Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
TRẺ CHẬM GIAO TIẾP VÌ CHA MẸ NUÔI DẠY KIỂU "CÔNG NGHIỆP"

TRẺ CHẬM GIAO TIẾP VÌ CHA MẸ NUÔI DẠY KIỂU "CÔNG NGHIỆP"

Ngày đăng: 21/08/2019 (Lượt xem: 621)
Ngày càng nhiều đứa trẻ sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng không biết giao tiếp vì kiểu nuôi dạy “công nghiệp” của gia đình.

Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý thì ngày càng nhiều đứa trẻ sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng không biết giao tiếp vì kiểu nuôi dạy “công nghiệp” của gia đình. Nếu không được phát hiện sớm, trị liệu về ngôn ngữ, cuộc đời của con trẻ sẽ trở thành “địa ngục”.

Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1, những năm gần đây số bệnh nhi gặp các vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp và lời nói ngày càng gia tăng. Trung bình mỗi năm, nhóm Ngôn ngữ trị liệu của bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.200 bệnh nhi, riêng năm 2015, số trẻ được phụ huynh đưa đến thăm khám và điều trị lên tới 1.459 trường hợp.
 




Số trẻ bị bệnh lý dẫn đến hạn chế về khả năng ngôn ngữ hiện nay đã có phương pháp hỗ trợ

Phân tích chuyên môn từ ông Hoàng Văn Quyên, Trưởng khoa Vật lý Trị liệu Phục hồi chức năng bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ ra, đến nay y học đã xác định được các nguyên nhân dẫn tới vấn đề ngôn ngữ ở trẻ là do các bệnh lý bẩm sinh như câm điếc, bại não, chậm phát triển, trẻ bị down, trẻ tự kỷ, trẻ sứt môi hở hàm ếch, mẹ bị bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn mang thai...

Ngoài ra, trên lâm sàng, trong quá trình thăm khám các bác sĩ đã gặp rất nhiều bé có cơ thể phát triển bình thường, gương mặt khôi ngô tuấn tú, không có bất kỳ bệnh lý gì nhưng lại gặp phải vấn đề rất nghiêm trọng về ngôn ngữ như chậm phát âm, chậm lời nói, chậm giao tiếp.

Những trường hợp trên được đánh giá là do hậu quả từ môi trường giáo dục, phương pháp giáo dục và cách chăm sóc trẻ. Ở các thành phố lớn, phương pháp nuôi dạy theo kiểu “công nghiệp” đang được rất nhiều gia đình hiện đại áp dụng hoặc bắt buộc phải thực hiện vì… công việc.

 




Trẻ em cần hiểu tiếng nói, trước khi có thể sử dụng lời nói một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để có thời gian đi làm kiếm tiền hoặc không muốn chăm con, nhiều cha mẹ đã phó thác nhiệm vụ chăm sóc con cái cho người giúp việc. Công thức thời gian được dập khuôn theo kiểu giờ nào cho ăn, giờ nào cho chơi, xem tivi, chơi game, cho ngủ… đã biến trẻ thành một cỗ máy với lập trình được lặp đi lặp lại mà không được tiếp xúc để hiểu ngôn ngữ từ người lớn, thiếu tình yêu thương và sự chia sẻ đã “giết chết” khả năng ngôn ngữ và cảm xúc ở con trẻ.

 




Những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, học tập, hòa nhập cộng đồng rất kém

Bình thường từ 2 đến 3 tháng sau khi chào đời, trẻ bắt đầu phát âm họng líu lo; từ 7 đến 9 tháng sẽ bập bẹ tập nói “ba ba”, “ma ma”; từ 12 đến 15 tháng, trẻ nói được vài từ đơn giản; khi 2 tuổi, trẻ có thể nói câu ngắn ít từ đơn giản; trên 3 tuổi, trẻ nói được câu dài. Tuy nhiên, những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ không có được khả năng trên. Các bé thường rơi vào tình trạng khủng hoảng hoặc trầm cảm do không hiểu được điều người khác đang nói, không biết diễn đạt những gì mình cần, không biết bày tỏ tình cảm, không lắng nghe khi người khác đang đối thoại với mình hoặc chậm nói, nói ngọng, nói sai ngữ pháp, tự nói một mình…

 




Ông Hoàng Văn Quyên chỉ ra, nếu không được phát hiện sớm, can thiệp và thực hiện ngôn ngữ trị liệu kịp thời, những rối loạn trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả cuộc đời của con trẻ. Khi bị hạn chế về ngôn ngữ, trẻ cũng sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp, tiếp thu khiến việc học tập, sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ.

Mặc dù số trẻ gặp phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ ngày càng nhiều, nhưng các giải pháp hỗ trợ y tế cho trẻ còn rất hạn chế. Tại khu vực phía Nam, phải đến năm 2010, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch mới phối hợp với Đại học Newcastle (Úc) mở khóa đào tạo Ngôn ngữ trị liệu, song đến nay lĩnh vực đào tạo này vẫn chưa có mã ngành. Bên cạnh đó, phụ huynh và giáo viên các trường mầm non còn thiếu kiến thức và sự hiểu biết về rối loạn ngôn ngữ nên không kịp thời phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ.

 




 

Để hạn chế thấp nhất những tác động của tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, ông Quyên khuyến cáo phụ huynh có con trong nhóm nguy cơ do bệnh tật (đã nêu trên) ngay sau khi trẻ chào đời, cha mẹ cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa để được các chuyên viên kiểm tra và hỗ trợ điều trị.

Với những trẻ chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, để tránh nguy cơ rối loạn ngôn ngữ, phụ huynh cần quan tâm chăm sóc, yêu thương con trẻ, thường xuyên trò chuyện, dạy các bé phát âm, chỉnh sửa lỗi phát âm cho trẻ khi các bé tập nói, khuyến khích động viên trẻ hòa nhập với mọi người, vui chơi cùng bạn bè để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp. Trong trường hợp trẻ bị hạn chế về ngôn ngữ, phụ huynh cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa để được hỗ trợ ngôn ngữ trị liệu càng sớm càng tốt.


Theo: Vân Sơn (dantri.com.vn)