Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Dạy con kỹ năng tự vệ.

Dạy con kỹ năng tự vệ.

Ngày đăng: 08/06/2012 (Lượt xem: 994)
Xã hội ngày càng hiện đại thì chất lượng cuộc sống của con người được nâng lên. Nhưng cũng kéo theo nó biết bao nhiêu mặt trái. Đặc biệt trong đó có những nguy cơ có thể rình rập các em bé như: bị bắt cóc, bị lạm dụng, bị lôi kéo vào việc sử dụng chất gây nghiện,...Để trẻ tránh được những nguy cơ này, trước tiên cha mẹ nên dạy con cách tự bảo vệ chính mình.

1. Hướng dẫn trẻ tránh xa những tình huống bất lợi

Cha mẹ nên dạy cho trẻ biết cách quan sát và nhận biết các tình huống nguy hiểm với trẻ. Chẳng hạn như nói với trẻ hãy tránh xa những nơi trẻ cảm thấy không an toàn hoặc bị đe dọa, sợ hãi như những người rượu chè, tránh nơi tối tăm, vắng vẻ, tránh xem những sách báo, phim ảnh đồi trụy...

2. Dạy trẻ từ chối trong một số trường hợp

- Khi có người lạ mời trẻ ăn thứ gì đó.

- Có ai đó mời trẻ đi chơi mà bản thân trẻ chưa biết rõ về con người đó và chưa được cha mẹ cho phép.

- Nếu có ai tặng chúng một loại thuốc nào đó.

-  Nếu có một người nào đó mà trẻ không biết rõ đề nghị chở chúng về nhà.

-  Nếu có một ai đó đụng chạm vào phần kín của cơ thể.

-  Nếu một kẻ nào đó yêu cầu trẻ không được nói lại với cha mẹ mình một điều gì đó...

3. Dạy trẻ ứng phó trong trường hợp khẩn cấp


-  "Hãy chạy càng nhanh càng tốt". Không được nói chuyện, tranh cãi, đi theo một kẻ đang cố gắng đưa trẻ đi đâu hoặc cho trẻ một thứ gì đó.

-  "Phải nói cho cha mẹ biết điều gì đang xảy ra cho dù có ai đó đang đe dọa con". Cho trẻ hiểu rằng việc nói ra điều gì đang xảy ra với cha mẹ, trẻ sẽ tránh được nhiều nguy hiểm và nhận được những hỗ trợ cần thiết từ phía cha mẹ.

- Tìm người giúp đỡ: Hãy chỉ dẫn cách tìm người giúp đỡ trong trường hợp gặp những nguy hiểm. Hãy cho trẻ hiểu rằng mọi người luôn sẵn sàng bảo vệ trẻ khi trẻ bị đe doạ.

4. Cha mẹ là điểm tựa tinh thần quan trọng

Trong thực tế, cha mẹ luôn tìm cách bảo vệ trẻ và dạy chúng bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm nhưng đôi khi trong cuộc sống cũng khó có thể nói trước được điều gì. Rất có thể có những tình huống không may xảy ra với trẻ. Như trẻ bị xâm hại, bị bắt cóc... Nếu khi trẻ rơi vào những trường hợp đó cha mẹ nên làm gì? Có rất nhiều người đau khổ, uất ức thậm chí tức giận mắng trẻ là "ngu dốt"... Nhưng có biết đâu rằng người bị tổn thương nhiều nhất chính là trẻ. Trẻ có thể bị tổn thương nặng nề về thể xác lẫn tinh thần. Trẻ có thể bị hoảng loạn, bị trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống ...sau sự việc không may xảy ra đó.

- Chính vì vậy, cha mẹ không nên quát mắng, dằn vặt trẻ mà hãy bên cạnh động viên trẻ để trẻ nói về những gì đã xảy ra với trẻ, những tổn thương, sợ hãi mà trẻ đang phải trải qua. Phân tích cho trẻ để trẻ học cách tự bảo vệ mình nếu như lại rơi vào những tình huống như vậy.

- Đừng bỏ qua những tổn thương, mối quan tâm và thắc mắc của trẻ. Hãy ôm chặt trẻ và nói "những gì mà người đó nói hoặc đối xử với con là không thể chấp nhận được. Bố mẹ rất giận khi biết điều này nhưng cảm thấy vui vì được con tin tưởng". Rồi bằng mọi cách không cho trẻ tiếp xúc với kẻ đã lạm dụng trẻ và tránh để trẻ rơi vào những tình huống tương tự.


Theo mamnon.com