Bước 1: Luyện cách nói chuyện hài hước trước tiên cần xác định được người nghe
Xác định đúng người nghe, đúng ngữ cảnh, đúng thời điểm là bước đầu tiên để luyện cách nói chuyện hài hước. Hiểu được người nghe là ai, họ thích nói về chủ đề gì, cá tính của họ ra sao, họ thích pha trò hay không.. sẽ giúp bạn khai thác được nhiều khía cạnh để dẫn dắt và biến tấu câu chuyện sang hướng hài hước.
Bước 2: Xác định chủ đề sẽ nói chuyện trước khi bắt đầu
Xác định một vài chủ đề chính mà cả bạn và người nghe đều hiểu rõ, sau đó khai thác hết các câu chuyện xung quanh để mạch dẫn dắt không bị ngắt quãng. Đặc biệt nó sẽ giúp bạn tránh được những câu chuyện nhạt nhẽo hoặc pha trò lệch pha khiến người nghe cảm thấy hời hợt.
Tùy vào nhóm đối tượng của bạn mà bạn nhạy bén lựa chọn chủ đều. Với những người trên tuổi, tránh các chủ đề dung tục hoặc xì teen quá. Với các bạn đồng trang phải lứa, bạn có thể khai thác các trào lưu hót trong giới trẻ, giải trí, troll…vv
Khi nói chuyện, bạn tuyệt đối không đem khiếm khuyết hay nỗi buồn của người khác ra làm trò cười bởi khi đó sẽ khiến họ bị tổn thương và bạn sẽ bị coi là người vô duyên đó nhé.
Bước 3. Sử dụng từ ngữ hài hước là điều cần thiết làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn
Đương nhiên rồi!
Để luyện cách nói chuyện hài hước, bạn cần phải bổ trợ cho vốn từ của mình thêm phong phú hơn. Thông qua các bộ phim hài kịch, các trang giải trí, sách, truyện.
Một số fanpage hoặc facebook trên mạng xã hội là nơi bạn có thể thu thập rất tốt, bạn sẽ học được nhiều cách sử dụng từ ngữ hài hước cũng như lối chơi chữ, nghệ thuật chơi chữ dí dỏm, lối dẫn dắt trào phúng, đôi khi cũng hơi tục tĩu chút xíu nhưng không sao, miễn là biết cách sài đúng lúc thì người nghe sẽ thấy bạn nói chuyện có duyên thôi.
Bước 4. Luyện cách nói chuyện hài hước nhờ ngôn ngữ cơ thể
Phi ngôn ngữ luôn là cách truyền tải đầy ấn tượng.
Bên cạnh lời nói thì ngôn ngữ cơ thể là thứ mà bạn cần nắm bắt thật tốt. Một câu chuyện hài hước sẽ trở nên sống động hơn nếu đi kèm với các hành động, điệu bộ gây cười chẳng hạn như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ tay chân… Nó giúp cho câu chuyện của bạn có hồn hơn, vẻ tếu táo sẽ được bộc lộ ra và dễ làm người nghe buồn cười hơn.
Bước 5. Luyện cách nói chuyện thông qua làm chủ tiết tấu câu
Thay đổi tiết tấu câu chuyện theo đúng mạch dẫn sẽ là cách khiến người nghe chú ý hơn hẳn. Bạn nhất thiết phải luyện được thành thạo bước này. Tránh nói chuyện cà kê khiến người nghe cảm thấy mất hứng thú với câu chuyện của bạn.
Bước 6. Phát âm tròn vành rõ chữ
Người ta chỉ hiểu khi người ta nghe đủ. Vì vậy, việc phát âm tròn vành rõ chữ là rất quan trọng. Câu chuyện hài hước sẽ dễ gây cười hơn nếu không bị ngắt đoạn và người nghe có thể nghe rõ từng lời bạn nói. Phát âm tròn vành rõ chữ, có nhấn có nhá, có nhanh có chậm.
Bước 7. Biết rõ điểm dừng trong câu chuyện
Shakepear, thiên tài nhạc kịch đã từng nói câu: “Sự hài hước càng ngắn gọn bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu”. Tiếng cười càng trở nên vui nhộn và sâu sắc nếu người nói biết dừng đúng lúc.
Vì vậy, bạn cần xác định được điểm dừng vào đúng thời điểm, khiến cho người nghe phải cảm thấy quyến luyến và muốn được trò chuyện với bạn nhiều hơn, thay vì cố gắng nói cho hết sẽ dễ gây ra cảm giác nhàm chán.