Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
NẰM LÒNG QUY TẮC 7C TRONG GIAO TIẾP

NẰM LÒNG QUY TẮC 7C TRONG GIAO TIẾP

Ngày đăng: 17/02/2020 (Lượt xem: 1063)
Chúng ta sử dụng gần như toàn bộ thời gian trong ngày để giao tiếp. Vậy thì, làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một cú hích để tăng năng suất? Đó là lí do tại sao quy tắc 7Cs trong giao tiếp trở nên hữu ích. Quy tắc 7Cs là một danh sách tập hợp những nguyên tắc giúp cho những cuộc họp, email, buổi họp video, báo cáo và bài thuyết trình có một cấu trúc rõ ràng, mạch lạc – nhờ đó mà người nghe có thể tiếp nhận được thông điệp bạn gửi gắm.
Hãy nghĩ về việc trong một ngày, bạn phải giao tiếp với người khác bao nhiêu lần.
Bạn soạn email, điều phối các cuộc họp, tham dự những buổi họp qua video, viết báo cáo, chuẩn bị thuyết trình, tranh luận với đồng nghiệp, v.v và danh sách không chỉ dừng lại ở đó.

Chúng ta sử dụng gần như toàn bộ thời gian trong ngày để giao tiếp. Vậy thì, làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một cú hích để tăng năng suất? Ít ra thì chúng ta phải đảm bảo rằng mình sẽ giao tiếp theo cách rõ ràng và hiệu quả nhất có thể.

Đó là lí do tại sao quy tắc 7Cs trong giao tiếp trở nên hữu ích. Quy tắc 7Cs là một danh sách tập hợp những nguyên tắc giúp cho những cuộc họp, email, buổi họp video, báo cáo và bài thuyết trình có một cấu trúc rõ ràng, mạch lạc – nhờ đó mà người nghe có thể tiếp nhận được thông điệp bạn gửi gắm.





 

Theo quy tắc 7Cs, việc giao tiếp cần:
  1. Clear (Rõ ràng)
  2. Concise (Súc tích)
  3. Concrete (Cụ thể)
  4. Correct (Chính xác)
  5. Coherent (Dễ hiểu)
  6. Complete (Hoàn chỉnh)
  7. Courteous (Lịch sự)
Trong bài viết này, hãy cùng làm rõ hơn mỗi thành phần trong quy tắc 7Cs, và chúng tôi sẽ minh họa mỗi chữ C với một ví dụ tốt và một ví dụ xấu.

1. CLEAR (RÕ RÀNG)
Khi viết thư hay trong khi nói chuyện với một ai đó, hãy luôn rõ ràng về mục đích của câu chuyện hoặc thông điệp mà bạn muốn gửi gắm. Mục đích của bạn khi giao tiếp với người đó là gì? Nếu ngay cả bạn mà cũng không chắc chắn về điều này thì nhiều khả năng, người đối diện cũng sẽ không biết. Để thông điệp được truyền đi một cách rõ ràng, hãy cố gắng giảm thiểu khối lượng thông tin trong mỗi câu nói / lời viết. Đảm bảo rằng mỗi câu bạn nói/viết đủ đơn giản để đối phương có thể hiểu được ý của bạn. Không nên khiến họ phải suy đoán ẩn ý bạn gửi gắm và phải đưa ra giả định về những gì bạn đang muốn nói với họ.

2. CONCISE (SÚC TÍCH)
Để có thể truyền đạt thông tin một cách súc tích, bạn cần phải đi thẳng vào vấn đề và diễn đạt nó một cách ngắn gọn. Người nghe không hề muốn nghe đến 6 câu chỉ để hiểu được một thông tin nào đó mà bạn hoàn toàn có thể gói gọn trong vòng 3 câu.



  • Có những tính từ hay từ đệm (filler words – như “thật đấy”, “À”) nào bạn có thể bỏ đi không? Bạn có thể bỏ những từ như “ví dụ như”, “như anh/chị thấy đấy”, “chắc chắn là”, “kiểu như”, “nghĩa đen là”, “về cơ bản thì”, hay “Ý tôi là”.
  • Có những câu nào không cần thiết hay không?
  • Bạn có nhắc đi nhắc lại ý chính quá nhiều lần, bằng nhiều cách khác nhau không?

3. CONCRETE (CỤ THỂ)
Một thông điệp cụ thể giúp người nghe có thể hình dung rõ ràng những gì bạn đang nói với họ. Bạn cần đưa ra những chi tiết cụ thể (nhưng không phải quá nhiều!) và những dẫn chứng sinh động kèm theo một số điểm nhấn. Khi đó, thông điệp của bạn sẽ trở nên rất rõ ràng.

4. CORRECT (CHÍNH XÁC)
Một thông điệp cần được truyền tải một cách chính xác tới người nhận. Và trong giao tiếp, sự chính xác đồng nghĩa với việc không mắc bất cứ sai sót gì.



  • Những thuật ngữ mang tính kĩ thuật mà bạn sử dụng có phù hợp với học vấn hay kiến thức của người nghe?
  • Bạn đã kiểm tra lỗi ngữ pháp trong bài viết của bạn chưa? Hãy nhớ, tính năng kiểm tra chính tả cũng có thể không kiểm soát được hết.
  • Tất cả những tên riêng và tiêu đề đã viết đúng chính tả chưa?
 
5. COHERENT (DỄ HIỂU)
Truyền đạt dễ hiểu nghĩa là truyền đạt thông tin một cách logic. Tất cả các luận điểm đều được kết nối và có liên quan đến chủ đề chính, và giọng điệu và mạch nội dung cũng phải thống nhất. 

6. COMPLETE (HOÀN CHỈNH)
Với một thông điệp hoàn chỉnh, người nhận có đầy đủ mọi thông tin họ cần được biết và nếu thông tin có thể sử dụng được, họ sẽ có hành động tiếp theo.



  • Thông điệp của bạn đã có “lời kêu gọi hành động” để người nhận biết chính xác bạn muốn họ làm gì chưa?
  • Bạn có đính kèm đầy đủ những thông tin cần thiết – tên, ngày, giờ, địa điểm, v.v không?
 
7. COURTEOUS (LỊCH SỰ)
Giao tiếp lịch sự nghĩa là thân thiện, cởi mở và thành thật. Sẽ không có bất kì sự châm biếm hay giọng điệu “gây hấn ngầm” nào. Hãy luôn đứng ở vị trí của người đọc và hiểu những gì họ mong muốn.

LƯU Ý
Có một vài biến thể của quy tắc 7Cs trong giao tiếp:

  • Credible (Đáng tin) – Thông điệp của bạn có thể hiện được hay làm nổi bật sự đáng tin không? Điều này thực sự quan trọng khi bạn giao tiếp với những người không biết nhiều về bạn
  • Creative (Sáng tạo) – Thông điệp của bạn có được truyền tải một cách sáng tạo không? Truyền đạt thông tin một cách sáng tạo sẽ giúp thu hút người nghe.
 
KẾT LUẬN
Tất cả chúng ta đều phải giao tiếp hàng ngày. Việc giao tiếp tốt hay không ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, sếp, và đồng nghiệp với chúng ta.
Hãy sử dụng quy tắc 7Cs như một checklist cho mọi lúc bạn cần giao tiếp. Bằng cách này, bạn sẽ có thể truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, súc tích, cụ thể, chính xác, dễ hiểu, hoàn chỉnh và lịch sự.




Nguồn : Theo SAGA.VN