Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Tương lai dài của "cuộc chiến" chống nói "ngọng"!

Tương lai dài của "cuộc chiến" chống nói "ngọng"!

Ngày đăng: 21/08/2019 (Lượt xem: 1546)
Nói ngọng vẫn tràn ngập ở nhiều vùng miền trên cả nước... câu chuyện về ngọng không phải chỉ đơn thuần để cười mà còn ẩn trong đó những tai hại không nhỏ.


Từ lâu, câu chuyện về ngọng không phải chỉ đơn thuần để cười mà còn ẩn trong đó những tai hại không nhỏ. Thời gian vẫn trôi đi, dù các phương tiền truyền thông, các nhà sư phạm…đã tốn không ít công sức nhưng nói ngọng vẫn cứ tràn ngập ở nhiều vùng, nhiều nơi. Xem ra “cuộc chiến” chống ngọng vẫn còn một tương lai dài ở phía trước...


 

 

“Nà... nà... nà, nặn nội, nực nượng” là một số ít trong vô số những từ phát âm sai mà khán giả nghe được trong chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam ngày 28/09. Có tới 5 người được phỏng vấn trong chương trình thời sự nói trên đã mắc lỗi này, trong đó có một người là sĩ quan quân đội và một người là Phó chủ tịch UBND huyện. 

 



Thật đáng tiếc khi trong chương trình thời sự nói trên, tổng số người được phỏng vấn không nhiều (khoảng 7-8 người) và những người nói ngọng này thuộc các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Yên Bái.

Một nữ sinh người Thái Bình đã mở đầu buổi bảo vệ luận văn của mình: “... Sau đây em xin trình bày bản tóm tắt nội dung khoá “nuận” đề tài: Báo “Lông” nghiệp Việt “Lam” với “lền” “lông” nghiệp “lước” nhà”.

Cả Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp cho tới thính giả phía dưới hội trường chết lặng trước khi bật ra những tiếng cười không nén nổi. Từ phút đầu chật vật ấy, cô nữ sinh sắp ra trường cứ lắp bắp, khổ sở trong cái mớ hỗn độn “l”, “n” quay cuồng. Dạng ngọng của cô khá “trầm kha” vì cô phát âm đảo ngược tất cả các phụ âm đầu “l”, “n” so với cách nói thông thường.

Kết thúc phần bảo vệ của cô, giáo viên phản biện cau mày dữ dội. Giáo viên hướng dẫn thì cúi đầu thoáng lắc vai và thở dài bất lực.

Lỗi phát âm còn hiển hiện ngay tại những cơ quan công quyền. ở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, tính riêng Toà Hình sự đã có trên dưới hai chục thẩm phán. Không ít người trong số họ vẫn “líu lo” một cách hồn nhiên giữa chốn công đường nghiêm túc, trang trọng: “... căn cứ vào những lẽ trên, “lay” tuyên bố...”, “bị cáo có suy nghĩ gì về những việc mình đã “nàm” đối với...”

Thật trớ trêu cho những ai phải “vận dụng” lỗi phát âm của mình vào học ngoại ngữ. Thuý, quê Nam Định, vừa nhận tấm bằng cử nhân lớp tiếng Anh tại chức từ xa của Viện Đại học Mở Hà Nội ở thành phố quê hương. Cô lên thủ đô, nhắm tới một “chân” phiên dịch trong một công ty liên doanh của Nhật.


 


“Ai “nai” dít gióp ve ri mắt...” (Tôi rất thích công việc này) - Thuý đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Rồi cô hào hứng cất giọng hát một bài hát tiếng Anh của ban nhạc Aqua: “We “benong” to the sea”.

Các huyện ngoại thành của thủ đô như Gia Lâm, Đông Anh cũng “chia sẻ” tật nói ngọng với các tỉnh khác bằng một tỉ lệ không hề nhỏ. Một sinh viên trường Đại học Thương mại, quê ở Đa Hội, Đông Anh kể rằng suốt quá trình học tiểu học, THCS và thậm chí cả khi học ở môi trường rộng hơn là THPT, cô chẳng hề nghĩ mình có vấn đề về phát âm. Phải đến khi vào đại học, được cô giáo và bạn bè nhắc khéo mới biết mình... ngọng.

Đến chợ xã Mai Lâm, gần kề xã Đa Hội, nghe được rất nhiều những câu đối thoại đã hoán đổi vị trí giữa n và l: “Con (cá) lày bé quá! Về nàm cũng khó, lấu cũng khó” hay “Giá đỗ ở ngoài ấy nàm bằng nước nọc hay nước mưa?”...

 

 

Một thanh niên làm bảo vệ tại trường tiểu học tại đây đã lí giải về tật nói ngọng ở quê mình: “Văn hoá nâu đời của nàng nàm ảnh hưởng tới cách nói của mọi người”. Cô Ngô Thị Thanh Lợi, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Ngô Tất Tố, của xã cho biết, lớp học nào của trường cũng có học sinh ngọng, tỉ lệ chung khoảng 25-30%... Nếu tỉ lệ này là xác thực thì vẫn có thể coi là may mắn của xã này, bởi tỉ lệ ngọng của người lớn ở đây lớn hơn con số trên rất nhiều.

TS.Vũ Kim Bảng, Viện Ngôn ngữ học: Khó... nhưng sửa được

Bản chất của vấn đề nói ngọng là hiện tượng có tính chất phương ngữ. Đó là hiện tượng phát âm không đúng so với chuẩn chính tả. Hiện tượng không phân biệt trong cách phát âm các phụ âm đầu như ch - tr, s - x, d - gi - r của người miền Bắc hay sự lẫn lộn giữa dấu ? và dấu ~ ở khu vực miền Trung. 


 


Riêng với trường hợp ngọng hai phụ âm l - n vì phạm vi quá hẹp, sự đối lập lớn nên hầu hết mọi người đều nhận thấy sự lệch chuẩn này. 

Tật nói ngọng rất khó sửa nhưng có thể sửa được. Vấn đề là phải tách người đó ra khỏi môi trường “ngọng” của họ vì bản thân người cùng một vùng không nhận thấy đó là bất thường, là lệch chuẩn. Chúng ta vẫn lấy chuẩn chính tả làm mực thước nên nói ngọng nguy hiểm vì ngữ âm biến đổi sẽ làm chính tả dần biến đổi theo, dẫn đến hiện tượng viết cũng “ngọng”, sai chính tả.

Cô Ngô Thị Thanh Lợi, giáo viên tiểu học huyện Đông Anh, Hà Nội: Đừng để các em phải đổi nghề vì ngọng

Thực tế, cha mẹ không hiểu biết về phát âm đã trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ ngay từ lúc các em tập phát âm. Rất nhiều người lớn xung quanh cũng phát âm tuỳ tiện khiến trẻ không nhận ra mình nói sai.

Đến bậc học mầm non, các cô giáo chỉ chú ý nhiều đến vui chơi múa hát, chưa chú trọng nhiều sửa giúp các em. Phải đến bậc tiểu học, có phân môn Tiếng Việt mới chú ý nhiều đến sửa ngọng. 

Nếu uốn trẻ ngay tư lớp một thì dễ hơn, càng để lớp cao càng dễ hỏng. Chúng ta không thể viện cớ môi trường nhiều người nói ngọng mà không sửa hết mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của các em, thậm chí nhiều em phải đổi nghề, đổi hướng đi sau này vì lỗi địa phương tưởng như vô tội này...

 Nguyễn Đại Hải (26 tuổi) - làng Tó, Thanh Trì, Hà Nội: Làng tôi 100% ngọng

Tôi nói ngọng từ bé. Cả vùng tôi ở mọi người chỉ phát âm được chữ n. Tôi nghĩ vì quen thế từ bé nên không chỉ tôi mà hầu hết mọi người từ ở nhiều thế hệ nối nhau học theo cái sai ấy. Tất cả các thầy cô giáo dạy chúng tôi suốt 5 năm tiểu học đều “ngọng” như thế.

Trong nhà, ngoài xóm mọi người đều vậy nên lớp trẻ chúng tôi lớn lên 100%... ngọng. Ra ngoài, công việc phải giao tiếp nhiều mới thấy “ngọng” mang lại nhiều điều phiền toái: đôi khi làm người khác không hiểu hoặc hiểu sai ý mình muốn nói, thiếu tự tin trong giao tiếp.
 

Tổng hợp: Nguyễn Hạnh

Nguồn: Kim Tân - Phương Thảo (https://dantri.com.vn)