Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Tập cho bé ở nhà một mình.

Tập cho bé ở nhà một mình.

Ngày đăng: 08/06/2012 (Lượt xem: 1113)
Cuộc sống bận rộn, các bậc cha mẹ thật khó để có thể dành nhiều thời gian ở nhà với con. Quyết định để con ở nhà một mình không dễ dàng. Điều quan trọng là bạn phải biết được thời điểm thích hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các nhân tố. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.


Kiểm tra


Một tổ chức chăm sóc trẻ em của Mỹ đã đưa ra bảng liệt kê các mục cần kiểm tra cho bạn và con để giúp bạn cân nhắc xem liệu con đã có thể tự chăm sóc bản thân khi ở nhà một mình chưa.


Các câu hỏi mang tính định hướng này như một công cụ hữu ích góp phần vào quyết định của bạn:
- Đứa trẻ có thể cung cấp địa chỉ của gia đình hay nhớ đường về nhà chưa?
- Đứa trẻ có biết cách làm thế nào để sơ cứu khi bị cắt dính, bị xây xát, bị bỏng, bị chảy máu cam hay trúng độc?
- Đứa trẻ có nhận biết được lối thoát hiểm ra khỏi nhà khi có hỏa hoạn?
- Đứa trẻ có biết cách liên lạc với bố mẹ hay những người có trách nhiệm bằng điện thoại không?
- Đứa trẻ biết cách nhận diện những người lạ mặt từ ngoài cửa không?
- Đứa trẻ có bao giờ tỏ ra thích hay sẵn sàng ở nhà một mình?


Phép thử

Nếu bạn nghĩ con mình đã sẵn sàng ở nhà một mình, thì hãy bắt đầu với các phép thử. Bạn cung cấp cho con những chỉ dẫn thông thường, mở máy di động và ra khỏi nhà, sau đó chọn một hay vài phép thử sau:


Nhờ một người mà bạn tin tưởng (nhưng con bạn không biết người này) đến nhà bạn và yêu cầu được vào nhà. Con bạn "đỗ" nếu không mở cửa hoặc mở cửa nhưng không cho người đó vào nhà.
- Khoảng 30 đến 45 phút sau bạn quay về để kiểm tra xem điều gì diễn ra ở nhà.
- Nhờ người bạn dẫn một đứa trẻ đến chơi. Hãy để ý xem con bạn có gọi cho bạn để kiểm tra thông tin hay không.


Khi bạn cảm thấy thoải mái để con ở nhà một mình, trong những lần đầu, bạn chỉ nên ra ngoài khoảng hơn một giờ và đảm bảo rằng điện thoại di động của mình luôn hoạt động tốt. Dần dần bạn có thể bắt đầu tăng lượng thời gian ra khỏi nhà.


Luôn cần giữ một khoảng cách an toàn nhưng cũng cần thể hiện sự tin tưởng đối với con, chớ nên cứ 10 phút lại gọi điện về kiểm tra một lần.


Đến một ngày bạn sẽ nhận ra rằng mình không phải lãng phí tiền thuê bảo mẫu nữa. Sẽ là một cảm giác rất tuyệt vời khi bạn cảm nhận được con mình đã lớn khôn.

Theo mamnon.com