Bắt cóc, người lạ, đuối nước, điện, gas... cha mẹ luôn có hàng nghìn mối lo con mình gặp nguy hiểm. Nhưng bạn không thể cứ mãi bao bọc trẻ, đảm bảo mọi lúc chúng đều an toàn trong tầm kiểm soát của mình. Đó chắc chắn là điều không tưởng.
Việc bạn cần làm là trang bị cho trẻ kỹ năng để chúng tự vượt qua những tình huống đó. Cha mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để phòng tránh một số tình huống có thể đe dọa tính mạng trẻ và hướng dẫn cha mẹ cách dạy con vượt qua các tình huống đó.
1. Con sẽ làm gì khi bị bỏ quên trên ô tô?
2. Con sẽ làm gì nếu ở nhà một mình và có người lạ cố tìm cách cậy cửa đột nhập vào nhà?
3. Con sẽ làm gì khi có người lạ cho bánh kẹo?
4. Con làm gì nếu thấy khói từ ổ điện phát ra hoặc trong nhà có mùi gas mà không có người lớn ở nhà?
5. Con làm gì khi bạn bè rủ ra sông, ao hồ chơi?
6. Có người lớn xa lạ yêu cầu giúp đỡ, con có giúp không?
7. Con làm gì nếu phát hiện có người lạ đi theo?
8. Nếu con ở nhà một mình, con được phép mở cửa cho ai?
9. Con làm gì khi đang chờ thang máy và có những người lạ đến gần?
10. Con sẽ làm gì nếu bị người lạ nắm tay không buông?
11. Con sẽ làm gì nếu vô tình lọt vào giữa đám đông?
12. Con làm gì khi có người ít thân hoặc bạn bè rủ về nhà họ chơi?
13. Con sẽ làm gì nếu ở ngoài trong lúc trời mưa giông?
14. Con sẽ làm gì nếu có ai đó trên mạng Internet đe doạ con hoặc gia đình con?
15. Con làm gì nếu bị chó dữ tấn công?
16. Con có thể lấy thuốc uống nếu cha mẹ vắng nhà không?
"Chuyện 1 trường bỏ quên học sinh trên xe gây tử vong. Trước hết là phẫn nộ về sự tắc trách của nhà trường. Nhưng qua đây, các bậc cha mẹ cũng nên dạy con mấy kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp bị bỏ quên trên xe, trẻ từ 3 tuổi trở lên đều có thể nhận thức và thực hiện được điều này:
1. Kĩ năng thoát hiểm khi bị bỏ quên trên ô tô:
🔻 CÒI XE: Hãy chỉ cho con cách bấm còi xe. Dù xe có tắt máy, rút khoá điện. Còi xe vẫn luôn hoạt động do sử dụng nguồn điện trực tiếp từ Accu. Hãy dạy con, nếu bị bỏ quên trên xe, con lên vô lăng và bấm còi. Với bình điện accu, còi bấm cả ngày ko hết. Việc gây tiếng ồn sẽ gây sự chú ý.
🔻 ĐÈN HAZARD: Tương tự còi, đèn Hazard được thiết kế nguồn điện riêng để nó lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Hãy chỉ cho con nút bật cái đèn này có hình Tam giác và rất dễ thấy trên Tablo buồng lái. Bấm nó để bật gây sự chú ý, kết hợp với bấm còi
🔻 LẪY MỞ KHOÁ CỬA TỪ BÊN TRONG: Các xe hơi đều thiết kế luôn có lẫy mở khoá cửa từ bên trong tại mỗi cửa lên xuống. Hãy bớt chút thời gian, dạy con cách bật lẫy này để mở cửa trong trường hợp khẩn cấp
🔻 BÚA THOÁT HIỂM: Các xe khách chở học sinh hầu hết có búa thoát hiểm. Trường hợp bất đắc dĩ. Các con có thể dùng búa thoát hiểm. Hãy yên tâm, búa thoát hiểm thiết kế để có đầu nhọn tập trung gia lực, do đó với một lực nhỏ của con cũng có thể đập vỡ kính, không cần quá nhiều sức. Mặt khác, kính xe luôn thiết kế là kính an toàn, nên khi đập vỡ, kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, ko có mảnh sắc nên cũng yên tâm rằng không gây tổn hại đến các con.
2. Con hãy lập tức gọi điện cho cha mẹ trước khi gọi cảnh sát 113. Lý do vì cuộc trò chuyện với cảnh sát có thể kéo dài thời gian, còn cha mẹ thì nhận biết ngay con đang gặp chuyện gì và có thể nhanh nhất gọi hàng xóm, hoặc người thân tới giúp đỡ.
3. Tuyệt đối không được nhận đồ ăn, đồ chơi hay bất cứ thứ gì từ người lạ.
4. Cha mẹ vắng nhà mà con thấy rơi vào tình huống cháy nổ nguy hiểm như mùi gas, khói, lửa… thì con phải lập tức ra khỏi nhà, sau đó gọi điện cho 114. Trong khi chờ cứu hoả, tuyệt đối không được tìm cách tự dập lửa.
5. Con tuyệt đối không được bơi lội ở ao hồ, sông suối. Ngay cả khi được rủ đi bể bơi, con cũng cần được sự giám sát của người lớn.
6. Nếu có người trưởng thành mà lạ nhờ con giúp đỡ, con phải từ chối nhanh, dứt khoát và đi ngay. Một bất thường con có thể nhận ra là, người lớn không ai nhờ trẻ con giúp đỡ cả, nếu họ nhờ, thực sự họ đang có âm mưu.
7. Nếu nhận thấy có người lạ đi theo, con hãy rẽ ngay vào những nơi đông người, rồi gọi điện cho cha mẹ.
8. Không được vào thang máy với những người lạ. Nếu họ mời con vào thang máy, con hãy từ chối bằng cách nói con chờ cha mẹ tới.
9. Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ. Mối nguy hiểm có thể đến từ những người dì tốt bụng, bà ngoại đáng yêu, thậm chí cả những đứa trẻ ngang tuổi con.
10. Nếu bị ai đó bắt giữ, con hãy tìm cách lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách la hét thật to hoặc đấm đá.
11. Nếu lọt vào giữa đám đông, hãy giữ bình tĩnh và dần dần di chuyển ra phía ngoài, nhưng không được di chuyển ngược chiều đám đông. Nếu đang đi cùng người khác, đừng nắm tay mà hãy bảo họ giữ vai mình để di chuyển.
12. Đến nhà người ít thân quen là không được phép, cho dù đó là người quen của gia đình hay bạn cùng trang lứa.
13. Nếu đang ở ngoài đường lúc mưa giông, trước hết hãy tìm nơi trú ẩn an toàn như cửa hàng hay mái nhà nào đó. Tránh xa các thiết bị kim loại, bể nước, cây to và xe cộ. Nếu ở trong rừng thì đứng dưới gốc cây nhỏ sẽ an toàn với con hơn.
14. Khi bị đe doạ trên mạng, không được im lặng chịu sự đe doạ. Hãy nói ngay với cha mẹ.
15. Thuốc có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm, vì thế con không được tự ý lấy thuốc để sử dụng. Nếu cần gấp, hãy gọi điện cho cha mẹ.
16. Nếu bị chó tấn công, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng trêu chọc chúng. Dùng bất cứ thứ gì có trong tay để hướng sự chú ý của chúng sang vật đó và không nhìn vào mắt chó. Sau đó ném đồ vật sang hướng khác, từ từ ra xa.
Tổng hợp: Nguyễn Hạnh
NGUỒN: Bảo Nhiên - vnexpress.net
Vietnamnet Official - youtube.com
Kỹ năng thoát hiểm cho Bé - youtube.com
Vina Cartoon - youtube.com
Vina Cartoon