Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Học Tập Văn Hóa Doanh Nghiệp Của 8 Công Ty Lớn

Học Tập Văn Hóa Doanh Nghiệp Của 8 Công Ty Lớn

Ngày đăng: 02/03/2020 (Lượt xem: 2426)
Xây dựng văn hóa công ty là một trong những nỗ lực quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào – và đồng thời cũng là chìa khóa để tuyển dụng và duy trì một đội ngũ gắn bó với năng suất cao.
1. Văn hóa của công ty Zappos

Zappos là thương hiệu thương mại điện tử bán giày dép online lớn nhất thế giới. Vậy văn hóa của công ty này trông thế nào?

 

Nó bắt đầu từ chính những buổi phỏng vấn đầu tiên, tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty là tiêu chí quan trọng, chiếm tới hơn 50% số điểm của ứng viên. Zappos đưa ra 10 giá trị cốt lỗi cho từng thành viên trong công ty của họ:
- Cung cấp dịch vụ tuyệt vời
- Nắm bắt và sẵn sàng thay đổi
- Tạo sự vui vẻ và hơi “dị biệt”
- Phiêu lưu, sáng tạo, cầu tiến
- Theo đuổi mục tiêu phát triển và học hỏi
- Xây dựng mối quan hệ thành thực
- Xây dựng tinh thần tích cực trong nhóm
- Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn
- Giữ đam mê
- Luôn khiếm tốn

Nhân viên sẽ vượt qua những bài kiểm tra kỹ năng và thể hiện năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp. Môi trường làm việc tốt, đem lại nhiều lợi ích cho nhân viên, luôn làm họ thỏa mãn và hạnh phúc là cách tiếp cận của Zappos trong quá trình xây dựng văn hóa công ty. Khi bạn có văn hóa công ty tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và thương hiệu tốt sẽ tự đến.

Bài học: Zappos tuyển nhân viên dựa vào tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty. Tạo ra những quy chuẩn trong công ty, sau đó tìm kiếm những ứng viên phù hợp chính là tôn chỉ của Zappos.


2. Văn hóa doanh nghiệp của Southwest Airlines

Ngành công nghiệp hàng không thông thường bị đánh giá là có đội ngũ nhân viên cộc cằn và dịch vụ chăm sóc khách hàng tệ hại, nhưng Southwest Airlines lại làm được điều hoàn toàn ngược lại. Những khách hàng trung thành của hãng hàng không này thường nhận xét rằng nhân viên rất thân thiện và cởi mở, luôn sẵn lòng giúp đỡ và giải quyết bất cứ vấn đề gì của khách hàng.

 

Văn hóa này không phải là thứ gì đó mới mẻ. Công ty đã hoạt động được hơn 43 năm. Tuy vậy ở một góc độ nào đó, công ty đã truyền những tầm nhìn và mục tiêu vào nhân viên của họ, để họ hiểu được giá trị họ mang lại cho khách hàng. Southwest cho phép các nhân viên quyền được làm mọi thứ để khách hàng cảm thấy hạnh phúc, để đạt được chiến lược văn hóa của công ty.

Bài học: Các công ty nền truyền đạt tầm nhìn và những giá trị công ty mang lại cho khách hàng để mọi nhân viên hiểu được.


3. Văn hóa doanh nghiệp của Twitter

Nhân viên của Twitter luôn là những người không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời của công ty họ. Những cuộc họp tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện, môi trường giúp đỡ nhau, đặc biệt mỗi cá nhân trong công ty đều cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn phát triển chung.

 

Nhưng nhân viên của Twitter ở trụ sợ chính tại San Francisco còn được cung cấp các bữa ăn miễn phí, các lớp dạy yoga, và các kì nghỉ không giới hạn. Và điều tuyệt vời nhất ở Twitter là các nhân viên cảm giác rằng họ đang làm việc với những người thông minh

Bài học: Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở là nền tảng cho văn hóa công ty vững chắc.


4. Văn hóa công ty của Chevron

 
Chevron là công ty nổi tiếng bởi văn hóa giúp đỡ. Nhân viên luôn đề cao Chevron bởi ở đó họ được tận tình chỉ bảo và hướng dẫn. Chevron thể hiện sự quan tâm của mình tới nhân viên bằng việc cung cấp trung tâm fitness tại ngay trụ sở công ty và có thẻ thành viên lâu dài. Đồng thời là các chương trình về sức khỏe như massage, huấn luyện cá nhân. Chevron xây dựng những giờ giải lao ngắn trong quá trình làm việc. Những hành động đó của Chevron khiến cho nhân viên cảm thấy được quan tâm và có giá trị.
 

Bài học: Văn hóa công ty không cần thiết phải có bàn bóng bàn hay bia miễn phí. Đơn giản chỉ cần cung cấp cho nhân viên những tiện ích về sức khỏe, và sự giúp đỡ nhiệt tình lẫn nhau.


5. Văn hóa doanh nghiệp của SquareSpace

Startup thành công này thường xuyên nằm trong danh sách những nơi đáng để làm việc nhất tại thành phố New York. Văn hóa của công ty chính là “phẳng, mở, và sáng tạo”. Phẳng ở đây là hầu như không có hoặc rất ít các tầng chỉ đạo giữa nhân viên và quản lý. Cách tiếp cận này khá phổ biến ở trong giới startup, và có thể khó khăn hơn để duy trì tốt nếu công ty phát triển lớn hơn.

 

SquareSpace cũng cung cấp nhiều lợi ích lớn cho nhân viên của họ, 100% bảo hiểm sức khỏe loại tốt, các kì nghỉ trong năm, văn phòng làm việc đẹp, các bữa ăn khác nhau, nhà bếp, bữa tiệc hàng tháng, khu vực nghỉ ngơi, và các giảng viên đào tạo. Những lợi ích thiết thực như vậy chính là văn hóa mà SquareSpace nhắm tới, đảm bảo cho nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất.

Bài học: Nhân viên có thể thấy rằng lời nói của họ có trọng lượng nếu không bị quản lý bởi quá nhiều các tầng lãnh đạo. Sự tự do này cho phép nhân viên của SquareSpace có khả năng độc lập tư duy và sáng tạo nhiều hơn.


6. Văn hóa doanh nghiệp của Google

Sẽ là sai lầm nếu nhắc đến văn hóa công ty mà không có cái tên Google. Văn hóa công ty của Google đã vô cùng nổi tiếng trong nhiều năm trở lại đây. Những bữa ăn miễn phí, kì nghỉ, tiệc tùng cho nhân viên, hoa hồng tài chính, những buổi thuyết trình bởi lãnh đạo, phòng gym, cho phép mang theo chó vào văn phòng,…. và rất nhiều điều tuyệt vời khác. Những nhân viên của Google được biết tới như những người tài năng và xuất chúng nhất thế giới.

 

Do Google ngày càng phát triển, và công ty này đã mở rộng nhiều văn phòng chi nhánh tại nhiều quốc gia, việc giữ vững văn hóa này như tại trụ sở chính trở nên khó khăn hơn. Công ty càng lớn, văn hóa này càng phải thay đổi đề phù hợp với nhân viên bản địa và khả năng quản lý. Tuy vậy, Google vẫn gặp một số phản hồi từ nhân viên rằng họ bị stress do làm việc trong môi trường quá cạnh tranh, và văn hóa công ty chưa giúp họ có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bài học: Kể cả những văn hóa tốt nhất cũng có thể thay đổi để đáp ứng được lợi ích phát triển của toàn công ty. Văn hóa công ty thành công sẽ giúp doanh nghiệp đó thành công.


7. Văn hóa doanh nghiệp của Facebook

Cũng giống như Google, Facebook là công ty đã phát triển với một văn hóa công ty độc nhất. Facebook cũng giống như nhiều công ty khác, cung cấp đồ ăn, lợi ích cá nhân, không gian làm việc mở, giặt là tại văn phòng, các cuộc đối thoại bàn luận trực tiếp, môi trường cạnh tranh giúp nhân viên học hỏi và phát triển. Song, Facebook cũng vướng vào những vấn đề tương tự: Môi trường cạnh tranh sẽ dẫn đến stress, thêm đó, dường như một cấu trúc của tổ chức thiên về tự do, thân thiện với môi trường sẽ thành công ở các doanh nghiệp nhỏ hơn so với doanh nghiệp lớn.

 

Để đối mặt với thách thức này, Facebook đã xây dựng nhiều phòng hội thảo, nhiều tòa nhà riêng biệt, hàng loạt các khu vực ngoài trời vào giờ nghỉ, và lãnh đảo ( kể cả CEO Mark Zuckerberg) đều làm việc trong một văn phòng mở cùng các nhân viên. Mô hình văn hóa phẳng này đã tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh.

Bài học: Môi trường cạnh tranh sẽ có cả 2 mặt tốt và xấu. Giải quyết được điểm xấu sẽ giúp doanh nghiệp bạn phát triển.


8. Văn hóa công ty của Adobe

 
Adobe là công ty có văn hóa tạo ra những thách thức cho nhân viên của họ bằng các dự án khó, sau đó cung cấp những hỗ trợ cần thiết để giúp nhân viên hoàn thành chúng. Cung cấp cả những lợi ích lớn như đa số các công ty khác, Adobe còn tập trung vào việc tránh phương pháp quản lý nhỏ lẻ, chi tiết để giúp nhân viên có niềm tin rằng họ sẽ làm tốt nhất khả năng của mình.
 

 
Sản phẩm của Adobe là thiên về sáng tạo, và chỉ khi họ tránh được kiểu quản lý quá chi tiết, theo sát liên tục nhân viên bằng chỉ số đánh giá, KPIs, thì họ mới cảm thấy tự do và tạo ra những sản phẩm tốt. Adobe không sử dụng các thang điểm để đánh giá năng lực của nhân viên.

Người quản lý sẽ đóng vai trò làm người hỗ trợ, cho phép nhân viên đặt ra các mục tiêu và đảm bảo rằng họ sẽ đạt được các mục tiêu đó. Nhân viên cũng được phép mua hoặc tặng thưởng cổ phần của công ty. Các khóa đào tạo được tổ chức để giúp họ có thêm các kỹ năng phát triển cần thiết.

Bài học: Đặt niềm tin vào các nhân viên là một văn hóa tốt đẹp giúp công ty phát triển trong dài hạn, bởi vì niềm tin sẽ tạo ra những con người có khả năng độc lập và tự chủ.


Tổng kết về văn hóa doanh nghiệp

Rất nhiều các công ty cung cấp các lợi ích giống nhau khi bạn làm thành viên trong đó. Tuy vậy vẫn sẽ tồn tại những điểm khác biệt lớn trong cách vận hành, có hoặc không phù hợp với bạn.
Những văn hóa công ty tốt nhất là giúp nhân viên cảm thấy an toàn và được chào đón, không phải là nơi tạo ra những cảm giác không thoải mái khi làm việc.


 
Nguồn : Theo uplevo.com