Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Top 3 câu chuyện dạy con làm người mà mẹ phải kể bé nghe

Ngày đăng: 17/09/2016 (Lượt xem: 1545)
Giáo dục đạo đức để trẻ phát triển toàn diện, phù hợp với chuẩn mực xã hội đã trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các bậc phụ huynh. Trong cuộc sống hiện đại, ngoài việc đưa trẻ đến trường lớp, trung tâm để học tập và giáo dục kỹ năng sống thì việc kể cho bé nghe các câu chuyện ngụ ngôn cũng là cách dạy con mà cha mẹ có thể tham khảo.

1. Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng”

Các bậc phụ huynh nên tạo mở đầu câu chuyện bằng những gợi ý hấp dẫn, miêu tả các tình tiết chính để tạođiểm nhấn giúp bé của bạn tò mò. Sau đó, bé sẽ chủ động lắng nghe bạn kể nhằm giải đáp thắc mắc của chính bản thân mình.

Trong khu rừng xanh ấm áp, có chú Dê Trắng và Dê Đen. Ngày kia, chú Dê Trắng vào rừng tìm ăn cỏ non, uống nước suối mát. Bất ngờ Chó Sói xuất hiện, Dê Trắng sợ sệt nhút nhát không dám đối mặt nên bị đã bị Sói ăn thịt. Thế rồi, Dê Đen cũng vô rừng tìm thức ăn và gặp mặt Sói. Nhưng Sói lại không thể làm hại Dê Đen, con biết tại sao không? Phải chăng Dê Đen có phép thuật hay mưu mẹo gì? Để mẹ kể con nghe nhé!

Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm thức ăn ở trong khu rừng quen thuộc.

Một hôm, Dê Trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê gặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra. Sói quát hỏi:

- Dê kia! mày đi đâu?

Dê Trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:

- Dạ, dạ, tôi đi tìm... tìm cỏ non và...và uống nước suối ạ!

Sói lại quát hỏi:

- Mày có gì ở chân?

- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ...ạ!

- Trên đầu mày có gì?

- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú...

Sói càng quát to hơn:

- Trái tim mày thế nào?

- Ôi, ôi, trái...trái tim tôi đang run sợ...sợ...

- Hahaha...

Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê Trắng tội nghiệp.

Truyện ngụ ngôn luôn giàu hình ảnh và thông điệp ý nghĩa dành cho trẻ

Dê Đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn gặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:

- Dê kia, mày đi đâu?

Dê Đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi nghển cổ trả lời:

- Tao đi tìm kẻ nào thích gây sự đây!

Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:

- Thế dưới chân mày có gì?

- Chân thép của tao có móng bằng đồng.

- Thế...thế...trên đầu mày có gì?

- Trên đầu của tao có đôi sừng bằng kim cương!

Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố vớt vát:

- Mày...mày...trái tim mày thế nào?

Dê đen dõng dạc trả lời:

- Trái tim thép của tao bảo tao rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.

Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.

Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, bạn có thể truyền tải nhiều thông điệp khác nhau cho bé hiểu. Chẳng hạn như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc quan và bản lĩnh để xử lý vấn đề.

2. Câu chuyện “Thỏ và Rùa”

Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm, Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn.

Rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ. Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình, cộng với một chút may mắn và giành chiến thắng.

Tóm tắt ý nghĩa câu chuyện để rút ra bài học cho bé

Một thế giới hình tượng động vật được miêu tả sinh động qua câu chuyện “Thỏ và Rùa”, đó là bài học về giáo dục đức tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại. Những người nhanh nhẹn nhưng cẩu thả trong suy nghĩ cuối cùng cũng sẽ bị đánh bại bởi người kiên nhẫn, siêng năng dù họ chậm hơn rất nhiều. Hãy nói bé nghe bài học trên, nhưng bên cạnh đó trong cùng một câu chuyện vẫn còn một khía cạnh khác để học tập.

3. “Ngày nảy ngày nay” – Thỏ lật ngược tình huống

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua Rùa, nó nhận ra rằng nó thua chính vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể có cơ hội hạ được nó. Vì thế, Thỏ quyết định thách thức Rùa bằng một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.

Biết sai và sửa sai là một đức tính tốt, đó chính là lý do giúp anh chàng thỏ giành được chiến thắng ở cuộc đua thứ 2. Dù siêng năng, cẩn thận nhưng chậm chạp cũng sẽ phải thua người nhanh và chắc chắn. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu rằng trong công việc hàng ngày giữa một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy với một người nhanh nhẹn, đáng tin cậy. chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng hơn nhiều và họ sẽ tiến xa hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Cha mẹ hãy giúp bé hiểu rõ thông điệp “chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và đáng tin cậy sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Thu Hà