Một người có ảnh hưởng trên LinkedIn Bernard Marr đã đăng bài báo này trên LinkedIn.
Bạn có biết rằng nói trước công chúng được đánh giá là một trong những thứ chúng ta sợ làm không ?
Trong khi đứng trên bục để nói trước khán giả chắn chắc sẽ gây căng thẳng, nhiều người lại thấy sợ nói chuyện mặt đối mặt với một người khác.
Có thể đó là CEO của công ty bạn, một đồng nghiệp mới, một anh chàng đưa thư, một cô bạn từ phòng IT, hay một người lạ trên đường. Dù bạn nói chuyện với ai, sẽ có cách để bắt đầu câu chuyện. Và tin tốt là nó rất dễ để luyện tập.
Hãy thử những cách bắt đầu cuộc tán gẫu dưới đây để nói chuyện với bất cứ ai:
1. Bỏ qua những câu chuyện nhỏ
Thời tiết hôm nay như thế nào nhỉ ? Đội xe đạp thành phố thi đấu như thế nào ?...vv. Đó là những cách khá ngớ ngẩn để bắt đầu câu chuyện. Hãy tránh những chủ đề mệt mỏi. Mỗi tình huống thì khác biệt nên bạn hãy tìm một cách bắt đầu câu chuyện thật độc đáo.
2. Hãy hỏi ý của họ như thế nào ?
Mỗi người đều có ý kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó. Đối với một người bạn chưa biết rõ, bắt đầu với các chủ đề như các món ăn ngon, âm nhạc…vv. “ Anh thích uống café đen hay café sữa ? Chị thích coi phim kinh dị không ? Bạn thích bài hát này không ?”. Tốt nhất là tránh nói tới chủ đề nặng nề như chính trị trừ khi bạn biết rất rõ về người đó.
3. Hỏi họ có lời khuyên hay gợi ý gì cho mình không ?
Đây là cách rất hay khi hỏi ý kiến của họ về những phụ kiện trang phục, ví dụ như “ Cà vạt của anh đẹp ghê, rất hợp với áo ! Anh mua ở đâu vậy ?” hay hỏi về buổi ăn trưa hay ăn sáng của họ, “ Nhìn ngon quá ! Hôm nay chị ăn món gì vậy ? Chị tự nấu hả ?”
4. Hỏi họ một câu hỏi – Chắc chắn họ không phiền trả lời.
Đây là một cách hay để bắt đầu câu chuyện khi bạn biết ngành nghề chuyên môn của họ. Nếu bạn nói chuyện với một anh làm IT ở công ty bạn, bạn có thể hỏi anh ta những câu hỏi như “ Anh làm về phần cứng hay phần mềm ?”. Nhưng tránh yêu cầu họ giải thích những gì quá phức tạp hay chuyên môn; nếu đó thật sự là hướng đi của câu chuyện thì không có vấn đề gì, nhưng nếu hỏi một câu hỏi quá phức tạp sẽ khiến họ cảm thấy bị đòi hỏi quá và không thoải mái khi trả lời.
5. Hãy nói về những chuyện xung quanh bạn.
Dù ban ở đâu, có rất nhiều thứ để bạn có thể nói về nó: Âm nhạc, thức ăn, ánh sáng, khách hàng…vv. Thậm chí khi bạn đi cùng thang máy với ai đó, bạn có thể nói về âm nhạc, tốc độ thang máy, …vv.
6. Hỏi những thứ mới về họ.
Nếu bạn biết một chút về ai đó hoặc nghe về họ qua đồng nghiệp, hãy hỏi họ xem dạo này họ có làm gì mới không ? Ví dụ như “Chị ơi, hôm trước em nghe nói chị đang học khiêu vũ, chị còn học không ?”
7. Hỏi câu hỏi mở nếu thích hợp.
Nếu câu hỏi của bạn là câu hỏi có hay không ( Yes- No question), đừng ngạc nhiên nếu họ chỉ trả lời có hay không. Hãy chuẩn bị những câu hỏi kế tiếp để giữ mạch câu chuyện. Nếu bạn hỏi họ đang ăn món gì, bạn có thể hỏi những câu tiếp theo như “ Món đó nhìn ngon quá, chị biết món đó ăn với nước chấm gì thì ngon không ? Hầu hết những câu hỏi đều có những câu hỏi theo sau, ví dụ như “Tại sao vậy ?” ( chỉ cần đừng lặp lại câu hỏi đó quá nhiều lần như một đứa nhỏ 3 tuổi là được)
8. Hỏi một câu hỏi giả tưởng.
Đó có thể là một trong những cách tuyệt vời để bắt đầu câu chuyện, nhưng chỉ nên hỏi khi có một sự việc gì đó liên quan đang xảy ra để tránh làm cho câu hỏi đó quá ngẫu nhiên. Ví dụ như, “ Hôm qua em mới coi một bộ phim mà con người không phải tuân theo luật pháp trong một ngày. Chị sẽ làm gì nếu không có luật lệ gì trong một ngày ?”
9. Hỏi về con cái, thú cưng hay sở thích của họ.
Mỗi người đều thích nói về những điều quan trọng với họ. Nếu bạn biết sếp bạn thích đánh tennis, hãy hỏi họ khi nào họ sẽ chơi tiếp, chắc chắn sếp bạn sẽ rất thích nói về nó.
Ngọc Phượng - Theo: OhayTV