cả hai ứng viên, ông viết, đều có tám năm kinh nghiệm làm việc và đều có nền tảng học vấn như nhau. Một người có bốn công việc, mỗi công việc kéo dài hai năm còn người kia đã kinh qua hai công việc, mỗi việc làm trong bốn năm. Ứng viên nào tốt hơn?

    “Người quản lý kia nghĩ rằng người đã từng trải qua hai công ty là ứng viên tốt nhưng ông lại thích kinh nghiệm làm việc đa dạng của ứng viên đã nhảy việc bốn lần,” Ronne viết. “Nhiều công việc hơn cho thấy sự linh hoạt, sự thích nghi và khả năng đa dạng. Do đó nếu bạn làm việc cho một công ty quá lâu thì hãy đảm bảo rằng bạn đạt được cái gì đó có ý nghĩa và sau đó hãy đảm nhận những thách thức mới.”

    Nghe theo tiếng gọi con tim

    Cuối cùng thì thời gian làm việc bao lâu cho một công ty là đủ cũng không phải là vấn đề nếu bạn phải làm công việc mà bạn không yêu thích, Stefan Von Imhof nói.

    “Nếu anh không thích công việc mình đang làm thì anh nên ra đi. Chấm hết,” Von Imhof viết. “Cố gắng xác định khoảng thời gian tối thiểu để gắn bó với một công việc là vô lý. Có một số ý kiến trên trang Quora này muốn đặt ra những quy tắc phức tạp về việc khi nào thích hợp để nghỉ việc. Đó toàn là nói sàm. Đó là cuộc đời của bạn và bạn không phải tuân theo quy tắc do ai đó đặt ra mà phải là quy tắc của chính bạn... Nếu một công việc không thích hợp đối với bạn thì bạn hãy ra đi bất cứ khi nào bạn muốn. Hãy tin tưởng hoàn toàn vào quyết định của bạn.”

    “Nếu một nhà tuyển dụng nào đó hỏi bạn tại sao bạn lại nghỉ việc chỉ sau hai năm, hai tháng hoặc thậm chí hai ngày thì hãy nói cho họ biết... sự thật,” ông Von Imhof nói tiếp. “Hãy nói với họ bạn đang tìm kiếm điều gì. Hãy nói với họ công việc trước đây kinh khủng như thế nào đối với bạn, bạn đã học được điều gì và lý do gì khiến công việc mới này khác biệt. Hãy mạnh mẽ lên. Hãy tự tin.”

    Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Capital.

    Theo BBC