Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT KỊCH BẢN TỔ CHỨC SỰ KIỆN HAY VÀ CHUYÊN NGHIỆP?

LÀM SAO ĐỂ CÓ MỘT KỊCH BẢN TỔ CHỨC SỰ KIỆN HAY VÀ CHUYÊN NGHIỆP?

Ngày đăng: 14/06/2021 (Lượt xem: 602)
Tổ chức sự kiện là một nghành nghề đang rất phát triển và nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng quan tâm trong những năm gần đây.

Nằm trong chiến lược Marketing và với nhu cầu quảng bá thương hiệu mới của các doanh nghiệp đòi hỏi “Kịch bản tổ chức sự kiện” yêu cầu các đặc thù riêng.

Khi xây dựng một kịch bản phim thì chúng ta cần chú trọng đến các nhân vật, cốt truyện còn với một kịch bản sự kiện thì điều đầu tiên khi nhận được đơn đặt hàng, bắt đầu lên khung kịch bản gửi cho khách việc đầu tiên chúng ta phải để ý đến các yếu tố sau:

1. Nguyên tắc “5W1H”

5W1H viết tắt của 5 chữ:

What (Cần làm những gì để đạt được mục tiêu) viết tắt của 5 chữ

Who (Khách hàng mục tiêu mà ta hướng đến họ là ai)

Where (Những khách hàng này họ sống ở đâu)

Why (Tại sao những điều ta đưa ra là đúng)

When (Khi nào thì triển khai)

How (Làm thế nào để thực hiện kế hoạch)
 



Nếu bạn đáp ứng nguyên tắc “5W1H” này là bạn sẽ xây dựng được một khung kịch bản gần như đầy đủ các chi tiết.

2. Phân loại kịch bản

Kịch bản cũng phân chia thành nhiều loại vì tính chất của mỗi chương trình là khác nhau:

Kịch bản Lễ Khánh Thành - Khai Trương

Kịch bản Lễ Khởi Công - Động Thổ

Kịch bản Lễ Mở Bán – Ra mắt sản phẩm mới

Kịch bản Tổ chức Lễ Kỷ Niệm thành lập công ty

Kịch bản Tổ chức Lễ Giáng Sinh

Kịch bản Tổ chức Trung Thu

Kịch bản Tổ chức Halloween

Kịch bản Tổ chức Tiệc Tân Niên – Tất Niên

Kịch bản Tổ chức Lễ Quốc Tế Thiếu Nhi 1/6…
 



Mỗi kịch bản lại có những yêu cầu khác nhau. Chính vì vậy mà kịch bản phải được xây dựng theo từng sự kiện và phải đáp ứng chuẩn, từng yệu cầu của  từng sự kiện.

3. Yêu cầu viết kịch bản:

Viết kịch bản tổ chức sự kiện phải vận dụng tốt khả năng tổ chức và khả năng tưởng tượng vì bạn phải bao quát hết toàn bộ nội dung chương trình.

Tổ chức sắp xếp sự kiện đó chạy theo trình tự như thế nào? Và phải đảm bảo đủ kết cấu 3 phần: mở đầu, nội dung chính và cuối là phần kết.

Nếu phần mở đầu quá nhàm chán thì sẽ không ai còn muốn xem tiếp hoặc nếu phần kết quá nhạt nhòa thì người xem cũng không nhớ được mục đích của bạn tổ chức sự kiện này là gì?

Biến đổi kịch bản sao cho phù hợp với tính chất chương trình cũng là một kĩ năng của người làm sự kiện

Mỗi kịch bản cũng nên chia làm hai loại là kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết.

Kịch bản tổng quát là để bao quát tất cả các công việc chung chung, bao quát cho một chương trình. Kịch bản này dùng cho khách hàng để họ tiện quản lý lịch trình sự kiện hoặc các bên kỹ thuật, âm thanh, màn hình, máy chiếu …..để họ nắm bắt nội dung và điều khiển thiết bị cho phù hợp với chương trình.

Tùy tính chất của mỗi sự kiện mà biến đổi nội dung kịch bản cho phù hợp, tuy nhiên trong kịch bản nào cũng phải thể hiện được sự chi tiết càng tốt và thời gian phải liên tục, không được ngắt quãng, kịch bản càng khoa học càng tốt, đảm bảo được sự mong muốn của khách hàng.

Khi viết một kịch bản chương trình truyền hình trực tiếp thì yêu cầu lại càng cao lên gấp nhiều lần. Vì khi truyền hình trực tiếp thì kịch bản của bạn không thể sai sót và càng không thể làm lại được.

4. Yêu cầu khi chạy chương trình:

Để chạy một chương trình thì kịch bản sản xuất của các bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:

Giới thiệu chương trình

Nội dung chương trình: thể hiện rõ nhiệm vụ cụ thể từng nhân sự, timeline, agenda chi tiết các hạng mục từ khi đón khách đến khi kết thúc sự kiện.

Phần kết sự kiện là phần rất quan trọng, nhưng lại ít được chú ý. Một sự kiện thành công từ đầu đến cuối, nhưng đến khi kết thúc lại bị loãng do chúng ta không viết kỹ phần kết trong kịch bản sự kiện.

Phần lời đọc MC cũng phải thật súc tích, tránh quá dài dòng, làm sao để khi MC dẫn thu hút được người nghe . ( Hổ trợ MC sao cho script phải được chuẩn bị tốt)

Không đơn giản để có một kịch bản tổ chức sự kiện hay và chuyên nghiệp :

Kịch bản là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể có được sự hợp tác với các bên đối tác vì việc đầu tiên họ nhìn vào khi làm việc với bạn là kịch bản. Kịch bản có hay có hấp dẫn, có sáng tạo thì mới thuyết phục được khách hàng của mình. Cùng một cách thức tổ chức chương trình  nhưng nếu có một kịch bản hấp dẫn thì không có lý do gì để khách hàng từ chối lựa chọn bạn.

Viết một kịch bản tổ chức chuyên nghiệp tưởng như đơn giản nhưng thực ra lại rất phức tạp nó không hề có một công thức chung nào nó yêu cầu bạn phải sáng tạo không ngừng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nó cần bạn có những kiến thức tổng quát và có bộ óc tổ chức khoa học.

Nguồn: Skyenter.vn

Nguyễn Huyền tổng hợp