Khác
với một số nghề, đối tượng giáo dục của nghề dạy học là những con người
có thế giới nội tâm phong phú, đa dạng về tình cảm, trí tuệ và nhân
cách. Sự độc đáo về đối tượng hoạt động đã làm cho nghề dạy học trở lên
phức tạp nhưng cũng rất quang vinh. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao
quý của xã hội xã hội chủ nghĩa. Các nghề trong chế độ ta đều sáng tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần… Nghề dạy học là nghề sáng tạo
bậc nhất vì nó sáng tạo những con người sáng tạo”.
Một
GV giỏi không chỉ là người có chuyên môn tốt mà còn thành thạo những kĩ
năng nghiệp vụ sư phạm NVSP. Vì vậy, việc rèn luyện những kĩ năng NVSP
cho sinh viên (SV) ngành SPKT Nông nghiệp khoa Sư phạm và Ngoại ngữ
(SP&NN) - Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVNNVN) là hết sức cần
thiết.
Kĩ
năng NVSP là những kĩ năng cần có của người giáo viên (GV). Trong đó có
4 kĩ năng cơ bản: Kĩ năng phát âm chuẩn, tác phong sư phạm và xử lí
tình huống sư phạm, kĩ năng viết chữ trình bày bảng, kĩ năng thuyết
trình bày giảng
1. Kĩ năng phát âm chuẩn
Đặc
thù của người GV đó chính là việc nói rất nhiều trong các giờ lên lớp.
“Nói” có một vai trò rất quan trọng, là SV ngành sư phạm phải nhận thức
rõ vẫn đề này, nếu SV nói sai sẽ dẫn đến viết sai và truyền đạt thông
tin sai. SV miền Bắc chủ yếu là nói ngọng hai âm tiết là “N” và “L” khác
với trường hợp ngọng khác, trường hợp ngọng “N” và “L” thường làm cho
người nghe khó lọt tai.
Nói
ngọng thường do hai nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan: ở cơ quan phát
âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi… nguyên nhân thứ 2, nguyên
nhân khác quan: Do chính môi trường sống xung quanh. Nếu SV không sửa
lỗi phát âm, sửa nói ngọng thì thật khó xử khi lên lớp. Chẳng hạn từ
“hello” thì lại nói thành “heno” thì nghe thật buồn cười.
Chính
vì vậy là những GV tương lai của đất nước thì việc luyện và sửa lỗi
phát âm là vô cũng cần thiết nhất là với SV Khoa SP&NN.
2. Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm
như
nhóm KN hiểu biết sư phạm đòi hỏi KN ghi nhớ và vận dụng là chủ yếu thì
nhóm KN xử lí tình huống sư phạm lại đòi hỏi sự nhạy cảm, khả năng xử
lí linh hoạt trong giao tiếp để đạt tới kết quả giáo dục cao nhất. Thực
tế cho thấy GV thường phải xử lí các tình huống có thể xảy râ giữa các
mối quan hệ: HS-GV, GV-GV, GV-phụ huynh… Tình huống đó có thể xảy ra ở
trong nhà hay ngoài xã hội.
Dưới đây, chúng tôi xin nêu một tình huống cụ thể:
Trong một giờ học GV đang đọc diễn cảm câu ca dao:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
Bỗng có 1 HS đứng dạy hỏi: “Thưa cô, người chồng đang cày, người vợ đang cấy. Vậy con trâu đi bừa cùng ai?”.
Nếu không thật nhạy cảm và có khả năng ứng biến mau lẹ, GV sẽ rất lúng túng trong tình huống đó.
Và
ở đây GV đã giải quyết tình huống đó như sau: “các em ạ! Trên đồng cạn,
dưới đồng sâu/ chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa/ may mà hôm ấy trời
mưa/ có thằng con rể đi bừa cùng trâu”. Và GV tiếp tục bài giảng của mình. Thật khó để có thể tìm ra các giải nào thuyết phục hơn.
Ví
dụ trên chỉ là một tình huống trong hàng trăm ngàn tình huống có thể
xảy ra trong thực tế. Mỗi tình huống đòi hỏi cách ứng xử khác nhau mà
muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục, người GV cũng phải là một chuyên
gia trong lĩnh vực này.
3. Kĩ năng trình bày bảng
Bảng
phấn chính là những công cụ, phương tiện mà người GV sử dụng để truyền
tải kiến thức đến cho HS. Hiện nay, bảng phấn là những công cụ chủ yếu
mà GV thường xuyên sử dụng. Chính vì vậy kĩ năng viết bảng vẫn là điều
hết sức cần thiết ở mỗ GV. Trong thực tế có nhiều GV đã không biết dùng
bảng như một công cụ trực quan để trình bày bài giảng của mình một cách
sinh động và là chép lại giáo án của mình lên trên bảng. Điều đó làm
giảm rất nhiều chất lượng chuyên môn của bài giảng.Viết bảng như thế
nào? Tư thế đứng ra sao? Kiểu chữ, cỡ chữ viết trên bảng là ra sao? Nội
dung kiến thức cô đọng trên bảng là những gì? Đó là những vấn đề để mỗi
GV phải nghiên cứu, rèn luyện, rất công phu.
4. Kĩ năng thuyết trình
Thuyết
trình thể hiện ở kĩ năng nắm bắt vấn đề hay dung lượng kiến thức cần
trình bày, khả năng tổ chức, sắp xếp vấn đề một cách logic, chặt chẽ để
khi trình bày có thể thuyết phục được người nghe. Để làm được điều này
bên cạnh những kiến thức chuyên môn vững vàng, người GV cần có năng kiếu
của một diễn viên, thể hiện ở chỗ kết hợp nhuần nhuyễn cử chỉ, điệu bộ,
lời nói… ngay cả nụ cười, cách đi lại trên bục giảng. Đó là những yếu
tố giúp cho bài giảng đạt chất lượng cao.
Tóm
lại, việc rèn luyện NVSP cho SV ngành SPKTNN là một việc làm rất cần
thiết. Để đào tạo ra những người GV giỏi cho tương lai, Khoa SP&NN
không chỉ cung cấp cho SV những kiến thức chuyên ngành mà còn phải định
hướng, rèn luyện cho họ những kĩ năng NVSP cần thiết. Để khi ra trường
bước chân vào lĩnh vực dạy học sinh viên ngành SPKTNN có thể trở thành
những người GV vừa hồng vừa chuyên.
Lê Thư