Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Tốn trăm triệu sửa nói ngọng

Ngày đăng: 21/03/2016 (Lượt xem: 726)
Hải Phòng đã nghiệm thu đề tài có kinh phí là 200 triệu với mong muốn cải thiện việc phát âm cho thầy trò ở địa phương này” - PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam cho biết.
Phổ  biến


PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam.
Là đơn vị  có chuyên môn nghiên cứu về ngôn ngữ nên khi nói về chuyện Hà Nội dạy cho giáo viên phát âm đúng, viết đúng hai phụ âm đầu “l,n” PGS.TS Vũ Kim Bảng cho hay:  “Chuyện nói ngọng chẳng riêng gì ở 13 nơi ở Hà Nội.

Đây là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Có  thể kể ra các địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh.

Việc nói ngọng hai phụ âm “l,n” có nhiều dạng: tất cả  các từ bắt đầu bằng phụ âm “l” được đọc thành “n” hoặc ngược lại “n” đọc thành “l”, có vùng thì từ đọc đúng từ đọc sai, có vùng lẫn lộn giữa “l,”.

Hiện tượng này là ngọng phương ngữ, tức diễn ra trong một vùng hẹp. Tiếng nói bị chi phối, ảnh hưởng bởi tất cả người dân vùng đó.

Xét về lịch sử sâu xa có nhiều quan điểm, nhưng về cơ bản có thể nhắc tới nguyên nhân là khuynh hướng phụ âm đầu bị giảm đi. Ví dụ: miền Trung họ phân biệt “x,s” rất rõ ràng. Bắc Bộ thì chọn cách dễ đọc thôi, là “x”. Hoặc “ch, tr” ta cũng chọn đọc nhẹ hơn. Đọc là con trâu nghe thấy căng thẳng quá.

Hay như các phụ  âm “r,d,gi” (một số địa phương như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) vẫn đọc được rõ các âm này. Nhưng Hà Nội và nhiều tỉnh  Bắc Bộ thì chọn đọc là “d”, không mấy ai nói “đi ra, đi vào” cả”.

Còn về hai phụ  âm đầu “l,n”, theo PGS.TS Vũ Kim Bảng: “Chúng cũng nằm trong khuynh hướng này khi cách đọc thường bị mất đi một âm. Chỉ có điều tất cả khuynh hướng kia, người Hà Nội coi như không ngọng. Hễ động tới “l,n” lại là chuyện khác. Cái ngọng này được xem là mang tính phản cảm. Người nói có trình độ chưa cao. Hay nói tóm lại là người Hà Nội rất dị ứng với việc lẫn lộn “l,n”.

Chỉ có điều tính địa phương kia lại không theo chuẩn phát âm của người Hà Nội. Người lẫn lộn “l,n” ngoài chuyện bị coi là ngọng, trình độ văn hóa thấp thì còn bị hiểu là người địa phương”.

Sửa như  thế nào

Cách sửa tốt nhất, theo Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam “là tách rời người nói ngọng khỏi môi trường. Có một điều được ghi nhận là bản thân người nói ngọng ở môi trường nói ngọng nhưng không bao giờ nhận mình nói ngọng vì không cảm nhận được.

Nếu được sống trong môi trường là những người nói chuẩn, nghe được người nói ngọng thì dần dần sẽ  tự sửa được. Nhưng chữa trong môi trường của địa phương khó khăn hơn rất nhiều. Trường lớp, ít ra cũng là nơi các em được tách biệt với môi trường xung quanh. Nếu cô giáo nghe được, phân biệt được thì có thể sửa ít nhiều cho học sinh.

Hải Phòng đã chi 200 triệu để nhờ các giảng viên, chuyên gia giúp sửa nói ngọng cho cô giáo và học sinh. Hải Dương và Hải Phòng là hai địa phương nói ngọng rất nặng.

Thậm chí, Hải Phòng còn làm chỉ thị về việc xem xét có đưa vào biên chế những giáo viên nói ngọng hay không. Quả thực, đã đến bậc giáo viên mà vẫn nói ngọng thì cũng có vấn đề.

Thứ ba, cần phải nói tới môi trường truyền thông. Hầu hết người những biên tập viên, phát thanh viên, người dẫn chương trình đều có giọng đọc, phát âm rất chuẩn. Nếu người nào có ý thức nghe và học hỏi cũng sẽ khá hơn”.

Với Hải Phòng, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cùng các giảng viên ĐH Hải Phòng đã làm băng ghi hình kết hợp các hình ảnh phụ họa về các đặt mở miệng, đặt lưỡi ra sao gửi tới ngành giáo dục của địa phương này.

Một cách đơn giản  hơn, dễ làm được PGS.TS Vũ Kim Bảng chia sẻ ngay trong buổi trò chuyện: “Khi phát âm phụ âm “l” mình có thể bịt mũi lại sẽ dễ; phụ âm “n” thì để bình thường, không bịt mũi”.

Chuyện nói ngọng, theo PGS.TS Vũ Kim Bảng: “Rõ ràng là rất cấp bách với các Sở GD-ĐT các địa phương. Các trường phổ thông cần phải đặt vấn đề với thầy cô và học sinh, tập dần để sửa mới mong có thể khá hơn. Mà trước hết cần phải đặt vai trò của cô giáo, thầy giáo lên hàng đầu.

Tuy nhiên căn bản vẫn là ở môi trường gia đình, xã hội vẫn. Chỉ cần có bối cảnh là có thể sửa được. Song luyện tập cũng lại gắn liền với bản năng của mỗi người. Nên nói việc này vừa khó mà lại không khó là vì thế”.

  • Văn Chung - Vietnamnet.vn