Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Dạy trẻ các kĩ năng xử lý tình huống bất trắc

Ngày đăng: 03/12/2015 (Lượt xem: 782)
Một vài phương pháp giúp cha mẹ dạy con có kĩ năng xử lý những tình huống bất trắc. Bạn đã trang bị cho con những kỹ năng xử lý khi bất ngờ gặp phải những tình huống bất trắc như đi lạc, người lạ đến nhà, khi gặp các trường hợp khẩn cấp? Dưới đây là một vài phương pháp giúp cha mẹ dạy con có kĩ năng xử lý những tình huống như vậy.
1. Bị lạc cha mẹ

Khi ở nhà bố mẹ nên dạy cho trẻ ghi nhớ tên ông, bà, bố, mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại… những thông tin dạng này sẽ giúp ích nếu trẻ bị lạc, để giúp trẻ tìm đường trở về nhà bằng cách cung cấp thông tin cho những người khác để họ giúp đỡ và báo tin về cho gia đình.

Dặn trẻ nếu bị lạc khi đi cùng bố, mẹ, anh, chị…thì không được đi tiếp mà phải dừng lại để bố mẹ quay lại tìm. Bố mẹ có thể cân nhắc việc trang bị cho trẻ 1 chiếc điện thoại khi đi ra ngoài, hay một chiếc còi, khăn tay…để trẻ ra hiệu nếu chẳng may bị lạc trong đám đông.

Luôn để 1 mảnh giấy nhỏ có ghi tên trẻ, địa chỉ nhà, tên bố mẹ, số điện thoại liên lạc khi cần trong túi áo/ quần/ cặp sách trẻ, để khi trẻ bị lạc sẽ biết cách lấy ra và nhờ giúp đỡ, hoặc nếu trẻ sợ hãi không nhớ được, những người khác cũng sẽ dễ dàng tìm thấy và thông báo về cho gia đình. Tuy nhiên, tuyệt đối dạy trẻ không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói là sẽ giúp bé tìm đường về nhà.

Còn nếu trẻ bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng tại chỗ chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ. Bố mẹ phải dặn con đến nói với các chú bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa. Sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ bố mẹ đến đón.

2. Khi có người lạ đến nhà

Nguyên tắc đầu tiên đối với bố mẹ là không nên hoặc hạn chế một cách tối đa việc để trẻ ở nhà một mình, vì điều này có thể gây nguy hiểm với trẻ do trẻ chưa biết cách phản ứng với mọi tình huống, đặc biệt khi trẻ chỉ có một mình.

Tuy nhiên, cũng cần dạy trẻ cách đối phó với các tình huống này khi không có ai ở nhà. Ví như khi trẻ ở nhà một mình, bố mẹ cần dạy các con tuyệt đối không mở cửa cho người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồ điện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại….mà hãy hỏi họ có chuyện gì nhắn lại hoặc hẹn chiều tối đến gặp bố mẹ.

Nếu thấy họ có dấu hiệu khả nghi hay rình rập, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, người thân, hoặc gọi 113 báo cảnh sát. (Gia đình nên niêm yết một vài số điện thoại hữu dụng ở một nơi cố định dễ thấy trong nhà để trẻ có thể dùng ngay khi cần).

3. Không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ nếu chưa được cha mẹ cho phép

Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, bố mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “Bố mẹ cháu không cho phép nhận”.

Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn hay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.

4. Người lạ gọi điện thoại đến nhà

Khi nghe điện thoại của người lạ, bé cần hết sức đề phòng, bằng mọi giá không được cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại di động của bố mẹ hoặc những thông tin về tài chính gia đình. Tốt nhất hãy nói rằng: “Bố mẹ cháu đang bận việc không nghe điện thoại được, có việc gì thì chiều tối bác gọi lại hoặc để lại số điện thoại để cháu về nói lại với ba mẹ”.

Nếu người đó tự nhận làm người quen và nằng nặc gạn hỏi thì bé hãy dạy bé nói thẳng: “Bố mẹ cháu không cho phép nói chuyện với người lạ lâu xin bác thông cảm” rồi cúp máy. Trong trường hợp bị người lạ gọi đến nhiều lần đe dọa, trêu chọc thì bé có thể gọi số 113 để tố cáo với cảnh sát.

5. Mất điện khi ở nhà một mình

Ảnh minh họa - Internet

Điện trong nhà đột nhiên tắt ngấm, bố mẹ nên dặn bé không được tự tiện kiểm tra bằng cách chạm tay vào nguồn điện, công tắc hay phích điện vì rất dễ bị giật. Hãy dặn bé gọi cho bố mẹ, còn không hãy chạy sang nhà hàng xóm để gọi nhờ.

Để đề phòng tình huống này, phụ huynh nên để sẵn đèn pin hoặc đèn sạc điện sẵn ở một nơi quy định trong nhà để trẻ dễ dàng tìm thấy khi xảy ra cúp điện. Trong trường hợp không còn cách nào khác, trẻ hãy bình tĩnh ra chỗ nào có ánh trăng chiếu vào (như cạnh cửa sổ, trước hiên nhà), hoặc sang nhà hàng xóm ngồi chờ đến khi bố mẹ về.

6. Dạy trẻ chơi với động vật

Trẻ em thường thích ôm ấp, vuốt ve, thậm chí hôn lên chó, mèo. Tuy nhiên bố mẹ cần chỉ cho bé biết có thể làm gì và không thể làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra những tác hại của từng hành động cụ thể.

Cần cảnh báo cho trẻ biết rằng, những hành vi như: giật đuôi, đánh mạnh, siết chặt… sẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người. Bên cạnh đó cần dạy trẻ, không bao giờ lại gần một con chó lúc đang ăn, ngủ hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác.

7.  Các trường hợp khẩn cấp

Bố ẹm nên giúp trẻ ghi nhớ các số điện thoại người thân, số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần, cách cung cấp thông tin qua điện thoại, và giữ liên lạc cho đến khi có người đến.

Dạy trẻ cách nhận diện đường về nhà thông qua việc nhận biết và ghi nhớ những sự vật trên đường đi.

Với trẻ từ 9 tuổi trở lên, bố mẹ nên dạy trẻ học bơi để đề phòng trường hợp không mong muốn, nhưng cần dặn trẻ tuyệt đối không lại gần các khu vực ao, hồ khi  không có sự giám sát của người lớn, không nhảy xuống nước nếu thấy có người bị đuối nước mà cần nhanh chóng đi gọi người ở gần đó đến cứu.

Dạy trẻ cách phòng tránh các thiết bị có nguy cơ gây điện giật và cách xử lí khi gặp trường hợp điện giật, như chạy nhanh gọi người đến cấp cứu và đứng cách xa nguồn gây điện.

Dạy trẻ cách tự sơ cứu khi bị ngã chảy máu, luôn trang bị các dụng cụ  cần thiết cho việc sơ cứu vết thương trong túi đồ của trẻ.

Trên đây là những kỹ năng bố mẹ nên trang bị cho bé để bé có thể tự bảo vệ mình khi không có cha người lớn bên cạnh, hạn chế tối đa những điều không mong muốn xảy ra với bé.



Theo Suckhoedoisong.vn