1. Chương trình: Du lịch Hà Nội
Xin chào tất cả các bạn đã đến với chương trình Du lịch Hà Nội. Mình là MC ……………….. người sẽ đồng hành với các bạn trong chương trình hôm nay. Tuần trước, Đức Anh đã giới thiệu với các bạn về Hồ Gươm. Trong chương trình tuần này ……………….. sẽ đưa các bạn đến thăm một di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội mà chắc hẳn khi nhắc đến ai cũng biết. Đó chính là Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, có công lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.
Văn Miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua hàng trăm năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay nghệ nhân tài hoa.
Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều du khách, vừa giúp họ tưởng nhớ về cội nguồn, vừa có thể tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta ngày xưa. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.
Thông tin vừa rồi đã kết thúc chương trình của chúng tôi ngày hôm nay. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong các chương trình lần sau.
2. Chương trình “Ẩm thực đường phố”
Xin chào quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại các bạn trong chương trình “Ẩm thực đường phố”. Hôm nay, ……………… sẽ cùng các bạn du lịch Hàn Quốc và thưởng thức các món ăn ở đây nhé!
Nhắc đến Hàn Quốc là chúng ta không thể nào không nghĩ đến một thiên đường ẩm thực với rất nhiều món ăn đường phố nổi tiếng, ví dụ như Kimbap, teokboki, Korean kogo, kem ống, Buigogi japchae, … Tuy nhiên, trong số các món ăn đó, món ăn tôi thích nhất là món Kimbap.
Kimbap là món ăn chế biến từ rong biển, trứng, cơm, kim chi, củ cải muối, cà rốt, dưa chuột, cá hồi,.. Kimbap là sự kết hợp hài hòa các nguyên liệu. Chỉ với những bước làm đơn giản là chúng ta đã có những miếng Kimbap ngon miệng và vô cùng đẹp mắt rồi. Chính vì niềm đam mê ăn uống này mà mẹ tôi thường xuyên làm Kimbap cho tôi ăn. Đặc biệt, mẹ còn cho thêm quả bơ vào theo sở thích của tôi nữa. Chắc chắn các bạn sẽ yêu thích món ăn này ngay từ lần thưởng thức đầu tiên thôi!
Đến đây thời lượng của chương trình cũng đã kết thúc rồi, cảm ơn các bạn đã theo dõi chương trình. Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình lần sau.
3. Chương trình “Nét văn hóa Việt”
Chào mừng các bạn đến với chương trình Nét văn hóa Việt Nam. Ở số phát sóng trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về chiếc áo dài truyền thống, vậy hôm nay, ………………. sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chiếc nón lá nhé !
Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều, vì vậy mà chiếc nón lá đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân. Nón Việt có lịch sử rất lâu đời, hình ảnh tiền thân của chiếc nón được chạm khắc trên trống đồng Ngọc lũ từ khoảng 2500 – 3000 năm trước. Nón cổ có 3 loại: nón nhỡ, nón ba tầm và nón đầu. Chúng đều là những giai đoạn lịch sử theo các thời kì, nón có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Nón không chỉ đơn thuần là 1 vật dùng để che nắng, che mưa mà nó còn là linh hồn tinh hoa nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những làng nghề làm nón nổi tiếng như: nón Chuông ở Hà Tây, nón Huế,.. Mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng, tuy nhiên chúng đều vô cùng dân dã, nguyên liệu chính được lấy từ lá của cây cọ, sợi dệt lấy từ sợi vải ni lông. Tre chọn ống dài, vuốt nhọn, đặt vào khuôn tròn tạo thành vòng nón. Mỗi loại nón sẽ có số vòng khác nhau. Nón chuông có 16 vòng, sau đó sẽ xếp lá lên cái khuôn sẵn ấy, khâu thành từng mũi khâu được đo lường, đều đặn. Nón không chỉ có sức lan truyền ở Việt Nam mà còn gây ấn tượng trong mắt du khách nước ngoài. Phương Thảo tin chắc rằng chẳng ai có thể không xao xuyến trước hình ảnh cô gái mái tóc dài buông xõa, tà áo dài trắng thướt tha với chiếc nón lá đội đầu.
Nón lá hay áo dài đều là niềm tự hào của văn hóa Việt, giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Hình ảnh tà áo dài kết hợp với chiếc nón lá cũng chính là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, thướt tha, duyên dáng.
Vậy là chương trình tìm hiểu về chiếc nón lá hôm nay đã khép lại. Tôi mong rằng với những trải nghiệm hôm nay, các bạn sẽ thêm yêu quí và tự hào về nét văn hóa Việt nói chung cũng như chiếc nón lá nói riêng. Xin chào và hẹn gặp lại!
4. Chương trình “Dự báo thời tiết”
Thưa quý vị và các bạn!
Sau một tuần mưa kéo dài, cuối tuần này ở miền Bắc sẽ khô ráo, nhiệt độ sẽ giao nhau vào khoảng 29 đến 31 độ C. Thời tiết rất lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời cùng gia đình, người thân, bạn bè.
Buổi tối, nhiệt độ khá thấp vào khoảng 18 đến 20 độ C. Ra ngoài vui chơi thì các bạn đừng quên mang theo những chiếc áo khoác để giữ cho mình được ấm áp nhé.
Khác với Bắc Bộ, Nam Bộ vào buổi tối sẽ có mưa lớn, với nhiệt độ vào khoảng 30 đến 33 độ C. Các bạn nên đi chơi, tham gia các hoạt động vào ban ngày. Còn buổi tối, hãy dành thời gian ở nhà cùng gia đình nhé!
Quay trở lại về miền Trung, đây là thời điểm lý tưởng để quý vị có những chuyến du lịch cuối tuần. Nhiệt độ trung bình cả ngày vào khoảng 28 – 30 độ C. Trời mát mẻ, nắng không quá chói chang, phù hợp với những hoạt động trên biển.
Bản tin dự báo thời tiết xin được khép lại tại đây. Xin chào và hẹn các bạn vào bản tin 19h50 tối nay.
*** KỊCH BẢN SỰ KIỆN
1. Chương trình Trung Thu
Các bạn thân mến, mình là Thỏ Ngọc – cô em gái thân thiết của chị Hằng đây. Hôm nay là Rằm trung thu, mình xin phép chị Hằng được xuống hạ giới ngắm phố phường đấy. Rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình “ Trung thu yêu thương” phát sóng lúc 18h00 trên kênh Bibi.
Chao ôi, mình háo hức quá đi mất. Các bạn ơi, hãy đi cùng với mình nào.
Thỏ Ngọc đang đứng trước một gian hàng bán đèn ông sao ở phố Hàng Mã. Nhìn thấy những chiếc đèn này, mình lại nghĩ ngay tới câu hát:
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài cán cao quá đầu.
Thích quá, mình phải mua ngay một cái mới được. Cô ơi, cô bán cho cháu nhé. Cháu cảm ơn cô ạ!
Ah, các bạn ơi, mau đi ra khu vực bán mặt nạ thôi. Mình thích mặt nạ công chúa Elsa này lắm. Mình đeo cho các bạn xem nhé. Các bạn thấy có dễ thương không?
Điểm dừng chân cuối cùng trên phố Hàng Mã là cửa hàng bán đèn lồng. Mình thích được chơi rước đèn với các bạn thiếu nhi hạ giới lắm, nên mình phải mua 1 cái thôi. Nhưng mà có nhiều loại lồng đèn quá, có loại phát ra nhạc, có loại hình đầu chú gấu, biết chọn loại nào bây giờ. Uhm, thôi được rồi, mình sẽ chọn chiếc đèn lồng hình Thỏ Ngọc. Trông có giống mình không các bạn?
Hôm nay, Thỏ Ngọc được đi chơi Trung thu thích quá. Đã đến lúc tớ phải về lại cung trăng rồi. Cảm ơn các bạn và chúc các bạn có 1 Trung thu thật vui.
Xin chào và hẹn gặp lại!
2. Chương trình cầu truyền hình kết nối “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.
(Video mở màn)
Xin chào quý vị và các bạn. Vừa rồi thì chúng ta đã được thấy những hình ảnh vô cùng cảm động của các bạn nhỏ cùng những chiến sĩ biên phòng. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ và trò chuyện với họ trong chương trình cầu truyền hình kết nối “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.
(phỏng vấn em nhỏ)
MC: Chào em, em tên là gì?
Em bé: Y Sao (trả lời nhát gừng).
MC: Ồ, Y Sao mấy tuổi rồi?
Em bé: 7 tuổi
MC: Tết sắp đến rồi, Y Sao có mong muốn gì cho năm mới không nào?
Em bé: Muốn bánh kẹo
MC: Bánh kẹo này, gì nữa nào
Em bé: áo ấm
MC: Ừ, áo ấm này, còn muốn gì nữa không
Em bé: tết đông người
MC: Ồ, tết đông người cho vui đúng không nào? Thưa quý vị, và đó cũng chính là ước mơ lớn đối với em. Y Sao mồ côi cha mẹ từ nhỏ, em sống với ông bà nhưng ông bà em cũng vừa mới qua đời. Ở vùng biên giới này, cuộc sống của Y Sao sẽ không biết thế nào nếu không có sự chia sẻ của các chú Bộ đội Biên phòng.
(phỏng vấn bộ đội)
MC: Xin giới thiệu với quý vị đứng cạnh tôi đây là Thiếu tá Đào Mạnh Tưởng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lóng Sập, bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La. Chú Tưởng thân mến, gắn bó với vùng biên giới này chú có suy nghĩ như thế nào khi gặp những hoàn cảnh như Y Sao?
Chú Tưởng: Tôi rất xúc động và thương cảm, gặp Y Sao tôi lại nghĩ đến con mình, Y Sao quá thiệt thòi, cần phải được đỡ đầu, che chở.
MC: Vâng, thực sự đó là những hoàn cảnh vô cùng xót xa đúng không ạ? Vậy thì trước những hoàn cảnh đó, bộ đội biên phòng sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?
Chú Tưởng: Chúng tôi đón Y Sao về Đồn Biên phòng, trao cho em những tình cảm ấm áp, em sẽ được ăn bánh mứt trong ngày tết, được mặc áo ấm, được vui đùa như các bạn nhỏ khác.
MC: Cảm ơn chú Tưởng. Những tình cảm của các chú Bộ đội Biên phòng thật là nồng ấm, sâu nặng nghĩa tình. Trong chương trình hôm nay, chúng cháu những MC nhí trong ngôi nhà VietSkill muốn gửi 500 chiếc áo ấm cho các bạn nhỏ ở vùng biên giới, các chiến sĩ biên phòng có thể cùng với chúng cháu trao tận tay các bạn được không ạ?
Nhân vật: Vâng, chúng tôi rất sẵn lòng.
MC: Vâng, xin mời các chú
(đồng chí bộ đội khoác áo ấm cho em nhỏ)
MC: Quý vị có thể cho hình ảnh đẹp này một tràng pháo tay thật lớn được không ạ? Xin cảm ơn Thiếu tá Tưởng. Thưa quý vị và các bạn, qua cuộc trò chuyện vừa rồi thì có lẽ quý vị cũng đã hiểu hơn về cuộc sống của những bạn nhỏ vùng biên giới, ngoài Y Sao ra còn có rất nhiều bạn nhỏ khác cần sự giúp đỡ, mùa xuân biên giới sẽ ấm áp hơn với sự sẻ chia đầy yêu thương này!
(nói với em nhỏ) Y Sao thân mến, mùa xuân đã về nơi biên cương, em có thể gửi đến các bạn nhỏ ở cầu truyền hình Hà Nội một lời chúc nào đó được không?
Em bé: Chúc các bạn đón tết vui vẻ!
MC: Cảm ơn Y Sao rất nhiều!
( Ngồi cạnh các bạn nhỏ) Quý vị và các bạn thân mến, những hình ảnh đẹp này cũng đã khép lại câu chuyện về các em nhỏ ở vùng biên giới Sơn La hôm nay. Hy vọng rằng 1 ngày không xa, những mong ước nhỏ nhoi của các em sẽ trở thành hiện thực, tương lai của các bạn nhỏ như Y Sao sẽ ngày càng được rộng mở.
3. Chương trình “Lễ trao giải Âm nhạc nhí 2017”
Xin chào tất cả các bạn đã đến với Lễ trao giải Âm nhạc nhí 2017. ………………. rất vui khi được đồng hành với các bạn trong đêm chung kết hôm nay.
Và để mở đầu chương trình, xin mời quý vị và các bạn đến với ca khúc Trái đất này là của chúng mình do Câu lạc bộ Tuổi Thần Tiên thể hiện ( tìm bài hát Trái đất này là của chúng mình - 1 đoạn).
MC: Xin cảm ơn Câu lạc bộ Tuổi Thần Tiên đã mang đến cho chương trình 1 tiết mục thật tuyệt vời phải không nào các bạn nhỏ?
Và để các bạn không phải chờ lâu . Sau đây, Khánh Linh xin công bố từng hạng mục giải thưởng sẽ có trong chương trình trao giải đêm nay.
Trong chương trình hôm nay, Ban tổ chức sẽ công bố 4 hạng mục giải thưởng Âm nhạc nhí 2017 bao gồm các giải: Giải nhất, giải nhì và giải ba.
Trước khi bước vào đem trao giải, hãy theo chân Khánh Linh phỏng vấn các bạn nhỏ để xem cảm xúc của các bạn hiện giờ như thế nào nhé!
MC: Xin chào bạn! Là một thí sinh tham gia trong đêm chung kết Âm nhạc nhí 2017 cảm xúc hiện tại của bạn lúc này như thế nào? Bạn có thể chia sẻ với Khánh Linh và khán giả được không?
Khách mời ( trả lời): …………………………………………………
MC: Vâng, xin cảm ơn bạn. Chúc bạn sẽ may mắn trong cuộc thi.
Quý vị và các bạn thân mến! Cuộc thi Âm nhạc nhí 2017 như một hành trang tiếp thêm sự tự tin cho các bạn nhỏ. Mong rằng các bạn sẽ luôn tỏa sáng và có nhiều cơ hội tiến gần hơn với đam mê của mình nhé!
Đầu tiên chúng ta hãy đến với giải Ba. Xin chúc mừng bạn Nguyễn Bình Minh SBD 122. Xin mời bạn lên sân khấu nhận giải thưởng.
Và giải nhì đã thuộc về bạn Nguyễn Hà Anh SBD 101. Vâng thưa quý vị Hà Anh là 1 trong những thí sinh duy nhất đại diện khu vực miền trung đến tham dự cuộc thi. Hãy dành một tràng pháo tay để khích lệ và cổ vũ cho cô bạn sở hữu giọng hát đặc biệt này.
Đã đến giờ phút quan trọng nhất trong Lễ trao giải Âm nhạc nhí hôm nay. Bản thân Khánh Linh đang rất hồi hộp là không biết ai sẽ quán quân trong đêm chung kết. Quý vị và các bạn sẽ không phải chờ đợi lâu hơn nữa và bây giờ Khánh Linh sẽ công bố Quán quân của cuộc thi Âm nhạc nhí 2017 đã thuộc về bạn Phạm Minh Phương SBD 123 đã xuất sắc vượt qua hàng nghìn thí sinh để dành chiến thắng 1 cách thuyết phục . Xin mời bạn lên sân khấu nhận hoa và phần thưởng của Ban Tổ Chức
Lễ trao giải Âm nhạc nhí 2017 đã khép lại và để lại nhiều cảm xúc khó quên. Hy vọng rằng các bạn nhỏ sẽ lưu giữ cho mình những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt hành trình tuổi thơ của mình.
Hẹn gặp lại các bạn nhỏ trong chương trình Âm nhạc nhí 2018. Xin chào và hẹn gặp lại.
***KỊCH BẢN CUỐI KHÓA CỦA HỌC VIÊN KHÓA KỸ NĂNG SỐNG LAUREATE
Hello, my name is Cam Ly, I want to tell you how to make the traditional food in my country Vietnam.
Every country in the world has its own unique food. Viet Nam - my dear homeland either! There is also a very unique culinary background, bearing the traditional Lac Hong culture. Indispensable in that is the Chung cake is used in Tet holidays. Banh Chung was born first time at the time of the eighteenth Hung King, this was the gift offered by Lang Lieu to his father to show his filial piety.
For a long time, folk have taught us that banh Chung is the symbol of the fullness and warmth of mother earth, so the shape of banh chung is squarely shaped. Materials to make a simple cake, close to our people, including: pork is usually bacon, green beans, glutinous rice, and can add some other spices depending on the taste of every person. Pork is sliced just right, seasoned with spices such as pepper, onion, a little salt, marinated in 30 minutes. The spices are soaked in each piece of meat, making it rich when enjoying. Green beans are often selected as beanstalk then to be soaked in warm water for one to two hours to be softer. The outer shell is glutinous rice. We need to soak the glutinous rice in cold water for four to five hours so that the rice is soft and easy to ripe. You should do not forget to pack leaves outside. We need to pick the green leaves, not be torned, then wash and dry thoroughly to avoid when cooking the cake, the cake will be hard to enjoy.
The package is the last step, we need to use the mold to package. Place the four layers of overlapping leaves, then a bowl of sticky rice spread over the leaves, for a small bowl of green beans and then put up two to three pieces of meat, then we put a little green beans on the top. Finally I pour a bowl of rice on top. We wrap them in a mold and compress them firmly to ensure that the cake is firm, we use strands to pack the cake. Then put the cake in a pot boiled for about eight to ten hours to ripe. Take the cake out of the basket, let it drain so you can enjoy these delicious Chung cake. Peeling the cake, you will see a bright green on the cake. When cutting the cake, the whole colors of the cake become very harmonious, the yellow of the sticky rice and the pink of the bacon. Alas! How delicious. Tasting the cake, you will not forget the fatty taste of pork, the delicious taste of glutinous rice and green beans. Blending together creates the perfect unforgettable.
Banh Chung is a very delicious cake, bring a special flavor bold Vietnamese identity. So, we need to preserve this traditional food, like preserving the traditional beauty of the Vietnamese people.
DỊCH NGHĨA
Xin chào tất cả mọi người, mình tên là Cẩm Ly, sau đây mình muốn giới thiệu với các bạn cách làm món ăn truyền thống của đất nước Việt nam của mình.
Mỗi đất nước trên thế giới đều có một món ăn riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Việt Nam - quê hương thân yêu của tôi cũng vậy! Nó có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa văn hóa truyền thống Lạc Hồng. Không thể thiếu trong đó chính là món bánh chưng được sử dụng vào những dịp lễ, ngày tết. Bánh chưng có từ thời của vua Hùng thứ mười tám, đây là món lễ vật do Lang Liêu dâng lên cho vua cha để bày tỏ sự hiếu thảo của mình.
Từ rất lâu rồi, dân gian ta vẫn truyền rằng, bánh chưng chính là biểu tượng cho sự đầy đủ và ấm no của đất mẹ, nên hình dáng của bánh chưng chính là một hình vuông vức đều nhau. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng đơn giản rất gần gũi với chúng ta, bao gồm: thịt ba chỉ, đậu xanh, nếp, và có thể thêm một số gia vị khác tùy khẩu vị mỗi người. Thịt heo được thái lát vừa phải, được nêm thêm gia vị như hạt tiêu, hành tím, một chút muối, được ướp trong thời gian 30 phút. Gia vị được ngấm đều vào từng miếng thịt, tạo nên vị béo ngậy, đậm đà khi thưởng thức. Đậu xanh thường được ngâm trong nước ấm từ một đến hai tiếng để hạt đậu mềm hơn. Lớp vỏ bánh bên ngoài chính là gạo nếp. Chúng ta cần ngâm gạo nếp vào nước lạnh từ bốn đến năm tiếng để hạt gạo mềm và có thể chín kĩ hơn. Đừng quên lớp lá gói bên ngoài. Chúng ta cần chọn những lá không bị rách, xanh, sau đó rửa sạch và lau thật khô để tránh khi nấu bánh, bánh sẽ bị nhão
Gói bánh chính là công đoạn cuối cùng, chúng ta cần sử dụng khuôn để gói. Xếp vào khuôn bốn lớp lá dong chồng lên nhau, sau đó cho một bát gạo nếp trải đều lên lớp lá, xong cho một chén nhỏ hơn đỗ xanh rồi bỏ lên trên từ hai đến ba miếng thịt, xong chúng ta cho một ít đỗ xanh lên phủ kín lại phần thịt và cuối cùng ta lại đổ một bát gạo lên trên cùng. Chúng ta gói lại theo khuôn và nén chặt thật chặt để bánh được chắc, rồi dùng dây lạt để buộc chặt bánh chưng. Sau đó bỏ vào nồi luộc trong khoảng tám đến mười tiếng thì bánh chín. Vớt bánh ra, để ráo nước thế là các bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ngon lành này rồi. Khi bóc vỏ bánh ra, ta sẽ thấy có một màu xanh lá cây tươi sáng bám vào vỏ bánh. Khi cắt bánh ra, ba màu sắc của bánh trở nên thật hài hòa với màu xanh của vỏ bánh, màu vàng của gạo nếp và màu hồng hồng mỡ của thịt ba chỉ. Chao ôi! Thật ngon biết bao. Nếm chiếc bánh, ta sẽ không thể nào quên được vị béo ngậy của thịt heo, vị thơm dẻo của gạo nếp và đậu xanh. Hòa quyện vào nhau tạo nên sự hoàn hảo không thể nào lẫn vào đâu được.
Bánh chưng là rất thơm ngon, mang một hương vị đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và lưu truyền món ăn truyền thống này, giống như gìn giữ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.