Kịch bản VII:
Trung thu xưa và nay
MC1: MC1 và MC2 vui mừng chào đón quý vị và các bạn
đã đến với chương trình “Cuộc sống muôn màu”. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
chủ đề mà rất nhiều người muốn hiểu rõ hơn: đó là sự khác biệt giữa trung thu “
xưa và nay”.
MC2:
Theo truyền thống: Trung thu là Tết đoàn viên được mở ra vào ngày 15/8 Âm lịch
hàng năm, khoảng thời gian gia đình quây quần bên nhau để thưởng thức bánh nướng,
bánh dẻo, trà xanh. Với các bạn nhỏ, đây là dịp Tết Thiếu nhi đặc sắc được người
lớn bày cỗ, tặng đồ chơi, lồng đèn, mặt nạ ..
MC1:
Người Việt còn tổ chức múa lân, sư, rồng, hát trống quân và treo đèn lồng trước
cửa nhà. Trăng luôn sáng vành vạnh, chú Cuội – Chị Hằng vẫn sống động, ai cũng
được vui chơi trong không khí náo nức … MC1 nghĩ, đó là những điểm chung khá giống
nhau của Tết Trung thu xưa và nay đấy.
MC2:
Đúng vậy. Theo thời gian, những thứ liên quan đến Rằm tháng tám đã có ít nhiều
thay đổi. Đồ chơi trung thu xưa rất đơn giản: Đó là những đèn kéo quân, đèn ông
sao mà bố tự tay làm cho con. Đèn lồng từ bìa cũ, giấy màu chắt chiu mà thành.
Đơn giản là thế nhưng bạn nhỏ nào cũng ngóng chờ đến lúc được thắp đèn đi chơi,
khoe với bạn bè.
MC1:
Giờ đây, bố mẹ có thể dễ dàng mua cho các bạn nhỏ những chiếc đèn lồng đa dạng
màu sắc, đủ kiểu, có các chức năng phát sáng, phát nhạc... các loại bóng bay, mặt
nạ nhựa muôn màu muôn vẻ… Có rất nhiều đồ chơi hiện đại, nhiều chức năng nhưng MC1
thấy, chiếc đèn kéo quân, đèn ông sao truyền thống vẫn có sức hút riêng khi xuất
hiện nổi bật trong những gian hàng đồ chơi tại đây.
MC2:
Cảm thúc rất lạ và thú vị đúng không nào? MC2 cũng yêu thích những giá trị truyền
thống có sức sống lâu dài cùng thời gian. Ngày xưa, bánh Trung thu chỉ gói gọn
trong vòng bánh nướng, bánh dẻo nhân thập cẩm, hiện nay cũng đã thay đổi ít nhiều
về cả hình dáng và hương vị, tạo nên sự hấp dẫn hơn.
MC1: Ngày nay, thị trường bánh Trung thu có thể
làm bạn hoa mắt bởi có quá nhiều loại với mẫu mã siêu đa dạng. Nào là bánh
Trung thu thạch, bánh rau câu, bánh nhân sen, nhân đậu, nhận trứng muối ... Điều
này, chúng ta có thể thấy sự kế thừa vô cùng thú vị.
MC2
: MC1 à, còn việc mọi người đi chơi tết trung thu thì sao?
MC1.
Mình được nghe bố mẹ kể, Trung thu xưa, khi bữa cơm tối kết thúc, trăng vừa
lên, trẻ đã gọi nhau ời ời để cùng nhau ra sân chung, ra đình làng cùng nhau
chơi trò rồng rắn, hát đồng dao, xem múa lân ngắm trăng rồi quây quần bên mâm
ngũ quả.
MC2:
Còn Trung thu ngày nay người người nhà nhà cùng đổ ra đường ngắm phố phường
lung linh. Các trung tâm thương mại, các quán cà phê lúc nào cũng đông đúc, đầy
ắp tiếng nói cười. Có thể nói trung thu xưa và nay có hàng trăm điều khác biệt,
nhưng tình cảm gia đình đong đầy và ý nghĩa đoàn viên của Tết Trung thu thì
không bao giờ thay đổi.
MC1+MC2
: Yêu thương – Chia sẻ và ấm áp – Chúc các bạn một mùa trung thu thật ý nghĩa
nhé!
Kịch bản VIII:
Đền Ngọc Sơn
MC1:
Chương trình “Nét đẹp Việt Nam” của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên
VTV3 vào 20h tối thứ 7 hàng tuần.
MC2:
MC1 và MC2 vui mừng đồng hành cùng quí vị và các bạn trong chương trình hôm nay
đến với một di tích lịch sử đặc biệt được xây dựng từ thế kỉ 19.
MC1:
Đó là Đền Ngọc Sơn. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn sau đổi gọi là đền Ngọc
Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương
khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.
MC2:
Cây cầu bắc từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ có Tháp
Bút, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh
Thiên" nghĩa là: viết lên trời xanh.
MC1:
Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên. Trên có đặt một cái nghiên mực bằng
đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên
có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực. Từ cổng ngoài đi vào
có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng
cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua
càng gắng công học hành.
MC2:
MC1 này? Cậu ấn tượng nhất với công trình nào xung quanh Đền Ngọc Sơn?
MC1:
Cầu Thê Húc đấy cong mình bắc ngang hồ đi tới Đền Ngọc Sơn, mỗi lần bước chân
trên cầu mình thấy thật nhiều cảm xúc. Thế còn MC2? Bạn thích công trình nào nhất?
MC2:
Ngay từ khi tới đây, mình rất ấn tượng với Cổng đền. Mình được biết cổng đền có
tên là Đắc Nguyệt Lâu. Cổng nằm chếch dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng
cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại
ánh sáng đẹp của mặt trời. Và muốn vào được trong đền thì phải đi qua cầu Cầu
Thê Húc.
MC1:
Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến
trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ,
gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.
MC2:
Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử
dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi
người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
Các bạn thân mến! Chúng
ta sẽ cùng khám phá những điểm đến thú vị khác cùng những người bạn MC nhí
Vietskill của MC1 và MC2 tại Phố cổ nhé.
MC1-
MC2:
Xin chào và hẹn gặp lại!!!
Kịch bản IX: Phố Hàng Mã
(Quay cảnh bán đồ trang trí trung thu ở phố
Hàng Mã…)
MC1:
MC1 và MC2 đang có mặt tại phố Hàng Mã để ghi hình chương trình “Chu du Hà Nội”
của Đài truyền hình Việt Nam.
MC2:
Con phố Hàng Mã được mệnh danh là phố trang trí của người Hà Nội. Phố Hàng Mã
giáp gần chợ Đồng Xuân, nối một đầu với phố Hàng Đường nổi tiếng là món ô mai
và chạy dài đến tận đường Phùng Hưng. Vào các dịp Lễ Tết, con phố này đông nghẹt
người tạo thành một khu mua sắm liên hoàn.
MC1:
MC2 này, nghe tới cụm từ “Khu mua sắm liên hoàn” khiến mình liên thưởng tới
Hàng Mã là Khu trung tâm thương mại ngoài trời vừa sầm uất vừa bình dân, giản dị.
MC2:
Quả là một sự liên tưởng hay. MC1, bạn có hình dung được một ngày của phố Hàng
Mã sẽ diễn ra như thế nào không?
MC1:
Nhộn nhịp từ sáng sớm đến đêm khuya, đủ cả 365 ngày trong năm, Hàng Mã luôn là
con phố tấp nập và màu sắc nhất cho mọi ngày lễ tại Hà Nội. Cần mua đồ cho những
ngày lễ hay trang trí cho gia đình, chẳng đâu bằng con đường vẻn vẹn vài trăm
mét chiều dài này. MC1 thật khó có thể diễn tả hết sự bận rộn của phố Hàng Mã
xuyên suốt trong năm.
MC2:
Đúng vậy. Khu phố Hàng Mã sầm uất này không hề bỏ lỡ một dịp lễ nào trong năm
đâu các bạn nhé.Vào Tết Trung thu cả con phố sáng rực với đèn ông sao, mặt nạ,
đèn cù, đèn kéo quân, …đủ các loại đồ chơi cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Lễ
Giáng Sinh thì có đủ, từ ông già Noel, cây thông, quả trang trí trên cây cho đến
ruy băng kim tuyến…Tết Âm lịch, phố rực một màu đỏ của đèn lồng, của các loại
dây trang trí đủ màu, của những bao lì xì đẹp mắt.
MC1:
Còn một điều cực kỳ thú vị nữa ở con phố này
mà chúng ta vẫn chưa nói đến, MC2 có biết là gì không?
MC2:
À..đúng rồi, Phố Hàng Mã còn nổi tiếng với kiến trúc đặc sắc là nhà hình ống và
nhà chồng diêm nữa đấy. Đây là không gian nghỉ ngơi, sản xuất và buôn bán hợp
lý mà vẫn có cả khoảng không để đưa thiên nhiên vào trong nhà. Không chỉ vậy lại
còn mang vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội xưa và nay nữa.
MC1:
Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của phố Hàng Mã, MC1 và MC2 cảm thấy thật
vinh dự và tự hào. Hơn nữa, còn có thể chia sẻ cảm xúc này tới quí vị khán giả
và các bạn, để ai cũng thêm yêu nét văn hóa độc đáo của Việt Nam ta. Cảm ơn quí
vị và các bạn đã đồng hành cùng Chu du Hà Nội trong chương trình hôm nay.
Cả hai: “Xin chào và hẹn
gặp lại”
Kịch bản X: :
Bánh trung thu
MC1
: Xin chào các bạn đã đến với chương
trình “ Văn hóa Việt” của Đài truyền hình Việt Nam. Các bạn thân mến! Chỉ còn
ít ngày nữa là đến Tết trung thu - tết cổ truyền đã có từ bao đời nay của văn
hóa Việt Nam ta. Những ngày này, trên khắp phố phường rực rỡ sắc màu của đèn
ông sao, đèn lồng, đầu sư tử …
MC2:
MC1 này, bạn đang nói tới những đồ chơi truyền thống phải không? Vậy bạn có biết,
loại bánh truyền thống nào không thể thiếu trong dịp trung thu của người Việt
Nam?
MC1:
Tất nhiên là bánh nướng, bánh dẻo dẻo rồi, món bánh thơm ngon mà chỉ nhắc tới
thôi là mình đã phải nuốt nước bọt vì thèm rồi. MC2 có gợi ý hay rồi chứ?
MC2:
Cửa hàng bánh trung thu Bà Dần ở phố Hàng Bè chắc chắn sẽ khiến bạn mê luôn.
Nhưng MC1 à, tạm thời đừng nghĩ tới việc thưởng thức bánh, vì nhiệm vụ của
chúng ta là tìm hiểu về bí quyết gia truyền tạo nên những chiếc bánh thơm ngon.
Điều này sẽ rất khó đấy.
MC1:
Tự tin lên, vì chúng ta là MC mà!
Tại cửa hàng.
MC1:
Trên tay MC1là chiếc bánh dẻo nhân đỗ xanh, một trong những loại bánh được
khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Cửa hàng ở đây luôn đông khách và tuổi đời của
cửa hàng chắc chắn sẽ khiến các bạn ngạc nhiên, con số trên 60 năm chính là lời
khẳng định về chất lượng của bánh Bà Dần.
MC2:
Một số tuổi mà bất cứ cửa hàng bánh trung thu nào cũng phải ngưỡng mộ. MC2 tin
rằng, chất lượng ở đây không chỉ bao gồm: việc lựa chọn những nguyên liệu tốt
nhất để làm bánh nướng bánh dẻo với hương vị đặc trưng và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Ngoài ra còn thể hiện mẫu mã đẹp, dịch vụ phục vụ khách
hàng chu đáo nữa.
MC1:
Bí quyết tạo nên sức hấp dẫn riêng của Bánh trung thu Bà Dần chính là sự nhạy cảm
về tỉ lệ nguyên liệu, sự tinh tế trong khâu chế biến của đôi bàn tay thợ làm
bánh. Vẫn là bột nếp thơm, đỗ xanh, nước cốt dừa, trứng muối, khoai môn … vân
vân, mỗi người thợ sẽ có cách riêng để chinh phục người thưởng thức.
MC2:
Điều đó có nghĩa là chương trình “ Văn hóa Việt” sẽ còn tiếp tục giới thiệu những
thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng khác như Bánh trung thu bà Thìn, bà Tỵ, bà
Ngọ …
MC1:
Thực ra, MC1 đang muốn gửi lời chào thật vui và hài hước tới các bạn đấy.
Chương trình “Văn hóa Việt” hôm nay tới đây là kết thúc rồi.
MC1
và MC2: Và bây giờ, Xin chào và hẹn gặp lại trong chương
trình lần sau!!!
Kịch bản XI: Kem
Tràng Tiền
MC1:
Hà Nội vào thu thật rồi, thời tiết dễ chịu khiến ai cũng yêu thích cảm giác được
thư thả dạo bước trên những khu phố thân quen.
MC
2:
… à, mình đang nghĩ về nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Hà Nội, nhất là những
món ăn vặt nổi tiếng khiến du khách mê mẩn. Và cũng thật đúng lúc, có vẻ như
chúng ta đang đứng ở địa điểm mà người có tâm hồn ăn uống khó chiều cũng phải
yêu thích.
MC1:
Bạn thật tinh ý. Một que kem mát lạnh lại có thể mang tới những cảm xúc khác
nhau cho bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông của chúng ta thêm phần ngọt ngào đấy. Kem
Tràng Tiền là thương hiệu ẩm thực uy tín và nổi tiếng của Hà Nội, và điều thú vị
là: dù đến từ nơi đâu thì ai cũng háo hức chờ đợi để ít nhất mua cho mình một
cây kem để thưởng thức.
MC2:
Gắn bó với Hồ Gươm lịch sử từ thời bao cấp, kem Tràng Tiền mang trong mình những
đặc trưng riêng biệt. Vị kem tươi ngon, mát lạnh, ngọt thanh, thơm bùi và béo
ngậy, kết hợp từ những hương vị đặc trưng truyền thống như cốm, đậu xanh, dừa,
cacao… Đó là vì sao kem Tràng Tiền bốn mùa luôn đông khách, nhất là những ngày
hè nắng nóng nếu bạn muốn sở hữu cho mình một cây kem Tràng Tiền mát lạnh thật
không hề dễ dàng.
MC1:
Người đến mua kem không kể tuổi tác, nghề nghiệp đến từ nhiều nơi, chỉ sau khi
thưởng thức đã phải lòng những que kem mát lạnh và trở thành khách hàng quen
thuộc. Kem ngon, giá cả còn phù hợp với túi tiền, mỗi lần tìm tới cửa hàng, xếp
hàng và chọn cây kem yêu thích, rồi thưởng thức
trong bầu không khí đông vui, đầy ắp tiếng cười, điều đó quả thực là tuyệt
vời.
MC1:
Đi dạo một vòng qua những con phố cổ Hà Nội
MC2:
rồi đi qua một vòng nữa tới Hồ Gươm
MC1:
ghé địa chỉ quen thuộc số 35 Tràng Tiền, mua một que kem và thưởng thức, Hà Nội
sẽ trọn vẹn với từng dư vị thân thương.
… và … chúc các bạn có thật nhiều trải nghiệm thú vị tại Thủ đô thân yêu
của chúng mình nhé!!!! Xin chào và hẹn gặp lại!!
Kịch bản XII:
: Café trứng tại café Đinh – minh họa:
tách cafe
Xin chào các bạn. ….
đang đứng tại quán café rất nổi tiếng ở Hà Nội- café Đinh ở phố Đinh Tiên
Hoàng. Café Đinh nằm trên gác hai của một căn biệt thự Pháp cổ. Muốn đi lên
quán, phải qua một cửa hàng bán túi xách rồi đi qua chiếc cầu thang cũ kĩ, nhuộm
màu thời gian.
Và trong tiết trời thu
dịu ngọt thế này, được thưởng thức một tách café trứng tại đây thì không gì tuyệt vời bằng.
Trên tay ….. là tách
café trứng thơm ngon do chính tay bà Bích chủ quán café Đinh pha chế.
Vâng, vị ngọt bùi, beo béo của trứng gà và sữa
kết hợp với hương café nguyên chất tạo ra một hương vị vô cùng độc đáo, mới lạ.
Những quả trứng gà tươi
nguyên được chọn lựa kỹ càng để không gây ra mùi tanh khi uống. Café dùng để
pha chế cũng phải là loại café nguyên chất hảo hạng của Việt Nam. Điều khó nhất
lại nằm ở việc gia giảm tỷ lệ các nguyên liệu như thế nào cho hài hoà và đẹp mắt.
Việc này thuộc vào phần “bí quyết” của mỗi quán, mỗi người pha chế.
Nếu có dịp các bạn đến
đây thưởng thức hương vị của tách café vị thơm thơm béo béo này nhé. Còn bây giờ,
….. sẽ tận hưởng tách café dành riêng
cho mình, xin chào và hẹn gặp lại các bạn….?
Ngọc Ánh (Tổng hợp)