Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Ngọng hay phương ngữ?

Ngọng hay phương ngữ?

Ngày đăng: 15/08/2019 (Lượt xem: 872)
Ngọng thì thường xảy ra với những người bị tật, lưỡi cứng không phát âm đúng được. Người ta hay hỏi thăm tình trạng người nhà ai đó bị tai biến não là có ngọng không?

Những người bị tai biến thì rất nỗ lực, nhưng muốn một đằng, lưỡi một nẻo, ngôn bất xuất khẩu. Thế là ngọng.

Không ít làng cổ ở Thủ đô cũng có những làng phát âm N - L lẫn lộn. Đi học cứ phải hỏi nhau chữ này nờ cao (L) hay nờ thấp (n)? Kiểu dùng cả 2 nhưng lẫn thì ít. Nói chung hay rơi vào 2 dạng: Một số vùng chỉ toàn N. Có vùng chỉ L.

Thí dụ toàn N:

Một chị về quê lên muộn, than thở: "Chao ôi! Nước cứ nênh náng".

Đồng nghiệp hỏi: "Sao nênh náng?". Thì bảo: "Nũ nụt (lũ lụt) mà nị".

Người ta đã sáng tạo tra một số mẹo để tập hàng ngày cho những người ngọng, nhưng dường như nó thêm một phần đánh đố:

Nói năng nên luyện luôn luôn

Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này

Lẽ nào nao núng lung lay

Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm.

Ở một cơ quan chữ nghĩa viết lách, có một đôi mê nhau đi Karaoke. Anh thì nói toàn N, chị thì nói toàn L. Cặp đôi hoàn hảo này hát với nhau thì đồng nghiệp cười không ngậm được mồm.

Chị cầm mic gào: "Lếu anh lói anh vẫn chưa yêu" (bài "Trái tim không ngủ yên" - tác giả Thanh Tùng)

Anh: "Nà thật ra anh đang dối mình"

Mọi người giục. "Hát nốt bài này giả mic cho bọn em nhá!".

Chị: "Lói nhiều… Lăm phút lữa".

Một tác giả bị ngọng toàn N. Trong dịp ký tặng tác phẩm cho một cô nàng tiệc tùng:

Tác giả hỏi: "Tên em nà Nan à? Tên đẹp quá".

Cô nàng tiệc tùng: "Không ạ… Lan".

Tác giả: "Nan cứ nói rõ nà nờ cao hay nờ thấp? Nói thật nà anh cũng hay bị nẫn nắm".

Những thí dụ trên cho thấy khá nhiều vùng miền nói không đúng với chính âm. Khá nhiều giáo viên đã sửa thói quen của học sinh theo chuẩn phát thanh nhưng thất bại. Những học sinh "lặn ngụp" trong một môi trường 100% sai chính âm thì rất khó thay đổi.

Minh họa Tả Từ.

Nhiều đời nối nhau, cụ kỵ ông bà bố mẹ anh em con cháu đều chung nhau cách phát âm đó. Như Nam Bộ nói "vui vẻ" là "giui giẻ"; miền Trung nói "về đích" sẽ thành "về đít". Có thể vì thế mà người vùng này không bao giờ dùng từ "quân địch" mà thích nói là "quân thù". Có nơi phát âm hơi giống chữ Paris (R thành G), miền Tây Nam Bộ nói "cá rô" thành "cá gô". Khá gần Hà Nội nhưng có nơi thích gọi con bò, con chó là coan bòa, coan chóa. Xứ Quảng thì hay nói "bà nội" thành "bà nậu"…

Theo quan điểm đọc theo âm viết theo chính tả thì mọi cách phát âm không có vấn đề sai - đúng. Nó chỉ sai - đúng với một chuẩn cụ thể trong phạm vi nào đó. Nếu coi những lối phát âm khác nhau là những màu sắc thì chúng ta có một vườn hoa đa sắc vô cùng. Do cùng chung một hệ thống thông tin kiểu nhà đài nên tiếng các vùng đang bị "đài hóa". Thí dụ, tiếng Nam Bộ vốn không rành mạch dấu hỏi, ngã, nặng thì hiện nay đang có xu hướng pha các thanh điệu này như tiếng Hà Nội. Có thể vườn hoa của chúng ta đang đơn điệu hóa chăng?

Có một số người Miền Trung đi lập nghiệp ở nơi nào thì nói tiếng ở nơi ấy rất trơn tru. Gặp đồng hương thì lại nói tiếng quê, không lẫn lộn. Họ coi học phương ngữ là học một ngoại ngữ. Gọi việc trên là ngọng cho thấy góc nhìn hạn chế. Việc sửa sai khó hơn rất nhiều việc làm. Nếu coi chính âm nhà đài là một dạng "ngoại ngữ" thì có lẽ những người đọc sai L - N đều chuyển đổi dễ dàng.

Có một vài người bạn của tôi đã quyết tâm chữa theo chuẩn đài vì họ là yếu nhân. Hay lên truyền hình thì nói lẫn L - N khó truyền cảm hứng. Họ tập chỉnh tiếng trong khoảng 1 tháng là thành công. Không có chuyện ngọng bởi đối tượng xét không hề bị tai biến.

Còn bạn. Bạn có muốn màu sắc ngôn ngữ của chúng ta chỉ còn một màu không?

Lê Tâm