Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
NHỮNG QUY TẮC AN TOÀN VỚI NGƯỜI LẠ BỐ MẸ NÊN DẠY CON

NHỮNG QUY TẮC AN TOÀN VỚI NGƯỜI LẠ BỐ MẸ NÊN DẠY CON

Ngày đăng: 10/02/2020 (Lượt xem: 919)
Bố mẹ thân mến, dù rất muốn được bảo vệ con trong vòng tay và tầm mắt nhưng rõ ràng chúng ta không thể ở bên cạnh con 24/24. Vì vậy, để ngăn chặn các tình huống xấu xảy ra với con, mọi bố mẹ cần dạy con biết cách tự bảo vệ mình. Chúng ta vẫn thường dạy con không được tiếp xúc với người lạ, không được nhận quà từ người lạ. Tuy nhiên, 2 từ “người lạ” đôi khi vẫn trở nên trừu tượng và khó hiểu với trẻ nếu không được bố mẹ giải thích rõ ràng. Đặc biệt, nhiều bố mẹ chưa biết cách hoặc không biết phải nói điều gì để con hiểu chính xác, thậm chí sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi nếu sử dụng những lời lẽ đầy đe dọa và nguy hiểm.
Những lời khuyên dưới đây của Mầm Nhỏ hy vọng sẽ giúp bố mẹ có lời giải thích cặn kẽ và đưa ra được những tình huống cụ thể để trẻ biết cách phản ứng khi tiếp xúc với người lạ nhé!
THAY VÌ NÓI: ĐỪNG NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI LẠ
HÃY NÓI: HỎI Ý KIẾN BỐ MẸ TRƯỚC KHI BẮT CHUYỆN VỚI NGƯỜI LẠ
 
Khái niệm về một người lạ đôi khi khiến trẻ khó nắm bắt. Ví dụ, con bạn có thể nhìn thấy một nhân viên bán hàng tạp hóa thường xuyên hơn là thấy một người bác của mình sống cách xa cả nghìn cây số. Vì vậy, cách tốt nhất là nói với trẻ cần xin phép hoặc hỏi ý kiến bố mẹ trước khi bắt chuyện với bất cứ người lớn nào khác ngoài bố mẹ.
THAY VÌ NÓI: NẾU CON BỊ LẠC TRONG MỘT TRUNG TÂM, HÃY NHỜ MỘT NGƯỜI LỚN ĐÁNG TIN CẬY GIÚP
HÃY NÓI: NẾU CON BỊ LẠC TRONG MỘT TRUNG TÂM, HÃY Ở TRONG TÒA NHÀ VÀ TÌM AI ĐÓ CÓ THẺ TÊN ĐỂ GIÚP CON
 
Bản chất của trẻ em vốn trong sáng, thành thật và không có quá nhiều khái niệm về sự nguy hiểm xung quanh mình. Thực tế, trong lúc sợ hãi đứa trẻ sẽ không thể đưa ra phán xét và nhận định ai sẽ là người mà bé có thể tin tưởng. Vì vậy, nếu bị lạc trong một cửa hàng hay trung tâm mua sắm, trẻ sẽ chạy ra khỏi ngoài cửa hàng để tìm bố mẹ, người thân.
Hãy thật rõ ràng với con rằng, trong tình huống ấy bạn muốn con hãy ở trong tòa nhà và nhờ ai đó làm việc trong tòa nhà có bảng tên giúp đỡ.
Bạn có thể thực hành ngay cho trẻ khi lần tới vào cửa hàng cùng nhau và chỉ cho trẻ những người có bảng tên trên áo là ai. Đó có thể là thu ngân, bảo vệ, tiếp tân, nhân viên cửa hàng...
 
 THAY VÌ NÓI: KHÔNG ĐƯỢC LẤY KẸO TỪ NGƯỜI LẠ
 HÃY NÓI: ĐỪNG LẤY BẤT CỨ THỨ GÌ TỪ BẤT CỨ AI NGOẠI TRỪ BỐ MẸ, ÔNG BÀ, GIÁO VIÊN, HOẶC NHỮNG NGƯỜI MÀ BỐ MẸ CHO PHÉP
 
Trẻ em vốn tò mò với mọi thứ, ngay cả khi bạn chỉ nói “Không được lấy kẹo từ người lạ” bé cũng sẽ đặt hàng tá câu hỏi rằng: Vì sao lại không được phép? Chỉ không được nhận kẹo thôi đúng không? Ngoài kẹo thì kem, bút màu, đồ chơi sẽ được phép nhận hay sao?

 
Vì vậy, cách tốt nhất là bố mẹ nên giải thích cho con không được phép nhận bất cứ thứ gì, từ bất cứ ai ngoài những người thân cận nhất, hoặc khi nhận từ người khác thì cần sự cho phép của bố mẹ.
Để chắc chắn về những điều đã nói với trẻ, bố mẹ có thể nhập vai vào một vài tình huống. Chẳng hạn như, bạn giả vờ là một người lạ và hỏi con bạn “Con có muốn ăn bánh quy hay không?”. Sau đó để xem bé thực hành xử lý tình huống đó như thế nào.
Ngay cả khi con nói “Không, cảm ơn!”, bạn cũng nên để ý xem con phản ứng như thế nào nếu bạn vẫn cố tình mời mọc thêm, thậm chí là ép bé lấy bánh
 THAY VÌ NÓI: ĐỪNG RỜI KHỎI TẦM MẮT CỦA BỐ MẸ 
 HÃY NÓI: ĐỪNG ĐI ĐẾN NƠI NÀO MÀ CON KHÔNG THỂ NHÌN THẤY BỐ MẸ
 
Nhiều trẻ em khi được hỏi vì sao lại đi lạc khỏi bố mẹ, chúng đã trở lời rằng vì chúng nghĩ bố mẹ vẫn có thể nhìn thấy chúng. Đó là lý do vì sao trẻ em cần ranh giới cụ thể. Nếu bạn và con đang ở trong công viên, bạn có thể nói với con: “Con có thể chơi trên xích đu và cầu trượt ở đây. Nhưng nếu con muốn đi chơi nơi khác hay trò chơi khác hãy nói với bố mẹ, và bố mẹ sẽ đi cùng con”.
 
THAY VÌ NÓI: KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐI CÙNG NGƯỜI LẠ
HÃY NÓI: NẾU MỘT NGƯỜI LẠ MUỐN CON ĐI CÙNG, HÃY TỪ CHỐI HOẶC LA HÉT NẾU NGƯỜI ĐÓ VẪN BẮT CON PHẢI ĐI BẰNG ĐƯỢC
 
Nếu bố mẹ chỉ nói “Không được phép đi với người lạ” mà không giải thích vì sao sẽ khiến trẻ vô cùng thắc mắc. Bố mẹ có thể đặt con vào một tình huống cụ thể khi không có bố mẹ ở đó, để biết con sẽ ứng xử như thế nào nếu có người mà con không quen biết rủ con đi cùng hoặc nhờ con giúp đỡ. Hãy nói với trẻ, nếu người lớn thật sự cần giúp đỡ thì họ sẽ tìm một người lớn để nhờ chứ không nhờ một đứa trẻ.
Ngoài ra, hãy giải thích cho con rằng khi con đi cùng người khác mà không xin phép bố mẹ sẽ khiến bố mẹ rất lo lắng và bố mẹ không biết con đi đâu, tìm con ở đâu.
 
 LỜI KHUYÊN AN TOÀN VỚI NGƯỜI LẠ CHO TRẺ Ở MỌI LỨA TUỔI
 
- Dạy cho trẻ dưới 4 tuổi:
- Họ tên và tuổi của con - điều đầu tiên một nhân viên sẽ hỏi con khi thấy con bị lạc.
- Họ tên đầy đủ của bố, mẹ.
- Địa chỉ nhà hoặc số điện thoại của bố, mẹ.
- Con đừng đi bất cứ nơi nào, đi cùng ai, nhận quà từ người khác nếu không có sự đồng ý của bố mẹ.
 
- Dạy cho trẻ 5 - 7 tuổi:
- Số điện thoại di động của bố mẹ, địa chỉ nhà - điều cần thiết mà mọi đứa trẻ ở độ tuổi này đều cần được biết.
- Một “danh sách an toàn”. Thay vì nói, “đừng nói chuyện với người lạ”, bố mẹ hãy liệt kê những người mà con có thể tin tưởng và nói chuyện.
- Tên các bộ phận trên cơ thể, “vùng kín” khác với những bộ phận khác như thế nào, và những ai là người được và không được chạm vào những vùng nhạy cảm đó của con.
 
- Dạy cho trẻ từ 8 tuổi trở lên
- Những thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại của mình và bố mẹ.
- Nếu bị lạc, hãy đứng ở nơi dễ tìm kiếm, hay một địa chỉ rõ ràng.
- Cảnh giác với những người lớn nhờ trẻ giúp đỡ, hãy hét thật to nếu một ai đó bắt con đi đâu.
- Không kết bạn và nói chuyện với người lạ trên mạng internet.
 
- Ngoài việc cảnh báo cho trẻ về người lạ và những tình huống xảy ra với họ, bố mẹ cũng nên khuyến khích con tin vào khả năng của bản thân. Nếu con cảm thấy khó chịu, không thoải mái về hành động của một người lớn nào đó thì hãy giữ khoảng cách với họ. Đồng thời, bố mẹ cũng hãy lắng nghe con, để con sẵn sàng chia sẻ. Hãy cho con thấy, con sẽ luôn tìm được niềm tin và những lời khuyên tốt nhất ở bố mẹ nhé