Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
GIÁO DỤC TRẺ QUA CÁC KỸ NĂNG SỐNG

GIÁO DỤC TRẺ QUA CÁC KỸ NĂNG SỐNG

Ngày đăng: 31/03/2021 (Lượt xem: 1092)
Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng quan trọng mà các phụ huynh cần giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ để các con có thể ứng phó với các tình huống một cách linh hoạt, đúng chuẩn mực. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách dạy kỹ năng sống cho trẻ nhé!



Trang bị kỹ năng sống cho trẻ là điều rất quan trọng, giai đoạn này trẻ có khả năng học hỏi và lớn lên rất nhanh. Trong đó kỹ năng chăm sóc bản thân giúp trẻ biết cách giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho mình không những giúp các bậc phụ huynh có thể yên tâm phần nào, đỡ vất vả mà con giúp con sớm trở thành người có trách nhiệm.
 

1. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Quản lý cảm xúc là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà cha mẹ không nên bỏ qua. Phát triển trí tuệ cảm xúc tốt là tiền đề để con trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội. Việc duy trì trạng thái cân bằng cảm xúc và tâm lý sẽ giúp trẻ phát huy tốt khả năng học tập. Cha mẹ cần giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc bằng cách  dạy con cách nhận biết cảm xúc khi chúng xuất hiện và phân biệt các cảm xúc với nhau. Tiếp theo đó là xử lý các cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, từ đó có các phản ứng thích hợp. Ví dụ như với các tình huống nóng giận, con cần làm gì để kiềm chế cảm xúc của bản thân, cách để tạo được sự đồng thuận và thấu hiểu với mọi người bằng ba bước: khám phá – hiểu – cùng tham gia –  hợp tác.

2. Kỹ năng tự tin thuyết trình

Ngay cả đối với người lớn cũng luôn cần rèn luyện sự tự tin, đặc biệt khi đứng trước đám đông để thể hiện cái “tôi”, thể hiện ý kiến, quan điểm của mình. Việc giáo dục cho trẻ kỹ năng tự tin thuyết trình ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp cho trẻ dễ hòa đồng với mọi người, khả năng tiếp thu nhanh hơn, không ngần ngại khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống.

3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần có. Kỹ năng giao tiếp hình thành từ lúc chúng ta còn nhỏ, sử dụng chân tay để kí hiệu cho mẹ cha hiểu, cho đến khi biết nói, biết bày tỏ ý kiến của mình. Hãy cho trẻ tiếp xúc trong môi trường thoải mái, hòa đồng, để con có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất.

4. Kỹ năng làm việc nhóm

Nhắc đến kỹ năng sống cho trẻ thì không thể thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Hãy dạy cho trẻ biết trách nhiệm của bản thân và chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm vì lợi ích cũng như mục tiêu cuối cùng của cả nhóm. Làm việc nhóm còn giúp con phá triển những kỹ năng xã hội và cách để xây dựng, duy trì các mối quan hệ. Cách dạy kỹ năng này rất đơn giản, ở nhà ba mẹ có thể tạo ra tình huống để cả nhà cùng làm việc với nhau như phân công là việc nhà, cùng nấu ăn hoặc cùng làm đồ chơi,…Hoặc tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, trại hè, ….mỗi kỳ nghỉ. Chắc chắn rằng đây sẽ là kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà bạn không thể bỏ qua.

5. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước những hiểm nguy xung quanh

Trong tình hình xã hội ngày càng phức tạp hiện nay, việc giáo dục con biết cách tự bảo vệ bản thân là một điều vô cùng quan trọng. Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân giúp trẻ có phản xạ nhanh, bình tĩnh trước những mối nguy hiểm đang đe dọa và biết cách giải quyết vấn đề.

6. Kỹ năng sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

Sau khi chơi đồ chơi, hãy hướng dẫn con biết sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, vào đúng chỗ ban đầu, không nên vứt đồ linh tinh. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ biết cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp sẽ hình thành thói quen tốt, một lối sống ngăn nắp, gọn gàng, chỉnh chu.

7. Rèn luyện thói quen không ngừng học hỏi và đọc sách

Chịu khó học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh từ môi trường, từ sách vở sẽ giúp trí tuệ của trẻ phát triển vượt trội.

Ngoài những cuốn sách giáo khoa, hãy cho trẻ đọc những cuốn sách về các mới mẻ hơn, thú vị hơn về các tình huống trong đời sống, có thể là truyện cổ tích. Trẻ sẽ dần nhận thức đâu là hành vi tích cực nên làm, đâu là hành vi tiêu cực không nên làm.

8. Dạy trẻ cách thể hiện lòng tốt

Dạy trẻ biết giúp đỡ bạn bè, người thân hay những người kém may mắn hơn mình. Tốt bụng chính là một đức tính quý giá trong cuộc sóng, trẻ cần thể hiện sự chân thành, biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

9. Kỹ năng tự phục vụ

Bố mẹ cần dạy cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân mình như: tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong, lau dọn những chỗ mình làm bẩn…

10. Dạy trẻ chơi với bạn bè

Cho con mình chơi đùa cùng các bạn, các bé hàng xóm. Khuyến khích con làm việc theo nhóm để con có thể tự mình quan sát, cảm nhận được những cảm xúc của người khác, từ đó con sẽ dễ dàng chấp nhận khi bị bất đồng quan điểm.

Kỹ năng sống cho trẻ là điều vô cùng cần thiết cần quan tâm đầy đủ và toàn diện. Chính vì vậy,  sự phối hợp giáo dục của gia đình và nhà trường vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng và phát triển các kỹ năng sống.
 

 


Nhằm giúp các con được học tập vui vẻ, hào hứng, các cô giáo đã lên các bài giảng kỹ năng sống cho trẻ mầm non dưới dạng tổ chức các trò chơi hấp dẫn như: Ai khéo tay hơn, trình diễn thời trang, tinh mắt nhanh tay.


1.Mục đích yêu cầu

–   Kiến thức:

+ Trẻ biết sắp xếp giầy dép vào giá ngăn nắp gọn gàng theo quy tắc 2 chiếc thành 1 đôi (đúng chiều phải của đôi dép, giầy).

+ Trẻ biết tự mặc quần áo (mặc áo chui, áo kéo khóa, biết cách mặc quần…) và biết phân biệt quần áo theo mùa (mùa đông, mùa hè), phân biệt theo giới tính (bé trai, bé gái), không mặc quần áo ướt bẩn.

+ Biết phân biệt những đồ dùng trong gia đình có thể gây nguy hiểm cho bản thân trẻ.


–  Kỹ năng: Rèn kỹ năng biết phân biệt đi giầy dép phải trái, tự mặc áo, tự mặc quần, đi giầy, tất, đội mũ quàng khăn; biết cẩn thận và tránh xa những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bản thân.


–  Thái độ: Tránh xa những vật có thể gây nguy hiểm, biết giữ gìn vệ sinh quần áo, giày dép. Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.



2. Tổ chức thực hiện

- Hoạt động 1: Các con được chơi trò thi xem ai sắp xếp giày dép trên giá ngăn nắp, gọn gàng nhất.
Chuẩn bị: 30 đôi giày, 30 đôi dép, 3 cái giá để giày
Sau đó cô giáo sẽ phổ biến luật chơi, hướng dẫn các con chơi và bật nhạc như chương trình đã lên trong giáo án kỹ năng sống cho trẻ mầm non.


- Hoạt động 2: Hoạt động tiếp theo cũng là một hoạt động không kém phần thú vị
Luật chơi rất đơn giản nhưng cũng đủ khiến các bé phải tư duy rất nhiều. Các con sẽ bốc thăm xem mình sẽ mặc trang phục mùa hè hay mùa đông và cần chọn được quần áo theo đúng mùa trong tủ quần áo để mặc. Bạn nào mặc đúng trang phục và gọn gàng nhất sẽ là người chiến thắng. Hoạt động này giúp trẻ phát triển kỹ năng ghi nhớ, phán đoán và phát triển kỹ năng sống tự mặc quần áo cho bản thân.


- Hoạt động 3: Hoạt động tiếp theo là một trò chơi có tên tinh mắt nhanh tay.
Cô giáo sẽ chuẩn bị sẵn nhiều hình ảnh là các đồ vật, trong đó có cả những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bản thân như hình cái kéo, hình ổ điện…
Luật chơi rất đơn giản, trong thời gian quy định, trẻ sẽ chọn những hình ảnh đồ vật có khả năng gây nguy hiểm cho mình và dán lên bảng. Bé nào dán được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ thắng. Trò chơi này nhằm giúp trẻ phân tích, nhận biết và ghi nhớ những vật nguy hiểm cho bản thân để tránh xa.


Thông qua các trò chơi vui vẻ và hấp dẫn như thế này, trẻ không chỉ trang bị được những kỹ năng tự chăm sóc bản thân để làm hành trang tiếp tục phát triển thật an toàn và khỏe mạnh sau này mà còn có những giây phút lý thú, vui vẻ trong suốt quá trình học.


Nguồn: Sưu tầm

Tổng hợp: Nhóm SV Trường ĐHVHHN