Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Các chuyên gia đầu ngành "hiến kế" sửa tật nói ngọng: Muốn hội nhập phải phát âm chuẩn

Ngày đăng: 14/02/2014 (Lượt xem: 1519)
- Việc khắc phục "sự cố" này đang được các nhà quản lí giáo dục Thủ đô ráo riết thực hiện.
Mới đây, dư luận lại rộ lên chuyện học sinh và giáo viên 13 huyện thị ngoại thành của thủ đô Hà Nội và một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nói ngọng hai phụ âm "n", "l" với mức độ nặng. Việc khắc phục "sự cố" này đang được các nhà quản lí giáo dục Thủ đô ráo riết thực hiện. Tuy nhiên, dưới nhiều góc độ, các chuyên gia đầu ngành về xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học… vẫn cho đó là việc không thể làm vội vàng và phải hết sức khoa học vì nó còn là một "nét văn hóa riêng"(?!).
 

Không ít trường hợp “dở khóc dở cười” vì nói ngọng khi đi xin việc. Tranh: Minh họa.

 
“N” và “L” có quan trọng  gì đâu (?!)

Theo tôi, "n" hay "l" có quan trọng gì đâu, cứ để cho người ta nói theo văn hóa ngôn ngữ vùng miền vốn có của họ. Chẳng hạn, bao đời nay dân Việt Bắc vẫn gọi mẹ là "mế", vùng Trung du vẫn gọi là "bầm", vùng Bình - Trị - Thiên gọi là "mạ", người miền Nam gọi là "má"... thì mọi người vẫn hiểu đấy thôi. Dân xứ Nghệ phát âm dấu ngã thành dấu nặng hoặc dấu hỏi thì vẫn được mọi người chấp nhận như thường. Thậm chí, đối với tôi, đó còn là một cách phát âm rất riêng mang tính bản địa vùng miền rất rõ. Nó góp phần làm cho vốn ngữ âm thêm đa dạng và sinh động.

Trong quan điểm của tôi, quan trọng nhất là trong giảng dạy, giáo viên phải giáo dục cho các em học sinh nắm vững được khái niệm của từng từ ngữ để các em có được những hình dung nhất định về nghĩa của từ, không bị lẫn lộn về ngữ nghĩa. Ngoài ra, các thầy cô giáo cũng nên nhắc nhở học sinh phải viết đúng ngữ pháp, không được đưa cách nói thường ngày của mình vào văn bản viết. Bởi nói ngọng có thể chấp nhận nhưng viết ngọng là không thể chấp nhận.

Chúng ta cũng chẳng cần phải đặt ra một chương trình lớn rồi bắt giáo viên phải làm theo hay gò học sinh vào một chuẩn chung cứng nhắc. Còn nếu làm như vậy chỉ với chủ ý xây dựng nên một cách phát âm chuẩn của người Thủ đô thì quả là hơi khó. Bởi, Thủ đô Hà Nội vốn là nơi hội tụ của người dân ở nhiều vùng miền, Hà Nội có được sự đa dạng và đặc sắc văn hóa như hiện nay chính là nhờ sự "hội tụ" đó. Chúng ta nên đi tìm tinh thần riêng của Hà Nội để làm nét đặc trưng hơn là lấy cách phát âm làm chuẩn.

PGS.TS Mai Văn Hai 
- Viện Xã hội học

Xấu hổ lắm!!!
 
Việc nói ngọng này tồn tại từ hàng trăm năm nay rồi nên muốn sửa thì cần phải có quá trình. Không thể làm theo kiểu bây giờ giáo viên nào nói ngọng thì loại người ta ra hoặc không tuyển dụng người ta nữa, làm như thế không được đâu. Có câu ngạn ngữ thế này: "Con người cần hai năm để tập nói nhưng mất 60 năm để biết giữ gìn lời ăn tiếng nói" - nghĩa là để lời nói hoàn thiện phải mất một quá trình lâu dài.
 
GS.TSKH Trần Văn Nhung
Tôi nghĩ, bất kỳ đất nước nào cũng thế, muốn hội nhập được với thế giới, muốn nói tốt tiếng ngoại quốc thì trước hết phải nói chuẩn và thạo tiếng mẹ đẻ, tiếng bản ngữ của mình.
 
Khi còn làm thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi từng chứng kiến nhiều em học sinh và cả giáo viên ở các vùng Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc... nói ngọng rất nặng hai phụ âm "l" và "n". Nhiều em nói như thế nào thì viết như thế ấy, đó là một nguy hiểm. Một số bạn lớn tuổi rồi nhưng đi học tiếng Anh toàn phát âm "No. I am not" thành "Lâu, ai am lót".

Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở vùng biển giáp giữa Ninh Bình và Nam Định nên phụ âm "l" và "n", "tr" và "t" là tôi hay nói lẫn lắm. "Nồng nàn" phát âm thành "lồng làn", "cây tre" thành "cây te"... Cho đến nay dù đã sống ở Hà Nội hơn 40 năm rồi mà tôi vẫn ngọng như thường. Tuy nhiên, nếu nói ngọng theo kiểu mỗi một nơi nói một giọng thì đó không phải là nói sai về ngữ pháp, sai về văn phạm mà là do uống nước vùng đó, hít khí vùng đó... nên nói giọng như thế. Người ta, không thể bắt người Nghệ An, Quảng Ngãi nói giọng Hà Nội được. Người miền Trung và miền Nam không nói lẫn hai phụ âm "l" và "n", không sai với văn phạm quốc gia.

Còn nói ngọng, tức là sai cách phát âm, sai tiêu chuẩn chung của tiếng Việt thì phải cố mà sửa. Việc chữa nói ngọng "n" và "l" là một việc rất khó nhưng đáng trân trọng. Bản thân tôi thấy rằng khi bị ngọng, mỗi người nên tự ý thức tìm cho mình một cách sửa mỗi khi giao tiếp hoặc học tập. Riêng cá nhân tôi, mỗi khi nói ngọng là tôi xấu hổ lắm. Cách khắc phục hiệu quả nhất đó là cần phải lắng nghe người ta nói và khi mình nói thì nên nói rất chậm để điều khiển lưỡi của mình. Mỗi ngày chịu để ý một chút, kiên trì một chút.

GS.TSKH Trần Văn Nhung
 (Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo) -
Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước
 
Nên khắc phục từ thầy cô giáo
 
Việc khắc phục lỗi nói ngọng hai phụ âm "l" và "n" nói riêng và nói ngọng các phụ âm khác nói chung là một việc cần nên làm ngay. Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương nên đặt vấn đề với các trường để họ tự lên cho mình một kế hoạch phù hợp. Các giáo viên nêu cao ý thức trong việc này để làm gương cho các em học sinh. Cả thầy và trò cùng sửa để hoàn thiện cách phát âm.
 
PGS.TS Vũ Kim Bảng
(Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ)
Chuyện nói ngọng chẳng riêng gì ở 13 địa phương của Hà Nội mà là hiện tượng rất phổ biến ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ như: Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Ninh...

Người Hà Nội gốc rất ít khi lẫn lộn "l" và "n" nhưng Hà Nội lại đang bị lẫn lộn "l" và "n" rất nhiều. Hải Dương và Hải Phòng là hai địa phương nói ngọng rất nặng hai phụ âm này. Hải Phòng đã chi 200 triệu đồng để nhờ các giảng viên, chuyên gia giúp sửa lỗi nói ngọng cho giáo viên và học sinh. Thậm chí, Hải Phòng từng đưa ra xem xét và bàn bạc rất kỹ trước quy định có nên đưa vào biên chế những giáo viên nói ngọng hay không. Thật lòng mà nói, đến thời điểm này mà các thầy cô giáo vẫn còn rất nhiều người nói ngọng thì quả là có vấn đề.

Thực tế là bản thân người nói ngọng sống lâu trong môi trường nói ngọng nên họ không thể nhận ra mình nói ngọng vì không cảm nhận được. Nếu được sống trong môi trường là những người nói chuẩn, nghe được người nói ngọng thì dần dần sẽ tự sửa được.  Tuy nhiên, luyện tập cũng lại gắn liền với bản năng của mỗi người. Việc  khắc phục do đó cũng không nên nóng vội. 
 
PGS.TS Vũ Kim Bảng 
- Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ
 
Sàng lọc đầu vào khi tuyển dụng giáo viên là hợp lý

Năm học 2007 - 2008, tôi được phân công dạy lớp MG bé C2, trong quá trình giáo dục các bé tôi phát hiện một số trẻ của lớp nói ngọng phụ âm "l", "n". Tôi nhận thấy việc nói ngọng phụ âm "l", "n" có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và nếu không sửa kịp thời sẽ dễ hình thành thói quen khó chữa. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp sửa nói ngọng phụ âm l, n cho trẻ 3 - 4 tuổi".

Một đặc điểm chung của nhiều trẻ bị ngọng khi phát âm hai chữ "n", "l" đó là bố mẹ bị ngọng nhưng lại không nghĩ là mình ngọng. Thế nên, khi con nói ngọng họ cũng không ý thức được để khắc phục cho con. Chính điều này khiến việc nói ngọng ngày càng gia tăng ở trẻ.

Quan điểm của tôi là cần phải tiến hành một cách đồng bộ việc khắc phục lỗi nói ngọng "n", "l" cũng như nói ngọng một số phụ âm khác trong toàn hệ thống giáo dục. Trong đó, việc giáo dục ở các cấp học mầm non, tiểu học... là cần phải được chú trọng nhất. Đây là thời điểm các em hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ và phát âm nên rất dễ sửa. Nếu cần thiết thì cũng nên sàng lọc đầu vào khi tuyển dụng giáo viên là những người có cách phát âm chuẩn, đã bị lỗi thì phải khắc phục được rồi mới được nhận công tác.

Kinh nghiệm của cá nhân tôi khi giảng dạy cho học sinh là giáo viên nên phát âm chính xác phụ âm "l", "n". Không chỉ dạy, giáo viên cũng nên có các hoạt động tìm hiểu ngôn ngữ, khảo sát thực tế trẻ ngọng phụ âm l, n để có biện pháp tác động kịp thời. Rèn và sửa lỗi "l", "n" thực sự có hiệu quả nhất là trong giờ học và trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Nên sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao có phụ âm "l", "n" nhiều để dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Kết hợp với phụ huynh, giáo viên cùng lớp để cùng rèn trẻ cách phát âm và sửa ngọng có hiệu quả. Nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội sửa ngọng cho trẻ ngay từ chính những trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt ở lớp.
Cô giáo Vũ Thị Kiều Nga
 - trường mầm non 
Tuổi Hoa (Cầu Giấy)
 
   nguồn giadinh.net.vn