Đôi
ngỗng
Ngày
xưa, có một người hết sức giàu có, muốn sống một cuộc đời ăn uống thỏa thích,
nên ngày hai bữa mâm cơm bao giờ cũng đầy thừa những thức ăn ngon lạ.
Một hôm nhà giàu có khách, một người bạn cũng
rất sành ăn uống. Luôn mấy hôm, trong nhà toàn nghe những tiếng dao thớt, nấu
nướng. Đãi khách ăn không còn thiếu một thức ngon nào, một hôm chủ nhà đi qua
sân sau, trỏ cho bạn thấy một đôi ngỗng đẹp, bảo sẽ giết thịt để làm tiệc
tiễn hành hôm nào khách về.
Thuở ấy loài ngỗng đang còn rất hiếm và thịt ngỗng là một thức ăn sang trọng,
chỉ có nhà quyền quý mới nếm được mùi. Hai con ngỗng nghe hiểu tiếng người, lấy
làm đau xót vô hạn, vì lời hẹn của chủ nhà là bản án tử hình đối với chúng. Đêm
đến, đôi ngỗng kêu than, khóc lóc với nhau để vĩnh biệt trước, rồi khi gà bắt
đầu gáy, con ngỗng trống hôn hít vợ xong tới đứng sẵn bên cửa chuồng, đợi người
bếp đến bắt đem thịt.
Con ngỗng mái đoán biết ý chồng, muốn ngăn cho chồng khỏi chịu chết trước thay
mình, mới tranh lấy chỗ, rồi hai vợ chồng ngỗng, con nào cũng muốn hi sinh,
giành lấy cái chết về mình để cứu bạn trăm năm. Cứ thế mà đôi lứa tranh giành
nhau cho tới khi ngày sáng. Luôn mấy đêm liền cảnh đòi chết liên tiếp diễn ra ở
trong chuồng ngỗng. Rốt cuộc để tránh khỏi sự tranh giành nhau nữa, cả hai cùng
thỏa thuận ngủ ngang hàng, song song cạnh nhau. Hai con lại cùng thề nguyền
rằng sau khi một trong đôi lứa chết đi thì con còn sống sẽ ăn chay suốt đời để
nhớ kẻ đã mất.
Những tiếng thở than, tranh giành của đôi ngỗng vẳng đến tai của người khách.
Mấy lần khách lại gần chuồng để nghe câu chuyện của hai vợ chồng ngỗng vì khách
hiểu được tiếng nói của các loài chim. Những lời thề nguyền, trối trăn tha
thiết của đôi ngỗng làm động lòng khách sành ăn.
Qua hôm sau, khách ngỏ lời từ giã chủ nhân và bảo rằng mình không thích ăn thịt
ngỗng, bởi đã mấy lần nếm qua rồi mà thấy thịt loài này không ngon. Lời bịa đặt
ấy đã cứu mạng cho đôi vợ chồng ngỗng. Song từ đó, chúng vẫn giữ lời thề trước,
chỉ ăn toàn rau cỏ, ngũ cốc thôi, chứ khôn động tới thịt các sinh vật khác.
Cũng từ ngày ấy loài ngỗng theo thói quen ngủ sát cạnh nhau.
CHÀNG ĐỐN CỦI VÀ CON YÊU TINH
Ngày xưa có một anh chàng nghèo khó, sống một thân một mình. Tuy làm việc tất
lực nhưng đói rách vẫn hoàn đói rách. Những bông lúa đẹp do bàn tay chàng vun
bón thì cứ thi nhau chạy về nhà lão trọc phú. Cuối cùng, chàng đành bán tất cả
những thứ còn lại trong nhà để mua một lưỡi búa, với ý định từ nay làm nghề đốn
củi nuôi thân, may chi thay đổi được số phận.
Nhưng kiếm được một gánh củi không phải là dễ. Một hôm, theo lệ thường chàng
tiến vào rừng sâu tìm củi. Sắp giơ búa giáng vào một cây đại thụ bỗng có một
con tinh từ trong thân cây hiện ra trước mặt van lạy, van nài. Chàng dừng tay
hỏi:
- Mày muốn gì?
Đáp: - Xin ngài làm ơn đi chặt chỗ khác, tha cho chúng tôi ở đây được yên ổn.
Thấy thế, chàng càng làm già: - Không được. Tao hết hơi, hết sức mới tìm được
cây gỗ này chặt về lấy tiền nuôi thân mà mày lại bảo tao đi đâu. Hãy cút ngay
cho tao làm việc.
Con tinh thấy anh chàng lại giơ búa, hốt hoảng:
- Cây này với chúng tôi như bóng với hình, không thể nào rời được. Ngài hãy
thương cho, chúng tôi sẽ xin kính biếu ngài một vật.
- Vật gì? Đưa ra đây. Mau! Nếu không thì đừng có trách.
Con tinh bảo chờ một lát, đoạn mang đến một cái mâm đồng và nói:
- Ngài chỉ cần gõ vào mâm ba tiếng là có ăn ngay, muốn thức ngon vật lạ bao
nhiêu cũng có.
Nghe nói, anh chàng vô cùng mừng rỡ, vội nhận lấy mâm ra về, không quên hứa để
cho con tinh được yên ổn.
Khi đi qua chợ, chàng ghé ngay vào quán cơm, nơi mà thường ngày mình vẫn đặt
gánh củi nặng trước cửa vào một cái bánh, vài đĩa xôi ăn đỡ đói và đỡ mệt. Lần
này, chàng có ý khoe với nhà hàng là từ nay mình sẽ không cần ăn chịu và cũng
không cần ăn khổ như trước nữa. Nghĩ vậy, bèn đặt mâm của mình trước mặt vợ
chồng chủ quán và mọi người, gõ lên ba tiếng. Tự nhiên trong long mâm tuôn ra
những bát cơm, bát canh, những đĩa cá, thịt, giò, chả đầy tú ụ, những chén rượu
cúc tràn trề, v.v..., toàn là những thức ăn chưa bao giờ được nếm. Trước con
mắt ngạc nhiên của đám đông khách ăn trong quán, chàng đốn củi đắc chí mời họ
cùng ngồi dự tiệc.
Ăn xong, say rượu, chàng nằm lăn ra giường làm một giấc ly bì. Lão chủ quán
thấy thế thì động lòng tham lam. Thừa dịp mọi người tản đi, hắn vào buồng chọn
một cái mâm giống với chiếc mâm màu nhiệm kia, rồi đánh tráo vào. Chàng đốn củi
thức dậy không biết là mâm đã bị đánh tráo, hý hửng mang về. Sắp về tới làng,
anh nghĩ bụng nên cho mọi người biết số phận của mình từ nay đã khác trước và
nhân thể đãi làng xóm chén một bữa ra trò. Cho nên chàng rẽ ngay vào đính đánh
trống gọi làng ầm ĩ. Tất cả mọi người từ ông tiên thứ chỉ cho đến anh mõ, ai
nấy đều tưởng là có việc, lục tục đổ ra đình đông như hội. Anh chàng trịnh
trọng lên tiếng:
- Không mấy khi cháu có bữa rượu, vậy mời quý cụ và đồng dân thượng hạ ngồi vào
dự cuộc.
Nói rồi đặt mâm xuống chiếu, gõ lên thành mâm mấy cái. Nhưng anh ngạc nhiên
thấy lần này mâm không còn mầu nhiệm như trước nữa. Chàng gõ mãi, gõ mãi, mâm
vẫn trơ trơ bất động. Cho là đánh lừa mọi người, ông xã trưởng liền sai tuần
đinh xông lại nện cho chàng một trận nên thân.
Trở về nhà, chàng đốn củi bực mình vô hạn. Chắc chỉ có con tinh nó lừa mình nên
chuyện mới xảy ra như thế. Cho nên qua ngày mai, anh lại vác búa lên rừng tìm
đến cái cây cũ ra sức giáng búa vào. Con tinh hốt hoảng chạy ra van lạy chí
chết và xin tặng một con ngựa ỉa ra vàng để được tha tính mạng.
- Đưa ngay ra đây cho ta. Đồ lừa đảo!
Chàng quát lên như thế và chỉ lát sau một con ngựa đã hiện ra. Chàng cưỡi lên
phi một đoạn để cho ngựa ỉa, quả nhiên có rất nhiều vàng vụn văng ra sáng giấp
giới. Chàng mừng quá, giắt búa vào lưng và cưỡi ngựa ra về.
Đến chợ, chàng lại xuống ngựa, vào khoe với vợ chồng lão chủ quán:
- Lần này tôi có con ngựa vô cùng quý báu. Trong bụng nó là cả một kho vàng đấy
ông bà ạ! Rồi nó sẽ làm cho mà xem!
Lão chủ quán thấy quả đúng như thế thì hoa cả mắt. Hắn sung sướng được chàng
biếu trọn số vàng rơi ra. Nhưng hắn còn muốn được cả con ngựa. Hắn vội dọn cho
anh một mâm đầy rượu thịt. Rồi chờ lúc anh chàng ngủ say, hắn lại đi tìm một
con ngựa khác cũng có màu lông hung hung y hệt để thay vào, rồi dắt con kia đi
biệt.
Khi tỉnh dậy, chàng đốn củi vẫn không ngờ vực gì cả. Chàng lại nhảy lên ngựa
cưỡi về đến đầu làng. Bụng bảo vệ: - "Lần trước vì con tinh khiến cho ta
mang tiếng là đánh lừa mọi người. Lần này ta phải biếu bà con một ít vàng để bà
con thấy ta thực bụng". Thế rồi, chàng lại vào đình đánh trống ầm ĩ. Làng
lại đổ ra đình. Chàng nói:
- Tôi lần này có con ngựa rất có phép ỉa ra vàng. Vậy mời làng ra đây để nhận
cho tôi một ít của báu.
Đoạn chàng phi cho ngựa ỉa, nhưng con ngựa ấy thì làm gì mà có vàng. Nhìn thấy
đống phân ngựa vãi ra không hơn gì những đống phân ngựa khác, các cụ cho là
thằng cha đã xỏ xiên cả làng nên không nên được cơn tức giận. Cuối cùng, chàng
bị làng tịch thu con ngựa và còn bị tuần nọc xuống đánh ba mươi roi.
Qua ngày hôm sau hắn lại dậy sớm vác búa lên rừng quyết trị cho con tinh một
mẻ. Lần này chàng bổ những nhát búa rất dữ dội. Thấy con tinh hiện ra quỳ lạy
khóc lóc, chàng quát to:
- Sao mày dám lừa ông làm ông mang oán với mọi người. Mâm và ngựa của mày chỉ
là những của vứt đi, không đáng một đồng kẽm.
Con tinh hết sức phân trần, vạch tội lão chủ quán, rồi nói tiếp:
- Để tôi xin biếu ngài cái ống này, lúc về có thể lấy lại những của đã mất.
Hắn đưa ống ra và dặn:
- Cái ống này có phép làm cho bất kỳ bao nhiêu người cũng phải chống ngược lên
trời nếu cầm ống chỉ lên không ba lần. Cho đến khi nào gõ xuống đất ba lần thì
mọi sự trở lại như cũ.
Nghe bùi tai, chàng đốn củi lại dừng tay búa, cầm ống phép bắt con tinh phải
chống đít lên trời xem thử, thấy quả nghiệm rồi mới ra về.
Đến chợ, chàng lại ghé vào quán cơm tươi cười hỏi mọi người:
- Các ông các bà có muốn chống chăng?
Vợ chồng lão chủ quán tưởng có món gì bở nên vội đáp:
- Cơm ăn no, trầu đầy đây, không chống để làm gì?
Lập tức cái ống mầu nhiệm đã bắt cả nhà lão chủ quán chống hai tay xuống đất,
chân giơ lên trời không cụ cựa.
Chắc là lần này chàng đốn củi đã rõ mưu mô gian dối của mình nên cố tâm phạt
mình với phép thuật thần dị, lão chủ quán van khóc hết lời. Hắn hứa trả lại mâm
và ngựa để xin tha mạng. Anh chàng chỉ cần có mấy món bảo vật cũ, nên vui lòng
làm phép tha cho cả nhà lão đứng dậy.
Khi châu đã về hợp phố, chàng phi ngựa nước đại trở về làng. Chàng không quên
tiến vào đình thúc một hồi trống lớn mời làng như mấy lần trước. Thế rồi trước
mặt quan viên và đồng dân thượng hạ, chàng đặt mâm xuống chiếu mời mọi người
chia hàng ngồi vào.
Tiếng gõ mâm lúc này rất có hiệu quả. Cơm rượu và mọi thức ngon vật lạ tuôn ra
đầy mâm đầy chiếu. Cả làng không đợi mời nhiều, ai nấy cắm đầu ăn uống mặc sức.
Ăn uống xong đâu đấy, chàng chỉ vào con ngựa và nói:
- Nếu quý cụ và mọi người vui lòng nhận một ít vàng tôi sẽ bảo con ngựa này làm
ngay.
Không một người nào từ chối lòng tốt của chàng. Họ đứng ra hai hàng, mỗi người
cầm một cái rá chực hứng phân ngựa. Quả nhiên, ngựa chạy đến đâu, người ta đổ
xô nhau nhặt đến đấy vì họ thấy lấp lánh trên mặt đất bao nhiêu là vàng vung
vãi.
Xong cuộc nhặt vàng, anh chàng giơ ống lên và hỏi:
- Bây giờ còn ống phép này, bà con ta ai muốn chống xin mời đứng về phía này.
Bấy giờ người đã no say lại được vàng giắt lưng, ai nấy chắc mẩm lại có món quà
gì nữa, nên chẳng một ai từ chối. Ống vừa giơ lên, tất cả mọi người đều chổng
đít lên trời, dù cố gắng thế nào cũng không buông xuống được.
Hôm ấy, không ngờ lại có lão trọc phú và con gái lão cũng có mặt ở đấy. Con gái
lão là người đã làm cho chàng đốn củi chết mê chết mệt. Mọi ngày, tuy thấy anh
nghèo khổ mà nàng vẫn tỏ lòng quyến luyến, những lúc chàng đến làm công cho lão
trọc phú, hai bên từng có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò. Nhưng đối với lão thì đừng
có hòng tính chuyện lấy nhau. Bây giờ đây, thấy lão van như vạc, chàng tới
thỉnh cầu lão gả con gái cho mình. Lão gật. Thế là chiếc ống lại gõ xuống đất
buông tha tất cả mọi người.
Rồi đó, anh chàng đốn củi lấy được vợ như ý muốn. Với ba món bảo bối, chàng đi
khắp thiên hạ giúp đỡ những người nghèo khổ và trị tội những bọn tham lam độc
ác.
VUA
HEO
Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin
khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn
mang cậu về nhà nuôi để sai vặt. Cậu ngoài làm người ở ra còn hay nghịch ngợm
lấm lem nên mọi người chế giễu gọi cậu là thằng Heo. Mặc cho mọi người chê, Heo
vẫn không mảy may quan tâm. Bao nhiêu năm trôi qua, năm nào cũng hạn hán lũ
lụt, mấy đứa trẻ nhà nghèo bằng tuổi cậu không ốm yếu thì cũng gầy tong teo, ấy
thế mà Heo vẫn sống khỏe mạnh và ngày càng lớn. Năm lên mười lăm tuổi, Heo lui
đến ở với một vị quan lớn.
Heo khỏe mạnh lại nhanh nhẹn nên quan ưng lắm, sai tất thảy mọi việc. Một hôm,
vị quan lớn bắt Heo múc một chậu nước để kì chân cho quan. Lúc Heo sờ vào chân
của quan, quan chỉ tay vào mấy cái nốt ruồi của mình và nói:
– Mày có nhìn thấy không? Đây là ba nốt ruồi son quý của ông đấy, mày rửa chân
ông cẩn thận, làm xước ba nốt ruồi của ông thì cả họ nhà mày cũng không đền
được cái tướng quý báu đấy đâu.
Heo ta nghe quan lớn nói vậy thì mới vạch áo cho quan lớn nhìn những nốt ruồi
son của mình và nói:
– Quan lớn mới có mỗi ba cái nốt ruồi son thôi mà đã cẩn trọng giữ gìn như báu
vật đến vậy. Quan nhìn xem, con có tận chín cái nốt ruồi son đây này.
Quan lớn ngạc nhiên nhìn thấy tận chín cái nốt ruồi son ở đằng sau lưng Heo thì
chột dạ: “Ôi trời đất! Mình có ba cái nốt ruồi son thôi mà gia thế đã được thế
này, cái thằng người ở bẩn thỉu kia lại có đến tận chín cái. Sau này nó không
làm Vua thì ắt cũng quan to chức lớn, ta lại dưới chướng nó thì còn mặt mũi nào
nữa. Ta phải giết nó đỡ gây hậu họa về sau”.
Thế rồi vài ngày sau, quan lớn giao cho đứa hầu gái một gói thuốc độc và dặn
rằng:
– Hôm nay xới cơm cho thằng Heo ăn thì phải rắc ngay gói thuốc độc này vào bát,
để ai biết được chuyện ta cho Heo trúng độc ra ngoài thì ngươi sẽ chết ngay tức
khắc.
Cô hầu gái cầm lấy gói thuốc độc từ tay tên quan mà lòng đau như cắt, cô và Heo
làm người hầu trong nhà đã bao năm nay, có gì cũng giúp đỡ nhau, lần này quan
ép cô giết Heo, cô không biết phải làm như thế nào. Buổi hôm ấy, Heo sách giỏ
ra chợ mua một ít giấy bút cho chủ. Về đến nhà thì cô hầu gái đang cho đàn Heo
ăn. Đang đói bụng, Heo vơ vội bát cơm định cho vào miệng thì nghe tiếng cô vừa
gõ vào chiếc máng lợn vừa mắng:
– Heo ôn! Heo ôn! Heo ăn Heo sẽ chết, mà Heo không ăn thì Heo cũng sẽ chết!
Cô vừa gõ mạnh vừa nói đi nói lại tới ba lần liền. Anh chàng Heo nghe thấy cô
hầu gái quát đàn Heo thì cảm giác có điều không lành bèn lân la đến chỗ cô hầu
gái dò hỏi:
– Tôi sắp gặp chuyện gì đáng lo sao? Cô nói cho tôi biết đi.
Cô hầu gái đáp:
– Sau này Heo đừng quên tôi thì tôi sẽ nói cho Heo biết.
Heo gật đầu đồng ý. Cô hầu cầm tay Heo kéo ra một góc khuất rồi kể hết đầu đuôi
câu chuyện cho Heo nghe và bảo:
– Heo mau chạy trốn đi, đừng để quan lớn biết được, nếu không không những Heo
chết mà tôi cũng chết.
Cảm tạ ơn cứu mạng của cô hầu gái vô cùng, Heo ôm lấy cô hầu gái và nói:
– Sau này nếu như tôi làm nên thì cô hãy tìm tới ta, nhưng nhớ khi đến thì để
mái tóc lù xù như này tôi mới nhận ra được.
Heo bỏ chạy thật xa, đến làm thuê cho một lão trọc phú. Trọc phú thấy Heo đến
xin việc, nhìn cũng nhanh nhẹn tháo vát nhưng chưa biết phân công cho Heo làm
việc gì nên hắn bắt trông nom mấy đứa con chơi bời lêu lổng của hắn. Heo vui vẻ
chấp nhận, trông mấy đứa nhỏ không quá vất vả nhưng mấy đứa này lại nghịch ngợm
vô cùng, Heo lúc nào cũng phải kè kè bên chúng để chăm sóc. Có lần không may để
một đứa nghịch bẩn, Heo bị trọc phú mắng nhiếc thậm tệ. Tuy nhiên Heo vẫn kiên
nhẫn chịu đựng không cãi lại lời nào.
Một hôm, lão trọc phú thấy mấy đứa con hắn không có gì chơi nên hắn bảo Heo:
– Mày hãy bò ra sân làm ngựa để cho các con tao cưỡi. Có thế mới đáng đồng tiền
bát gạo tao thuê mày.
Cực chẳng đã Heo phải bò ra để làm ngựa, hết đứa lớn rồi đến đứa nhỏ leo lên
lưng Heo để cưỡi, chúng nó tỏ ra rất thích thú. Đến hôm sau chúng lại đòi cưỡi,
đứa con lớn của lão trọc phú nhảy phốc một cái lên lưng Heo, nó kéo tai, Heo
vẫn cố chịu đựng. Một lúc sau, nó lấy một cái roi quật mạnh vào đít Heo, vừa
quật nó vừa kêu “nhoong nhoong” như kiểu cưỡi ngựa thì Heo tức giận đùng đùng,
Heo quay tay ra sau gạt nó một cái, thằng bé đang ngồi bị gạt mạnh văng xuống
đất vỡ đầu chảy máu rồi chết. Heo hốt hoảng: “Mình đánh chết con trọc phú rồi,
tí nữa là đến lượt mình cũng phải chết theo”, nghĩ thế Heo vội vàng bỏ trốn
luôn.
Heo bỏ đi rất xa, tới tận một ngôi chùa ở trên núi. Heo xin sư trụ trì được cắt
tóc quy y đi theo cửa phật. Vị sư đang cần người khéo léo, giỏi leo trèo để lau
chùi các pho tượng phật nên đã nhận Heo ở lại chùa. Một hôm, vị hòa thượng thấy
những phần kẽ chân kẽ tay của những pho tượng bám đầy bụi bặm, nghĩ là Heo mải
chơi không chịu lau chùi nên đã mắng Heo một trận, hao thấy thế thì ức lắm. Hôm
sau Heo tỉ mỉ lau kĩ nhưng các pho tượng vẫn không sạch được vì những kẽ đó rất
khó chùi. Bực mình Heo trợn mắt nhìn pho tượng và quát:
– Mau nhấc tay lên cho ta lau.
Pho tượng gỗ bỗng giơ tay lên trời, lau xong Heo lại quát:
– Duỗi chân ra mau, không ta cho ăn một gậy bây giờ.
Pho tượng phật đang ngồi tự dưng nhổm dậy duỗi chân ra để cho Heo lau. Chỉ một
loáng là các pho tượng đều sạch bóng. Lau xong tất cả, Heo lại hô các pho tượng
trở về như vị trí ban đầu. Ngày nào lau chùi Heo cũng làm như vậy, cho đến một
hôm, mệt quá nên lau chùi xong Heo bỏ vào giường ngủ mà quên mất không hô cho
các pho tượng trở lại vị trí ban đầu. Buổi tối khi các hòa thượng lên chùa để
tụng kinh thì ai nấy giật mình nhìn tướng tá các pho tượng, cái thì giơ tay,
cái thì nghiêng mình, thật là một cảnh tượng chưa bao giờ có, sư trụ trì cho
gọi Heo lên và hỏi:
– Tại sao các pho tượng lại trở nên kì quái thế này?
Heo lễ phép đáp:
– Là con không lau được các kẽ tượng nên mới bảo chúng làm như thế đó ạ.
Lần này vị sư lại càng bất ngờ hơn. Ông thầm nghĩ bụng: “Chỉ có thiên tử mới có
thể ra lệnh được. Chắc chắn sau này Heo sẽ lên làm Vua, ta mà giấu nó trong
đây, sau này quan quân truy nã thì ta sao tránh khỏi tội lớn”. Nghĩ thế ông cho
người bí mật lên báo quan. Nhưng lúc quan quân đến Heo đã chạy thật xa, một chú
tiểu đồng tốt bụng đã nhanh nhẹn báo cho Heo biết sự tình nhắc Heo bỏ trốn thật
mau.
Heo cứ chạy mãi chạy mãi, đến một huyện kia, Heo lại xin làm hầu cho một phú
thương. Trước nhà phú thương có trồng một hàng cau, cây nào cây nấy xếp hàng
nhau thẳng tăm tắp. Hàng cau này chính là hàng cao phát lộc cho ông ta nên ông
ta chăm sóc rất chu đáo, thuê Heo về ông giao nhiệm vụ cho Heo hàng ngày phải
xách nước tưới cau. Một hôm, Heo mệt quá ngồi nghỉ dưới gốc cau, Heo buột miệng
chỉ vào ba cây cau và nói:
– Cây này là cây cha, cây này là cây mẹ, còn cây này là cây con!
Bỗng nhiên, ba cây cau đang thẳng tắp ngang nhau thì trở nên lớn bé cao thấp
khác nhau. Cây cha thì cao và lớn hơn tất cả, còn cây con lùn tè, buồng có nó
còn gần chạm tới mặt đất. Sang ngày hôm sau, phú thương thấy hàng cau mình sảy ra
sự lạ bèn gọi Heo đến hỏi cho ra nhẽ. Heo đáp:
– Là tôi ngỗi chỉ tay vào chúng nói thế nên chúng thay đổi như vậy đó.
Phú thương cười ngặt nghẽo, nào có ai ra lệnh được cho cây bao giờ, nhưng cũng
bảo Heo:
– Nếu đúng là mày ra lệnh cho chúng thì mày hãy biến chúng về vị trí như cũ
xem.
Heo trợn mắt bảo hắn:
– Lời tôi nói ra rồi sẽ không rút lại đâu. Quân tử nói một là một, một lời nói
ra nặng tựa ngàn cân.
Phú thương nghe vậy thì tức lắm, điên tiết cầm gậy đuổi đánh Heo. Heo bỏ chạy
thục mạng, dù có mệt mỏi, đói đến lả đi Heo vẫn không dám dừng lại vì sợ bị bắt
lại đánh đạp. Mãi đến nửa đêm, vừa mệt vừa buồn ngủ, Heo chui đại vào một nhà
nọ để kiếm chỗ ngả lưng. Trong nhà la liệt là người, không còn chỗ cho Heo ngủ,
nhìn bên cạnh có bàn thờ Long Thần vừa vặn nằm, lại có cả chiếu manh nên Heo
vứt tượng Long thần xuống đất trèo lên bàn ngủ ngon lành. Sáng hôm sau Heo dậy
sớm, ra khỏi nhà tiếp tục đi.
Khi chủ nhà thức dậy, đã thấy tượng Long thần nằm ở dưới đất, trên bàn thờ thì
có dấu vết người nằm mà chưa dọn dẹp nên ai nấy cũng đều thấy làm lạ, hỏi ai
dám vứt tượng Long Thần xuống đất thế này thì không ai nhận. Mọi người lau chùi
lại bàn thờ rồi đưa tượng Long thần lên chỗ cũ. Nhưng khi họ nhấc tượng lên thì
không tài nào nhấc nổi. Họ ngơ ngác nhìn nhau không biết nói gì, chủ nhà vội
cho mời một thượng đồng đến xem bà ta thì thay lời Long thần nói rằng:
– Ta ở đất của nhà Vua, Vua đặt ta ở đâu thì ta ở yên chỗ đó.
Nghe thấy thế, ai nấy đều tin rằng thiên tử đã đến ngủ tại nhà mình tối qua.
Tin này truyền đi một cách nhanh chóng trong dân chúng. Mọi người đều phấn khởi
vì sắp có một minh chúa xuất hiện cứu giúp sinh linh đang đau khổ trong cảnh
lầm than cơ cực của nước nhà lúc bấy giờ.
Heo bỏ chạy lên núi thì gặp một toán giặc, Heo liền xin họ cho gia nhập đi
đánh, càng ngày càng lập nhiều chiến tích. Nhờ có trí thông minh và khả năng
trời phú sai khiến được cả Thần Phật thì Heo được cả sơn trại tôn làm trại chủ.
Càng ngày càng có nhiều anh em xin đi theo. Heo chỉ đạo quân mình chống đối với
quân của triều đình, nhiều trận đánh Heo chiến thắng làm cho quân triều đình
thất bại thảm hại. Đất đai của Heo ngày càng được mở rộng mãi. Chàng tự xưng
Vua, thiết lập hệ thống quan và binh lính triều đình. Từ đó mọi người hay gọi
chàng là Vua Heo.
Một ngày nọ khi đi qua tỉnh năm xưa, bỗng có một cô gái ra chặn đường xin bái
kiến, quân lính mang cô đến gặp Vua Heo, Vua Heo nhận ra cô gái có mái tóc lù
xù năm xưa đã cứu mạng mình thì lập tức mang nàng về kinh và phong làm hoàng
hậu. Vua Heo sống hạnh phúc bên hoàng hậu, nhân dân dưới triều Vua Heo thì an
nhàn, ấm no hạnh phúc, mọi người ca tụng Vua không ngớt.VUA HEO
Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới
lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu
cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt. Cậu ngoài làm người ở ra
còn hay nghịch ngợm lấm lem nên mọi người chế giễu gọi cậu là thằng Heo. Mặc
cho mọi người chê, Heo vẫn không mảy may quan tâm. Bao nhiêu năm trôi qua, năm
nào cũng hạn hán lũ lụt, mấy đứa trẻ nhà nghèo bằng tuổi cậu không ốm yếu thì
cũng gầy tong teo, ấy thế mà Heo vẫn sống khỏe mạnh và ngày càng lớn. Năm lên
mười lăm tuổi, Heo lui đến ở với một vị quan lớn.
Heo khỏe mạnh lại nhanh nhẹn nên quan ưng lắm, sai tất thảy mọi việc. Một hôm,
vị quan lớn bắt Heo múc một chậu nước để kì chân cho quan. Lúc Heo sờ vào chân
của quan, quan chỉ tay vào mấy cái nốt ruồi của mình và nói:
– Mày có nhìn thấy không? Đây là ba nốt ruồi son quý của ông đấy, mày rửa chân
ông cẩn thận, làm xước ba nốt ruồi của ông thì cả họ nhà mày cũng không đền
được cái tướng quý báu đấy đâu.
Heo ta nghe quan lớn nói vậy thì mới vạch áo cho quan lớn nhìn những nốt ruồi
son của mình và nói:
– Quan lớn mới có mỗi ba cái nốt ruồi son thôi mà đã cẩn trọng giữ gìn như báu
vật đến vậy. Quan nhìn xem, con có tận chín cái nốt ruồi son đây này.
Quan lớn ngạc nhiên nhìn thấy tận chín cái nốt ruồi son ở đằng sau lưng Heo thì
chột dạ: “Ôi trời đất! Mình có ba cái nốt ruồi son thôi mà gia thế đã được thế
này, cái thằng người ở bẩn thỉu kia lại có đến tận chín cái. Sau này nó không
làm Vua thì ắt cũng quan to chức lớn, ta lại dưới chướng nó thì còn mặt mũi nào
nữa. Ta phải giết nó đỡ gây hậu họa về sau”.
Thế rồi vài ngày sau, quan lớn giao cho đứa hầu gái một gói thuốc độc và dặn
rằng:
– Hôm nay xới cơm cho thằng Heo ăn thì phải rắc ngay gói thuốc độc này vào bát,
để ai biết được chuyện ta cho Heo trúng độc ra ngoài thì ngươi sẽ chết ngay tức
khắc.
Cô hầu gái cầm lấy gói thuốc độc từ tay tên quan mà lòng đau như cắt, cô và Heo
làm người hầu trong nhà đã bao năm nay, có gì cũng giúp đỡ nhau, lần này quan
ép cô giết Heo, cô không biết phải làm như thế nào. Buổi hôm ấy, Heo sách giỏ
ra chợ mua một ít giấy bút cho chủ. Về đến nhà thì cô hầu gái đang cho đàn Heo
ăn. Đang đói bụng, Heo vơ vội bát cơm định cho vào miệng thì nghe tiếng cô vừa
gõ vào chiếc máng lợn vừa mắng:
– Heo ôn! Heo ôn! Heo ăn Heo sẽ chết, mà Heo không ăn thì Heo cũng sẽ chết!
Cô vừa gõ mạnh vừa nói đi nói lại tới ba lần liền. Anh chàng Heo nghe thấy cô
hầu gái quát đàn Heo thì cảm giác có điều không lành bèn lân la đến chỗ cô hầu
gái dò hỏi:
– Tôi sắp gặp chuyện gì đáng lo sao? Cô nói cho tôi biết đi.
Cô hầu gái đáp:
– Sau này Heo đừng quên tôi thì tôi sẽ nói cho Heo biết.
Heo gật đầu đồng ý. Cô hầu cầm tay Heo kéo ra một góc khuất rồi kể hết đầu đuôi
câu chuyện cho Heo nghe và bảo:
– Heo mau chạy trốn đi, đừng để quan lớn biết được, nếu không không những Heo
chết mà tôi cũng chết.
Cảm tạ ơn cứu mạng của cô hầu gái vô cùng, Heo ôm lấy cô hầu gái và nói:
– Sau này nếu như tôi làm nên thì cô hãy tìm tới ta, nhưng nhớ khi đến thì để
mái tóc lù xù như này tôi mới nhận ra được.
Heo bỏ chạy thật xa, đến làm thuê cho một lão trọc phú. Trọc phú thấy Heo đến
xin việc, nhìn cũng nhanh nhẹn tháo vát nhưng chưa biết phân công cho Heo làm
việc gì nên hắn bắt trông nom mấy đứa con chơi bời lêu lổng của hắn. Heo vui vẻ
chấp nhận, trông mấy đứa nhỏ không quá vất vả nhưng mấy đứa này lại nghịch ngợm
vô cùng, Heo lúc nào cũng phải kè kè bên chúng để chăm sóc. Có lần không may để
một đứa nghịch bẩn, Heo bị trọc phú mắng nhiếc thậm tệ. Tuy nhiên Heo vẫn kiên
nhẫn chịu đựng không cãi lại lời nào.
Một hôm, lão trọc phú thấy mấy đứa con hắn không có gì chơi nên hắn bảo Heo:
– Mày hãy bò ra sân làm ngựa để cho các con tao cưỡi. Có thế mới đáng đồng tiền
bát gạo tao thuê mày.
Cực chẳng đã Heo phải bò ra để làm ngựa, hết đứa lớn rồi đến đứa nhỏ leo lên
lưng Heo để cưỡi, chúng nó tỏ ra rất thích thú. Đến hôm sau chúng lại đòi cưỡi,
đứa con lớn của lão trọc phú nhảy phốc một cái lên lưng Heo, nó kéo tai, Heo
vẫn cố chịu đựng. Một lúc sau, nó lấy một cái roi quật mạnh vào đít Heo, vừa
quật nó vừa kêu “nhoong nhoong” như kiểu cưỡi ngựa thì Heo tức giận đùng đùng,
Heo quay tay ra sau gạt nó một cái, thằng bé đang ngồi bị gạt mạnh văng xuống
đất vỡ đầu chảy máu rồi chết. Heo hốt hoảng: “Mình đánh chết con trọc phú rồi,
tí nữa là đến lượt mình cũng phải chết theo”, nghĩ thế Heo vội vàng bỏ trốn
luôn.
Heo bỏ đi rất xa, tới tận một ngôi chùa ở trên núi. Heo xin sư trụ trì được cắt
tóc quy y đi theo cửa phật. Vị sư đang cần người khéo léo, giỏi leo trèo để lau
chùi các pho tượng phật nên đã nhận Heo ở lại chùa. Một hôm, vị hòa thượng thấy
những phần kẽ chân kẽ tay của những pho tượng bám đầy bụi bặm, nghĩ là Heo mải
chơi không chịu lau chùi nên đã mắng Heo một trận, hao thấy thế thì ức lắm. Hôm
sau Heo tỉ mỉ lau kĩ nhưng các pho tượng vẫn không sạch được vì những kẽ đó rất
khó chùi. Bực mình Heo trợn mắt nhìn pho tượng và quát:
– Mau nhấc tay lên cho ta lau.
Pho tượng gỗ bỗng giơ tay lên trời, lau xong Heo lại quát:
– Duỗi chân ra mau, không ta cho ăn một gậy bây giờ.
Pho tượng phật đang ngồi tự dưng nhổm dậy duỗi chân ra để cho Heo lau. Chỉ một
loáng là các pho tượng đều sạch bóng. Lau xong tất cả, Heo lại hô các pho tượng
trở về như vị trí ban đầu. Ngày nào lau chùi Heo cũng làm như vậy, cho đến một
hôm, mệt quá nên lau chùi xong Heo bỏ vào giường ngủ mà quên mất không hô cho
các pho tượng trở lại vị trí ban đầu. Buổi tối khi các hòa thượng lên chùa để
tụng kinh thì ai nấy giật mình nhìn tướng tá các pho tượng, cái thì giơ tay,
cái thì nghiêng mình, thật là một cảnh tượng chưa bao giờ có, sư trụ trì cho
gọi Heo lên và hỏi:
– Tại sao các pho tượng lại trở nên kì quái thế này?
Heo lễ phép đáp:
– Là con không lau được các kẽ tượng nên mới bảo chúng làm như thế đó ạ.
Lần này vị sư lại càng bất ngờ hơn. Ông thầm nghĩ bụng: “Chỉ có thiên tử mới có
thể ra lệnh được. Chắc chắn sau này Heo sẽ lên làm Vua, ta mà giấu nó trong
đây, sau này quan quân truy nã thì ta sao tránh khỏi tội lớn”. Nghĩ thế ông cho
người bí mật lên báo quan. Nhưng lúc quan quân đến Heo đã chạy thật xa, một chú
tiểu đồng tốt bụng đã nhanh nhẹn báo cho Heo biết sự tình nhắc Heo bỏ trốn thật
mau.
Heo cứ chạy mãi chạy mãi, đến một huyện kia, Heo lại xin làm hầu cho một phú
thương. Trước nhà phú thương có trồng một hàng cau, cây nào cây nấy xếp hàng
nhau thẳng tăm tắp. Hàng cau này chính là hàng cao phát lộc cho ông ta nên ông
ta chăm sóc rất chu đáo, thuê Heo về ông giao nhiệm vụ cho Heo hàng ngày phải
xách nước tưới cau. Một hôm, Heo mệt quá ngồi nghỉ dưới gốc cau, Heo buột miệng
chỉ vào ba cây cau và nói:
– Cây này là cây cha, cây này là cây mẹ, còn cây này là cây con!
Bỗng nhiên, ba cây cau đang thẳng tắp ngang nhau thì trở nên lớn bé cao thấp
khác nhau. Cây cha thì cao và lớn hơn tất cả, còn cây con lùn tè, buồng có nó
còn gần chạm tới mặt đất. Sang ngày hôm sau, phú thương thấy hàng cau mình sảy
ra sự lạ bèn gọi Heo đến hỏi cho ra nhẽ. Heo đáp:
– Là tôi ngỗi chỉ tay vào chúng nói thế nên chúng thay đổi như vậy đó.
Phú thương cười ngặt nghẽo, nào có ai ra lệnh được cho cây bao giờ, nhưng cũng
bảo Heo:
– Nếu đúng là mày ra lệnh cho chúng thì mày hãy biến chúng về vị trí như cũ
xem.
Heo trợn mắt bảo hắn:
– Lời tôi nói ra rồi sẽ không rút lại đâu. Quân tử nói một là một, một lời nói
ra nặng tựa ngàn cân.
Phú thương nghe vậy thì tức lắm, điên tiết cầm gậy đuổi đánh Heo. Heo bỏ chạy
thục mạng, dù có mệt mỏi, đói đến lả đi Heo vẫn không dám dừng lại vì sợ bị bắt
lại đánh đạp. Mãi đến nửa đêm, vừa mệt vừa buồn ngủ, Heo chui đại vào một nhà
nọ để kiếm chỗ ngả lưng. Trong nhà la liệt là người, không còn chỗ cho Heo ngủ,
nhìn bên cạnh có bàn thờ Long Thần vừa vặn nằm, lại có cả chiếu manh nên Heo
vứt tượng Long thần xuống đất trèo lên bàn ngủ ngon lành. Sáng hôm sau Heo dậy
sớm, ra khỏi nhà tiếp tục đi.
Khi chủ nhà thức dậy, đã thấy tượng Long thần nằm ở dưới đất, trên bàn thờ thì
có dấu vết người nằm mà chưa dọn dẹp nên ai nấy cũng đều thấy làm lạ, hỏi ai
dám vứt tượng Long Thần xuống đất thế này thì không ai nhận. Mọi người lau chùi
lại bàn thờ rồi đưa tượng Long thần lên chỗ cũ. Nhưng khi họ nhấc tượng lên thì
không tài nào nhấc nổi. Họ ngơ ngác nhìn nhau không biết nói gì, chủ nhà vội
cho mời một thượng đồng đến xem bà ta thì thay lời Long thần nói rằng:
– Ta ở đất của nhà Vua, Vua đặt ta ở đâu thì ta ở yên chỗ đó.
Nghe thấy thế, ai nấy đều tin rằng thiên tử đã đến ngủ tại nhà mình tối qua.
Tin này truyền đi một cách nhanh chóng trong dân chúng. Mọi người đều phấn khởi
vì sắp có một minh chúa xuất hiện cứu giúp sinh linh đang đau khổ trong cảnh
lầm than cơ cực của nước nhà lúc bấy giờ.
Heo bỏ chạy lên núi thì gặp một toán giặc, Heo liền xin họ cho gia nhập đi
đánh, càng ngày càng lập nhiều chiến tích. Nhờ có trí thông minh và khả năng
trời phú sai khiến được cả Thần Phật thì Heo được cả sơn trại tôn làm trại chủ.
Càng ngày càng có nhiều anh em xin đi theo. Heo chỉ đạo quân mình chống đối với
quân của triều đình, nhiều trận đánh Heo chiến thắng làm cho quân triều đình
thất bại thảm hại. Đất đai của Heo ngày càng được mở rộng mãi. Chàng tự xưng
Vua, thiết lập hệ thống quan và binh lính triều đình. Từ đó mọi người hay gọi
chàng là Vua Heo.
Một ngày nọ khi đi qua tỉnh năm xưa, bỗng có một cô gái ra chặn đường xin bái
kiến, quân lính mang cô đến gặp Vua Heo, Vua Heo nhận ra cô gái có mái tóc lù
xù năm xưa đã cứu mạng mình thì lập tức mang nàng về kinh và phong làm hoàng
hậu. Vua Heo sống hạnh phúc bên hoàng hậu, nhân dân dưới triều Vua Heo thì an
nhàn, ấm no hạnh phúc, mọi người ca tụng Vua không ngớt.VUA HEO
Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo
rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người
thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt. Cậu ngoài làm
người ở ra còn hay nghịch ngợm lấm lem nên mọi người chế giễu gọi cậu là thằng
Heo. Mặc cho mọi người chê, Heo vẫn không mảy may quan tâm. Bao nhiêu năm trôi
qua, năm nào cũng hạn hán lũ lụt, mấy đứa trẻ nhà nghèo bằng tuổi cậu không ốm
yếu thì cũng gầy tong teo, ấy thế mà Heo vẫn sống khỏe mạnh và ngày càng lớn.
Năm lên mười lăm tuổi, Heo lui đến ở với một vị quan lớn.
Heo khỏe mạnh lại nhanh nhẹn nên quan ưng lắm, sai tất thảy mọi việc. Một hôm,
vị quan lớn bắt Heo múc một chậu nước để kì chân cho quan. Lúc Heo sờ vào chân
của quan, quan chỉ tay vào mấy cái nốt ruồi của mình và nói:
– Mày có nhìn thấy không? Đây là ba nốt ruồi son quý của ông đấy, mày rửa chân
ông cẩn thận, làm xước ba nốt ruồi của ông thì cả họ nhà mày cũng không đền
được cái tướng quý báu đấy đâu.
Heo ta nghe quan lớn nói vậy thì mới vạch áo cho quan lớn nhìn những nốt ruồi
son của mình và nói:
– Quan lớn mới có mỗi ba cái nốt ruồi son thôi mà đã cẩn trọng giữ gìn như báu
vật đến vậy. Quan nhìn xem, con có tận chín cái nốt ruồi son đây này.
Quan lớn ngạc nhiên nhìn thấy tận chín cái nốt ruồi son ở đằng sau lưng Heo thì
chột dạ: “Ôi trời đất! Mình có ba cái nốt ruồi son thôi mà gia thế đã được thế
này, cái thằng người ở bẩn thỉu kia lại có đến tận chín cái. Sau này nó không
làm Vua thì ắt cũng quan to chức lớn, ta lại dưới chướng nó thì còn mặt mũi nào
nữa. Ta phải giết nó đỡ gây hậu họa về sau”.
Thế rồi vài ngày sau, quan lớn giao cho đứa hầu gái một gói thuốc độc và dặn
rằng:
– Hôm nay xới cơm cho thằng Heo ăn thì phải rắc ngay gói thuốc độc này vào bát,
để ai biết được chuyện ta cho Heo trúng độc ra ngoài thì ngươi sẽ chết ngay tức
khắc.
Cô hầu gái cầm lấy gói thuốc độc từ tay tên quan mà lòng đau như cắt, cô và Heo
làm người hầu trong nhà đã bao năm nay, có gì cũng giúp đỡ nhau, lần này quan
ép cô giết Heo, cô không biết phải làm như thế nào. Buổi hôm ấy, Heo sách giỏ
ra chợ mua một ít giấy bút cho chủ. Về đến nhà thì cô hầu gái đang cho đàn Heo
ăn. Đang đói bụng, Heo vơ vội bát cơm định cho vào miệng thì nghe tiếng cô vừa
gõ vào chiếc máng lợn vừa mắng:
– Heo ôn! Heo ôn! Heo ăn Heo sẽ chết, mà Heo không ăn thì Heo cũng sẽ chết!
Cô vừa gõ mạnh vừa nói đi nói lại tới ba lần liền. Anh chàng Heo nghe thấy cô
hầu gái quát đàn Heo thì cảm giác có điều không lành bèn lân la đến chỗ cô hầu
gái dò hỏi:
– Tôi sắp gặp chuyện gì đáng lo sao? Cô nói cho tôi biết đi.
Cô hầu gái đáp:
– Sau này Heo đừng quên tôi thì tôi sẽ nói cho Heo biết.
Heo gật đầu đồng ý. Cô hầu cầm tay Heo kéo ra một góc khuất rồi kể hết đầu đuôi
câu chuyện cho Heo nghe và bảo:
– Heo mau chạy trốn đi, đừng để quan lớn biết được, nếu không không những Heo
chết mà tôi cũng chết.
Cảm tạ ơn cứu mạng của cô hầu gái vô cùng, Heo ôm lấy cô hầu gái và nói:
– Sau này nếu như tôi làm nên thì cô hãy tìm tới ta, nhưng nhớ khi đến thì để
mái tóc lù xù như này tôi mới nhận ra được.
Heo bỏ chạy thật xa, đến làm thuê cho một lão trọc phú. Trọc phú thấy Heo đến
xin việc, nhìn cũng nhanh nhẹn tháo vát nhưng chưa biết phân công cho Heo làm
việc gì nên hắn bắt trông nom mấy đứa con chơi bời lêu lổng của hắn. Heo vui vẻ
chấp nhận, trông mấy đứa nhỏ không quá vất vả nhưng mấy đứa này lại nghịch ngợm
vô cùng, Heo lúc nào cũng phải kè kè bên chúng để chăm sóc. Có lần không may để
một đứa nghịch bẩn, Heo bị trọc phú mắng nhiếc thậm tệ. Tuy nhiên Heo vẫn kiên
nhẫn chịu đựng không cãi lại lời nào.
Một hôm, lão trọc phú thấy mấy đứa con hắn không có gì chơi nên hắn bảo Heo:
– Mày hãy bò ra sân làm ngựa để cho các con tao cưỡi. Có thế mới đáng đồng tiền
bát gạo tao thuê mày.
Cực chẳng đã Heo phải bò ra để làm ngựa, hết đứa lớn rồi đến đứa nhỏ leo lên
lưng Heo để cưỡi, chúng nó tỏ ra rất thích thú. Đến hôm sau chúng lại đòi cưỡi,
đứa con lớn của lão trọc phú nhảy phốc một cái lên lưng Heo, nó kéo tai, Heo
vẫn cố chịu đựng. Một lúc sau, nó lấy một cái roi quật mạnh vào đít Heo, vừa
quật nó vừa kêu “nhoong nhoong” như kiểu cưỡi ngựa thì Heo tức giận đùng đùng,
Heo quay tay ra sau gạt nó một cái, thằng bé đang ngồi bị gạt mạnh văng xuống
đất vỡ đầu chảy máu rồi chết. Heo hốt hoảng: “Mình đánh chết con trọc phú rồi,
tí nữa là đến lượt mình cũng phải chết theo”, nghĩ thế Heo vội vàng bỏ trốn
luôn.
Heo bỏ đi rất xa, tới tận một ngôi chùa ở trên núi. Heo xin sư trụ trì được cắt
tóc quy y đi theo cửa phật. Vị sư đang cần người khéo léo, giỏi leo trèo để lau
chùi các pho tượng phật nên đã nhận Heo ở lại chùa. Một hôm, vị hòa thượng thấy
những phần kẽ chân kẽ tay của những pho tượng bám đầy bụi bặm, nghĩ là Heo mải
chơi không chịu lau chùi nên đã mắng Heo một trận, hao thấy thế thì ức lắm. Hôm
sau Heo tỉ mỉ lau kĩ nhưng các pho tượng vẫn không sạch được vì những kẽ đó rất
khó chùi. Bực mình Heo trợn mắt nhìn pho tượng và quát:
– Mau nhấc tay lên cho ta lau.
Pho tượng gỗ bỗng giơ tay lên trời, lau xong Heo lại quát:
– Duỗi chân ra mau, không ta cho ăn một gậy bây giờ.
Pho tượng phật đang ngồi tự dưng nhổm dậy duỗi chân ra để cho Heo lau. Chỉ một
loáng là các pho tượng đều sạch bóng. Lau xong tất cả, Heo lại hô các pho tượng
trở về như vị trí ban đầu. Ngày nào lau chùi Heo cũng làm như vậy, cho đến một
hôm, mệt quá nên lau chùi xong Heo bỏ vào giường ngủ mà quên mất không hô cho
các pho tượng trở lại vị trí ban đầu. Buổi tối khi các hòa thượng lên chùa để
tụng kinh thì ai nấy giật mình nhìn tướng tá các pho tượng, cái thì giơ tay,
cái thì nghiêng mình, thật là một cảnh tượng chưa bao giờ có, sư trụ trì cho
gọi Heo lên và hỏi:
– Tại sao các pho tượng lại trở nên kì quái thế này?
Heo lễ phép đáp:
– Là con không lau được các kẽ tượng nên mới bảo chúng làm như thế đó ạ.
Lần này vị sư lại càng bất ngờ hơn. Ông thầm nghĩ bụng: “Chỉ có thiên tử mới có
thể ra lệnh được. Chắc chắn sau này Heo sẽ lên làm Vua, ta mà giấu nó trong
đây, sau này quan quân truy nã thì ta sao tránh khỏi tội lớn”. Nghĩ thế ông cho
người bí mật lên báo quan. Nhưng lúc quan quân đến Heo đã chạy thật xa, một chú
tiểu đồng tốt bụng đã nhanh nhẹn báo cho Heo biết sự tình nhắc Heo bỏ trốn thật
mau.
Heo cứ chạy mãi chạy mãi, đến một huyện kia, Heo lại xin làm hầu cho một phú
thương. Trước nhà phú thương có trồng một hàng cau, cây nào cây nấy xếp hàng
nhau thẳng tăm tắp. Hàng cau này chính là hàng cao phát lộc cho ông ta nên ông
ta chăm sóc rất chu đáo, thuê Heo về ông giao nhiệm vụ cho Heo hàng ngày phải
xách nước tưới cau. Một hôm, Heo mệt quá ngồi nghỉ dưới gốc cau, Heo buột miệng
chỉ vào ba cây cau và nói:
– Cây này là cây cha, cây này là cây mẹ, còn cây này là cây con!
Bỗng nhiên, ba cây cau đang thẳng tắp ngang nhau thì trở nên lớn bé cao thấp
khác nhau. Cây cha thì cao và lớn hơn tất cả, còn cây con lùn tè, buồng có nó
còn gần chạm tới mặt đất. Sang ngày hôm sau, phú thương thấy hàng cau mình sảy
ra sự lạ bèn gọi Heo đến hỏi cho ra nhẽ. Heo đáp:
– Là tôi ngỗi chỉ tay vào chúng nói thế nên chúng thay đổi như vậy đó.
Phú thương cười ngặt nghẽo, nào có ai ra lệnh được cho cây bao giờ, nhưng cũng
bảo Heo:
– Nếu đúng là mày ra lệnh cho chúng thì mày hãy biến chúng về vị trí như cũ
xem.
Heo trợn mắt bảo hắn:
– Lời tôi nói ra rồi sẽ không rút lại đâu. Quân tử nói một là một, một lời nói
ra nặng tựa ngàn cân.
Phú thương nghe vậy thì tức lắm, điên tiết cầm gậy đuổi đánh Heo. Heo bỏ chạy
thục mạng, dù có mệt mỏi, đói đến lả đi Heo vẫn không dám dừng lại vì sợ bị bắt
lại đánh đạp. Mãi đến nửa đêm, vừa mệt vừa buồn ngủ, Heo chui đại vào một nhà
nọ để kiếm chỗ ngả lưng. Trong nhà la liệt là người, không còn chỗ cho Heo ngủ,
nhìn bên cạnh có bàn thờ Long Thần vừa vặn nằm, lại có cả chiếu manh nên Heo
vứt tượng Long thần xuống đất trèo lên bàn ngủ ngon lành. Sáng hôm sau Heo dậy
sớm, ra khỏi nhà tiếp tục đi.
Khi chủ nhà thức dậy, đã thấy tượng Long thần nằm ở dưới đất, trên bàn thờ thì
có dấu vết người nằm mà chưa dọn dẹp nên ai nấy cũng đều thấy làm lạ, hỏi ai
dám vứt tượng Long Thần xuống đất thế này thì không ai nhận. Mọi người lau chùi
lại bàn thờ rồi đưa tượng Long thần lên chỗ cũ. Nhưng khi họ nhấc tượng lên thì
không tài nào nhấc nổi. Họ ngơ ngác nhìn nhau không biết nói gì, chủ nhà vội
cho mời một thượng đồng đến xem bà ta thì thay lời Long thần nói rằng:
– Ta ở đất của nhà Vua, Vua đặt ta ở đâu thì ta ở yên chỗ đó.
Nghe thấy thế, ai nấy đều tin rằng thiên tử đã đến ngủ tại nhà mình tối qua.
Tin này truyền đi một cách nhanh chóng trong dân chúng. Mọi người đều phấn khởi
vì sắp có một minh chúa xuất hiện cứu giúp sinh linh đang đau khổ trong cảnh
lầm than cơ cực của nước nhà lúc bấy giờ.
Heo bỏ chạy lên núi thì gặp một toán giặc, Heo liền xin họ cho gia nhập đi
đánh, càng ngày càng lập nhiều chiến tích. Nhờ có trí thông minh và khả năng
trời phú sai khiến được cả Thần Phật thì Heo được cả sơn trại tôn làm trại chủ.
Càng ngày càng có nhiều anh em xin đi theo. Heo chỉ đạo quân mình chống đối với
quân của triều đình, nhiều trận đánh Heo chiến thắng làm cho quân triều đình
thất bại thảm hại. Đất đai của Heo ngày càng được mở rộng mãi. Chàng tự xưng
Vua, thiết lập hệ thống quan và binh lính triều đình. Từ đó mọi người hay gọi
chàng là Vua Heo.
Một ngày nọ khi đi qua tỉnh năm xưa, bỗng có một cô gái ra chặn đường xin bái
kiến, quân lính mang cô đến gặp Vua Heo, Vua Heo nhận ra cô gái có mái tóc lù
xù năm xưa đã cứu mạng mình thì lập tức mang nàng về kinh và phong làm hoàng
hậu. Vua Heo sống hạnh phúc bên hoàng hậu, nhân dân dưới triều Vua Heo thì an
nhàn, ấm no hạnh phúc, mọi người ca tụng Vua không ngớt.
PHƯỢNG HOÀNG ĐẤT
Ngày xưa có một phú ông tự cho mình có tính nhẫn nại, ít ai bì kịp. Phú ông có một cô con gái nhan sắc xinh đẹp. Ngày con gái đến tuổi lấy chồng, phú ông cho yết bảng ở cổng nói rằng hễ ai làm cho lão nổi nóng hoặc giận dữ thì lão sẽ gả ngay con gái cho người đó. Nhưng trong vòng một tháng mà không làm được thì sẽ bị đánh một trăm hèo rồi đuổi về. Đã có nhiều chàng trai lần lượt nộp đơn xin làm rể với nhiều mưu mẹo mà vẫn không làm được lão nổi giận, đành chịu nhận lấy trận đòn đau mà tay không trở ra, mọi công phu làm rể coi như xôi hỏng bỏng không. Vì thế đã bao năm tháng, cô gái vẫn phòng không bóng chiếc.
Một hôm có một chàng trai bộ dạng gày gò đến xin ra mắt. Phú ông hỏi: - "Anh muốn gì?". Chàng trai đáp: - "Tôi muốn được làm rể ông". Phú ông căn vặn: - "Thế anh đã đọc kỹ những lời ta giao hẹn yết ở bảng chưa?". -"Thưa đã". Nhìn anh chàng từ đầu đến chân, phú ông nói: - "Ta sợ rằng anh không chịu nổi một trăm hèo của ta đâu". - "Thưa chịu được!". "Vậy thì ngày mai là ngày bắt đầu, anh cứ việc tới đây".
Đến ở chưa được mấy ngày, anh chàng đã rủ phú ông: - "Sáng mai thầy với con đi săn một chuyến kiếm vài con cầy, con chồn về ăn". Nghe nói đi săn, phú ông tỏ ý ham thích, nhưng lại bảo: - "Đi săn nhưng nhà ta không có chó săn thì làm thế nào?". Anh đáp ngay: - "Thưa thầy, con sẽ làm chó cho".
Hai người vào lùm săn được một con cầy. Đưa về nhà, phú ông bảo anh: - "Đi làm thịt cầy đi mày". Anh lắc đầu: - "Con làm chó thì làm thịt sao được". Phú ông lại bảo: - "Thế thì đi mua rượu vậy!". Anh chàng vẫn lắc đầu: - "Là chó thì đi mua rượu sao được?". Phú ông đành một mình hì hục làm thịt cầy, nấu nướng, trong khi đó anh chàng đánh một giấc ngon lành. Nấu xong, phú ông tất tả đi mua rượu vì nhà hôm ấy vắng người. Thừa dịp ở nhà một mình, anh mang thịt cầy ra chén hết. Phú ông mang được rượu về thấy nồi đã hết nhẵn, nhưng lão vẫn không tỏ thái độ gì, chỉ hỏi: - "Mày ăn cũng được, nhưng có để phần tao miếng nào không?". Anh thản nhiên đáp: - "Chó treo mèo đây. Đã để cho chó ăn mất thì làm sao còn mong để phần". Phú ông đành trả lời: - "Thôi được!". Chờ một chốc sau, anh chàng sẽ rỉ tai: - "Thầy có giận con không đấy, thầy?". Lão cười đáp: - "Giận mày tao ở với ai?".
Một hôm khác, hai người lại rủ nhau đi săn. Lần này thì phú ông định tìm cách trả đũa chàng rể láu lỉnh, nên nhận làm chó. Biết thế, lần này anh lại nhằm vào những nơi đầy gai góc mà cắm lưỡi. Cứ mỗi lần thấy phú ông không dám xông vào, anh cầm roi quất vào đít và giục: - "Mau lên! Vào đi! Làm chó thì phải cố chui rúc mới hòng được mồi. Phú ông mấy lần bị đòn, đành phải xông vào. Thấy lão thở không ra hơi, lại bị gai cào toạc cả mặt mũi, anh hỏi: - "Thầy có giận con không thầy?". Lão vẫn tươi cười: - "Giận mày tao ở với ai?".
Hôm ấy hai người cũng săn được một con cầy. Về nhà, anh làm thịt cầy và nấu nướng xong, bảo phú ông: - "Thầy đi mua rượu đi!". Phú ông đáp: - "Chó nào có chó biết đi mua rượu!". Anh chỉ đợi trả lời thế, đi lấy xích xích chân phú ông lại bên cột nhà, nói: - "Giống chó chúa ăn vụng, phải xích mới được". Nói rồi bỏ đi mua rượu. Mua được về, anh một mình ngồi chén tì tì, bao nhiêu xương xẩu vứt lại chỗ phú ông. Chén xong anh mới mở xích cho lão và hỏi: - "Thầy có giận con không, thầy?". Anh vẫn nghe câu trả lời quen thuộc: - "Giận mày tao ở với ai?".
Thấy chưa thắng được phú ông, anh chàng hơi lo. Một hôm anh bàn: - "Nay công việc đồng áng hơi rỗi, con xin thầy đi buôn một chuyến kiếm ít lãi về, thầy con chia nhau". Phú ông đáp: - "Được!". Ra đi anh dặn: - "Chiều mai thầy ra chỗ ngã ba đầu làng đón con một đoạn đường. Con đặt gánh hàng ở đó rồi phải đi ngay làm chuyến khác. Vì vậy thấy gánh hàng, thầy cứ gánh về hộ con". Chiều hôm sau, phú ông ra chỗ hẹn đã thấy một đôi bồ đậy nắp chằng dây cẩn thận để sẵn ở đó. Lão cất lên vai, gánh hàng thật là nặng. Nhưng cứ theo lời dặn, lão ì ạch gánh về nhà. Đến nhà lão mở ra thấy một bồ đựng toàn đá, còn bồ kia thì thấy thằng chàng rể trời đánh ngồi thu lu ở trong. Anh đứng dậy vừa cười vừa hỏi: - "Thầy có giận con không, thầy?". Phú ông vẫn cười đáp: - "Giận mày tao ở với ai?". Lần sau, phú ông quảy bồ đi buôn. Lão cũng dặn anh chiều hôm sau ra bờ sông cuối làng gánh hộ hàng về. Đoán được âm mưu của lão, chiều hôm sau, anh mang theo một chiếc mo cau khô và mấy cái đục đạc. Đến bờ sông đã thấy một đôi bồ đậy nắp chằng dây để đó, anh liền vỗ vào mo cau, mo phát thành những tiếng lộp bộp như tiếng ngựa chạy. Anh lại lắc đục đạc nghe tiếng loong coong, còn miệng thì la lối:
- Gánh gồng của ai để giữa đường kia chắn lối không cho ngựa quan đi à?
Ngồi trong bồ, phú ông nghe tiếng la, tưởng là ngựa quan sắp tới thật nên đâm hoảng, lúng túng thế nào để bồ lăn mấy vòng rồi rơi tõm xuống sông. Anh chàng để cho lão làm một bụng nước rồi mới giả hộ hốt hoảng xuống vớt lên. Lần ấy về nhà, anh hỏi: - "Thầy có giận con không, thầy?''. Lão cười gượng: - "Giận mày tao ở với ai?".
Thấy kỳ hạn sắp hết mà vẫn chưa làm được phú ông nổi giận, anh chàng tỏ ra lo lắng hết sức. Hôm sau, người ta thấy anh quảy đôi sọt ra đi. Được một lúc, anh chạy về gọi chủ rối rít: - "Thầy ơi, con úp được một con phượng hoàng đất rất đẹp. Thò tay vào mà bắt thì sợ nó sổng mất tiếc của. Thầy ra giữ hộ con, để con còn tìm lưới bủa xung quanh mà bắt cho chắc. Con đã chặn lên mấy hòn đá, thầy ra ngay đi". Phú ông vốn thích nuôi chim, nghe nói rất mừng, liền ra chỗ dặn thì thấy có chiếc nón úp giữa đường có dằn mấy hòn đá, bèn sụp xuống ôm lấy nón.
Vừa lúc ấy, có vua và quan lính trẩy qua, nhìn thấy một người nằm phủ phục khư khư ôm lấy chiếc nón, vua bèn cho dừng lại hỏi:
- Nhà ngươi làm gì thế này?
Phú ông đáp:
- Tâu bệ hạ, kẻ tiện dân này có úp được một con phượng hoàng đất rất đẹp. Nó ở trong nón này. Hiện đang chờ người về lấy lưới ra bắt kẻo nó sổng.
Nghe nói phượng hoàng đất, vua không ngăn được tò mò, vội truyền cho quân lính tìm cách bắt ngay cho vua xem, không đợi đưa lưới. Nhưng khi giở chiếc nón lên thì chỉ thấy lù lù một đống phân trâu, chẳng có phượng hoàng đất nào cả.
Giận vì có kẻ dám trắng trợn đánh lừa mình, vua thét lính nọc phú ông ra đánh một trận nhừ tử. Đợi chờ vua quan và lính tráng đi rồi, anh chàng mới từ trong bụi chạy ra đỡ phú ông dậy xoa bóp, rồi hỏi: - "Thầy có giận con không, thầy?". Phú ông tức quá đáp: - "Mày làm cho ông suýt mất đầu, không giận mày sao được!".
Mấy ngày sau người ta thấy nhà phú ông có đám cưới, ấy là đám cưới của chàng trai lấy con gái chủ nhà mà anh đã thắng cuộc.Ngọc Phượng (sưu tầm)