Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

"Cười ra nước mắt" với tiếng địa phương khi đi du lịch

Ngày đăng: 20/02/2014 (Lượt xem: 999)
Phương ngữ là đặc trưng của mỗi vùng miền. Nhưng nếu không được "phiên dịch" nhiều khi bạn đến "dở khóc, dở cười" khi có dịp đi du lịch qua.


Phương ngữ là đặc trưng của mỗi vùng miền. Nhưng nếu không được "phiên dịch" nhiều khi bạn đến "dở khóc, dở cười" khi có dịp đi du lịch qua.

Hà Nội được coi là địa phương có các từ chuẩn nhất, phổ thông nhất, tuy nhiên, sau khi Hà Nội được mở rộng, thì ở các huyện ngoại thành Hà Nội cũng có vô số phương ngữ mà có dịp đi dã ngoại bạn cũng hay gặp phải. Có dịp đi qua những huyện ở gần khu Ba Vì, giọng người dân ở đây rất nhẹ, tới mức họ không nói có dấu luôn! Thế mới có câu ca truyền miệng: "Ba Vi co con bo vang" (Bà Vì có con bò vàng). Tuy nhiên, sự phiền toái đó khá bình thường bởi các công dân thế hệ IT, việc dịch tiếng Việt không dấu giờ đã thành một phản xạ tự nhiên.




Nếu người miền Trung, miền Nam ra Bắc nhiều khi cũng khó nghe... giọng Bắc. Mặc dù nói tiếng phổ thông và khá chuẩn nhưng một số âm tiếng Việt như tr, ch, x, s, gi, d, r... người miền Bắc lại có xu hướng nói giống nhau. Ví dụ: ru ngủ thì nói là du ngủ, con trâu thì nói là con châu...

Phương ngữ khó đoán nhất thuộc về các tỉnh miền Trung. Tại đây, có rất nhiều biến thể từ ngữ mà nếu không có người địa phương biết từ phổ thông ta sẽ chẳng thể dịch ra. Thế mới có chuyện rằng có đoàn du khách người Bắc vào Quảng Bình du lịch. Khi chọn hướng dẫn viên cũng đã cố gắng tìm một anh biết nói giọng phổ thông. Tuy nhiên, chỉ được vài câu, anh hướng dẫn quen miệng lại "bắn" hàng loạt tiếng địa phương. Khổ cho đoàn khách cứ nghe được vài đoạn lại phải hỏi lại. Cuộc thăm quan thành cuộc "phiên dịch" giữa hai bên.




 
Cũng có đoàn khách và hướng dẫn viên thay vì cùng nói tiếng Việt đều chuyển qua nói tiếng Anh cho... thống nhất.

Một số khách du lịch nam giới còn truyền tai nhau rằng, vào Huế, nghe giọng Huế thôi thì cái gì cũng... tan chảy ra được hết. Ấy nhưng với một anh có tính hay bông đùa thì coi chừng. Con gái Huế bình thường hiền dịu nhẹ nhàng là vậy, nhưng khi cáu lên thì sẽ tuôn ra cả loạt "phương ngữ" mà các anh chỉ có nước tính bài chuồn cho đẹp mặt!.

Khá nhiều loại hoa quả, vật dụng, qua từng địa phương lại có tên gọi khác nhau, nhiều khi khác hẳn về mặt ngữ nghĩa khiến ta giở khóc giở cười. Anh Hoàng Thanh - một lần du lịch tại Nha Trang chia sẻ rằng: tôi nghỉ tại khách sạn kiểu "home stay". Một hôm bà chủ nhà gọi đứa cháu: "lấy cho tau cái chập bàn cái", cô cháu đứng xa nên bà gọi mấy lần không thưa. Tình cờ mình đi qua đó, bà chủ bảo: chú lấy giùm tôi cái chập bàn.

Trời, lúc đó, không biết cái "chập bàn" là cái gì nữa, tôi cứ đứng ngớ ra và hỏi lại: "cái chập bàn là cái gì cô, có phải cái bàn không?". Bà chủ bảo "cái chập bàn là cái... chập bàn đó". Lúc này tôi a lên một cái rồi vớ ngay cái... lồng bàn đưa cho bà. Bà chủ nét mặt hơi cáu, nói thôi tôi tự lấy. Thế rồi bà chạy ra lấy cái nắp vung nồi canh! Tôi được phen cười đau cả bụng.


"Đau khổ" hơn nếu chẳng may bạn có đói bụng, khát nước dọc đường đi mà "đụng" phải những người chỉ quen nói tiếng địa phương, để diễn tả được thứ mình cần như cơm, xôi, nước... cũng không phải chuyện dễ. Anh Thành Lâm một lần đi qua khu vực Hà Tĩnh đã phải "vô duyên" xông hẳn vào nhà gia chủ chỉ vì muốn xin ít nước uống. Anh kể, gặp một ông cũ cũng tròm trèm 60 tuổi nói: "cụ ơi, cháu xin cụ ít nước uống".

Cụ già chẳng hiểu gì, tôi mang mấy chai nước rỗng ra chỉ vào cụ cũng chẳng hiểu. Khổ là không kiếm được đứa trẻ nhỏ nào xung quanh nhờ chúng dịch cho. Tôi đành lao thẳng vào nhà cụ, vớ lấy bình nước bảo: con xin ít nước ạ, con khát quá. Tội ông cụ tưởng trộm, cứ chạy theo tôi, còn hô hoán tới lúc tôi cầm bình nước mới thôi. Cụ bảo đây là... "nác", "sao chú không bảo xin nác"...

Còn một "giai thoại" mà dân du lịch bụi hay kể cho nhau khi đi qua Hà Tĩnh. Chẳng là một cô nàng cùng đoàn du lịch, ăn phải thứ gì nên đau bụng. Vì trời lạnh lẽo, lại qua khu thị trấn nhiều nhà cửa nên chẳng thế "hái hoa, hái quả" gì được. Cả đoàn sau khi hội ý quyết định sẽ dừng quán ven đường để uống nước và cho cô bạn kia đi... giải quyết nỗi buồn.

Vào quán, câu đầu gọi nước, câu sau cô nàng đó đã vội vã hỏi chỗ đi vệ sinh. Nhưng hôm nay có mỗi một bác trung niên trông quán, bác ý cứ ngớ người ra, chẳng hiểu gì. Cô nàng đó chẳng nói văn hoa nữa mà vào ngay chủ đề: bác chỉ cho cháu chỗ đi... cháu mót quá rồi. Bác ấy vẫn cứ bình thản và... lắc đầu. Lúc này, cả đoàn nhao nhao nói giúp, rồi ngó nghiêng nhưng vì nhà bác này rộng quá chẳng biết khu vệ sinh ở đâu. Cuối cùng cô nàng đành... ôm mông bảo bác ơi bác... Lúc này bà chủ quán mới bảo: "à, đi ẻ hả, lối này con". Cô nàng mừng quá, thiếu chút nữa thì không chịu được.

Thì ra đi ẻ là đi... nặng, cả đoàn còn gặng hỏi thêm bác chủ quán vậy muốn đi nhẹ  thì nói sao, bác ấy bảo thì bảo cho cháu đi... đấy.

Còn  nếu bạn lạc đường gặp người nói tiếng địa phương thì hay nghe kinh nghiệm của anh Việt Anh - một người chuyên đi "phượt" chia sẻ: "Có lần mình bị lạc đường ở vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Người ta bảo đường từ miệng mà ra nhưng gặp "ca" của mình chắc khóc thét. 





Chẳng là mình hỏi đường ra Quốc lộ, gặp một bác nông dân đang làm đồng, bác ấy chỉ dẫn chi tiết lắm,: "cháu cứ đi đằng tê tê đó nhé, gặp cái cây đa thì rẽ phải rồi đi khoảng 50 mét tới chỗ tê tê mô". Tôi không thể hiểu "tê tê" là gì, nói qua, nói lại hồi lâu với bác, bác ý bảo, chờ đó, bác ý... đèo ra cho nhanh".

Tiếng địa phương là đặc trưng của từng vùng miền, nó còn thể hiện nét văn hóa độc đáo, đặc sắc và phong phú của mỗi miền đất của Tổ Quốc. Khi đi du lịch, tất nhiên, khi mới tiếp xúc với người bản xứ, sự bỡ ngỡ trong giao tiếp là điều không tránh khỏi, bạn có thể nhờ những đứa trẻ nhỏ thông thạo tiếng địa phương để chúng dịch giúp, hoặc bảo họ nói chậm cho mình hiểu. Trường hợp "bí quá" thì chúng ta đánh phải dùng ngôn ngữ cử chỉ để gỡ bí!