Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Thuyết phục chính mình trước khi thuyết phục người khác

Ngày đăng: 07/01/2017 (Lượt xem: 1731)
Bạn có thể nói hay, diễn tốt, ứng biến linh hoạt với các tình huống trong bài thuyết trình của mình; nhưng bí quyết lớn nhất chinh phục được người nghe chính là truyền được cảm xúc, lòng tin và nhiệt huyết về đề tài bạn nói sang cho người nghe. Và đừng bao giờ quên điều này: bạn không thể cho người khác cái mà bạn không có.

Một luật sư anh minh chẳng thể nào bào chữa cho thân chủ của mình thắng được một vụ kiện nếu bản thân anh ta không tin thân chủ của mình là vô tội; chỉ có những người đứng về phía cái ác, cái tiêu cực mới có thể bảo vệ cho những điều xấu xa.

Cũng vậy, bạn khó lòng để ca ngợi một khóa huấn luyện hay đào tạo nào đó là cực kỳ ích lợi, rồi ra sức thuyết phục người khác đăng ký tham gia khi bản thân bạn chẳng có chút lòng tin vào hiệu quả của khóa học đó. Hay bạn sẽ vô phương trong việc thuyết phục người khác tin tưởng và sử dụng một sản phẩm mà bản thân bạn đánh giá sản phẩm ấy kém chất lượng…

thuyet phuc chinh minh

Với bài thuyết trình của mình cũng vậy, để chinh phục được người nghe, tạo được lòng tin nơi người nghe, thuyết phục họ làm theo những gì bạn trình bày và chia sẻ, bạn buộc phải dùng thời gian nghiên cứu thật kỹ đề tài bạn sẽ nói, thách đố chính mình trong cách lập luận những ý tưởng bạn nêu ra, luôn liên tục đóng vai trò phản biện hoặc tìm cách đưa ra lập luận thuyết phục hơn, rồi trải nghiệm cùng nó, sống trong nó…

Khi đã thật sự đào sâu, nắm được cặn kẽ ngọn ngành những điều xung quanh đề tài bạn sẽ thuyết trình, và nhất là có lòng tin và có được cảm xúc hoặc nhiệt huyết mạnh mẽ với điều mình chia sẻ, lúc đó bạn sẽ có được sự tự tin gần như tuyệt đối với những lập luận, câu chuyện mình đưa ra và dễ dàng thuyết phục được người nghe với những lời lời kêu gọi hoặc tuyên bố của mình.

Cuối cùng hãy nhớ, bạn chỉ tạo được sự tự tin tuyệt đối khi bạn thật sự trung thực: những lựa chọn bạn khuyến nghị mọi người cũng là những lựa chọn của chính bạn.

Tuấn Khanh dienthuyet.vn