Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

(VIETSKILL)TÁC PHẨM VĂN HỌC

Ngày đăng: 27/04/2016 (Lượt xem: 933)
Búp sen xanh là một "tiểu thuyết" giành cho thiếu nhi về thời thơ ấu và tuổi trẻ của Bác Hồ. Thế nhưng tôi, một sinh viên năm 3, ở thời điểm đọc cuốn sách này, thì không nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng đây là cuốn sách giành cho tất cả mọi lứa tuổi, cho tất cả những ai yêu quý Bác Hồ, muốn tìm hiểu về Bác Hồ.

Không phải tự nhiên mà Búp sen xanh được bình chọn là Tác phẩm chọn lọc giành cho Thiếu nhi. Có lẽ được viết bằng giọng văn giành cho thiếu nhi, mà Búp sen xanh rất dễ đọc, dễ hiểu và đầy xúc động. Cuốn sách khắc hoạ rất sâu sắc và tinh tế về tuôỉ trẻ của Bác Hồ, từ khi sinh ra đến khi ra đi tìm đường cứu nước. Và qua những câu chuyện về Bác Hồ, cuốn sách cũng khắc hoạ phần nào xã hội thời bấy giờ.

 

Trước Búp sen xanh, tôi chỉ biết đến Bác Hồ qua những mẩu chuyện nhỏ, những bài học trong Sách giáo khoa. Và tôi không thể tưởng tượng được rằng Bác Hồ có một tuổi thơ sống động đến thế.

TRÍCH DẪN ĐẶC SẮC

Đứa con tinh thần “Búp sen xanh” của ông đã ra đời thế nào?



Để viết nên “Búp sen xanh” tôi đã bỏ ra quãng thời gian gần 10 năm để tìm hiểu, chắt lọc, thu thập tư liệu. Mười năm vật lộn với vết thương. Tôi viết “Búp sen xanh” trong tình trạng cánh tay phải bị thương nặng gần như bị phế hẳn, thành thử tôi vừa luyện tập với cánh tay vừa viết. Cho đến bây giờ thỉnh thoảng trái gió trở trời cánh tay này vẫn lên cơn co giật. Năm 1982, tác phẩm “Búp sen xanh” hoàn thành. Lúc đầu tôi định gửi cho NXB Thanh Niên in ấn nhưng sau lại chuyển cho NXB Kim Đồng. Ngay cả cái tên tác phẩm cũng thay đi, đổi lại. Các nhà xuất bản định đặt tên cho tác phẩm này là “Thời niên thiếu của Bác Hồ” song tôi thấy cái tên đó không hợp lắm nên đặt tên là “Búp sen xanh”.


 


Tác phẩm “Búp sen xanh” vừa ra đời đã được đông đảo độc giả đánh giá cao, được trao giải thưởng đặc biệt và được làm quà tặng chính thức trong đại hội. Tác phẩm cũng đã từng bị một số bài báo chỉ trích, tôi cũng từng rất "choáng", tưởng không thể cầm bút viết tiếp được nữa. Nhưng rất may, tôi được bạn bè, các nhà trí thức (hiện tôi đang giữ hơn một trăm lá thư) động viên, khích lệ. Học giả Nguyễn Khắc Viện cũng đã từng nhận xét: "Tôi chấp nhận tất cả những "thiếu sót", quý hồ tác phẩm làm cho tôi nhớ đến Bác, gần gũi thêm với Bác và gạn lọc rồi, để lại cho tôi một cảm xúc trong sáng. Đó chính là cảm xúc khi gấp lại trang cuối cùng của “Búp Sen xanh”". Điều ấy đã cho tôi niềm tin. Tôi tin vào sự thật, tin những điều mình viết ra và đã không ít lần thầm nhủ lòng mình rằng: Nếu không có niềm tin thì không nên viết, nhất là những trang viết về Người.

 

Nguồn: vietbao.vn


Thực ra có thể xếp Búp Sen Xanh vào nhóm tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi và là tác phẩm nổi tiếng nhất viết về chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt thời thơ ấu cho đến khi rời Việt Nam sang Pháp.

Búp Sen Xanh là nơi tiểu thuyết và lịch sử đã gặp nhau và hoạ nên một giai đoạn trong cuộc đời người Cha già của dân tộc Việt Nam. Nơi ấy, có quê nhà xứ Nghệ, có làng Sen, có khung dệt của mẹ, có lời dạy của cha, có những người bạn và những kỷ niệm ấu thơ. Nơi ấy có xứ Huế mà trong cuộc sống nghèo khổ có trăn trở tuổi trẻ, về con người, về vận mệnh dân tộc, có mất mát và đau thương...

Búp Sen Xanh, vượt ra ngoài những giới hạn của một tác phẩm thiếu nhi, có thể làm bất kỳ ai rung động đến rơi nước mắt trong đêm chia ly, khi người con từ biệt cha ra đi để tìm một con đường cho chính mình và cho dân tộc. Một phần cuộc đời, trọn vẹn lý tưởng và dấn thân... Búp Sen Xanh không chỉ là câu chuyện về lãnh tụ mà còn là câu chuyện để làm người.

©

Nhà văn Sơn Tùng không phải là một tác giả chuyên viết cho thiếu nhi, nhưng chỉ với một cuốn này, dựng lên hình tượng Bác Hồ từ khi được sinh ra đến khi rời bến nhà Rồng, đi tìm đường cứu nước, đã để lại dấu ấn cho biết bao tâm hồn. Và điều đặc biệt là cuốn sách không chỉ được các em nhỏ đón nhận, mà cả người lớn, những người ở tầng lớp khác nhau từ người dân bình thường đến những trí thức, những nhà khoa học, những nhà cách mạng có tên tuổi nhiệt liệt hoan nghênh.

Những năm gần đây, Búp sen xanh được đưa vào tủ sách vàng của nhà xuất bản Kim Đồng, được tái bản một năm vài ba lần. Búp sen xanh cũng được dịch sang tiếng Anh và in song ngữ. Ở hầu khắp các hiệu sách từ bắc đến nam, những trung tâm du lịch văn hoá, những khu di tích Bác Hồ bao giờ cũng có sách Búp sen xanh bày bán như một món quà thiêng lưu niệm.

Chưa bao giờ mà một cuốn sách văn học lại trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sỹ và nhà nghiên cứu đến thế. Búp sen xanh cũng được chuyển thể thành văn vần. Hiện nay đã có 7 tác giả chuyển thành truyện thơ với nhiều tên gọi khác nhau. Trong số đó có 4 cuốn đã xuất bản là: Diễn ca Búp sen xanh (tác giả Lê Xuân Hãng); Nhụy vàng hương sen (tác giả Hoàng Trang); Ngó sen (NXBTN, tác giả Đức Thục); Hương sen (NXB Hà Nội, tác giả Hồ Nam).

theo Tiki.vn