Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
5 BƯỚC GIÚP BỐ MẸ TRỞ THÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN CẢM XÚC CHO CON

5 BƯỚC GIÚP BỐ MẸ TRỞ THÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN CẢM XÚC CHO CON

Ngày đăng: 10/02/2020 (Lượt xem: 590)
Làm cha mẹ có lẽ là công việc khó khăn nhất trên đời này. Đây là sự đòi hỏi chuyên tâm, tốn nhiều thời gian, không mang lại doanh thu mà còn rất tốn ké. Một công việc đặc biệt, và nếu không để tâm, đôi khi chúng ta còn phải đón nhận những hệ quả không mong muốn

Cảm xúc – là điều mà ai trong mỗi chúng ta cũng đều có. Tất cả những gì chúng ta làm, chúng ta học, một phần đều được định hình, tác động bởi cảm xúc. Bởi nó là một phần trong mỗi chúng ta
Nhưng con trẻ có thể học về cảm xúc như thế nào? Làm sao để trẻ có thể hiểu được như thế nào là vui, thế nào là buồn? Cách ứng xử với cảm xúc này ra sao nếu chúng xảy ra quá mạnh mẽ? Bố mẹ có thể làm gì khi trẻ bùng nổ sự tức giận hay che giấu sự sợ hãi?...
Mặc dù vậy, bố mẹ có thể dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho con những kiến thức con có   thể học được trên trường lớp nhưng những bài học về cảm xúc thì không phải trường lớp nào cũng có thể dạy, trong khi nó lại theo con suốt cả một đời.
 
Những nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ hiểu được cảm xúc của mình thì sẽ có những lợi thế sau:
 
- Có mối quan hệ bền chặt, sâu sắc hơn với bạn bè.
- Khi tức giận thì cũng dễ lấy lại bình tĩnh hơn.
- Có khả năng học tập, thực hiện tốt hơn khi ở trường.
- Kiểm soát cảm xúc tốt hơn và ít có những cảm xúc tiêu cực hơn.
- Ít bị ốm hơn.
 
TRỞ THÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN CẢM XÚC CHO CON
 
 Hướng dẫn cảm xúc là kĩ thuật cho bố mẹ để giúp con hiểu hơn về cảm xúc của mình. Khi bố  mẹ trở thành người hướng dẫn cảm xúc, thì những đứa trẻ sẽ biết cảm xúc hoạt động như thế nào và cách phản ứng theo hướng lành mạnh, tích cực.
 
Hướng dẫn cảm xúc bắt đầu bằng việc nhận diện cảm xúc của con. Nhiều bố mẹ có thể nhìn ra cảm xúc tích cực của con khi trẻ thể hiện nhưng để có thể nhìn sâu hơn những cảm xúc tiêu cực khi con buồn hay tức giận thì có lẽ sẽ cần phải thêm luyện tập. Khi thấu hiểu được cảm xúc của con, hành vi của con cũng vì thế mà thay đổi tích cực hơn. Mối quan hệ giữa con và bạn cũng từ đó mà trở nên gắn kết.
 
Dưới đây là 5 bước của hướng dẫn cảm xúc cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện để bố mẹ có thể hiểu rõ hơn:
 
Bước 1: NHẬN DIỆN CẢM XÚC CỦA CON (VÀ CỦA CHÍNH MÌNH).
Chú ý đến cảm xúc của chính mình, từ hạnh phúc, đau buồn đến tức giận. Hiểu rằng những cảm xúc đó là một phần hết sức tự nhiên nhưng cũng quý giá trong cuộc sống.
Quan sát, lắng nghe và tìm hiểu cách con thể hiện những cảm xúc khác nhau.
 Theo dõi sự thay đổi trong nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, tư thế và giọng nói.
 
Bước 2: XEM CẢM XÚC CON NHƯ LÀ MỘT CƠ HỘI ĐỂ KẾT NỐI VỚI CON.
Chú ý đến cảm xúc của trẻ.
Cố gắng không loại bỏ hoặc lảng tránh cảm xúc của con.
Coi cảm xúc con đang có như là một cơ hội để kết nối và giảng giải cho con.
Ghi nhận cảm xúc của con và khuyến khích con nói về nó
 
Bước 3: LẮNG NGHE CON VÀ THẤU HIỂU CẢM XÚC CỦA CON.
Coi trọng cảm xúc của con.
Cho con thấy mình hiểu cảm xúc của con.
Cố gắng tránh việc phán xét hoặc chỉ trích cảm xúc con.
 
Bước 4: KHI ĐÃ HIỂU ĐƯỢC CẢM XÚC CỦA CON, HÃY GIÚP CON GỌI TÊN CẢM XÚC ĐÓ.
Nhận diện cảm xúc con đang có thay vì nói với con về việc con nên cảm thấy thế nào.
Gọi tên cảm xúc giúp con được xoa dịu
Đưa ra một ví dụ hay bằng việc gọi tên cảm xúc của chính mình và nói chuyện với con về nó.
Giúp có một kho từ vựng về các loại cảm xúc khác nhau để con có thể dùng khi cần.
 
Bước 5: TÌM KIẾM GIẢI PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ CON CÓ HÀNH VI TÍCH CỰC.
Khi con cư xử không đúng, giúp con nhận ra cảm xúc của mình và giải thích cho con hiểu vì sao hành động của mình là không phù hợp.
Khuyến khích con thể hiện cảm xúc nhưng đặt giới hạn rõ ràng cho hành vi của con.
Giúp trẻ nghĩ qua về những giải pháp khả thi.
Bố mẹ đừng vội mong đợi quá nhiều, quá sớm con sẽ thay đổi nhanh chóng.
Cho con những bối cảnh, không gian con được thỏa sức khám phá mà không phải nghe    nhiều từ “KHÔNG”.
Nắm bắt những lúc con làm đúng và khen ngợi con.
Biến những nhiệm vụ con phải làm trở nên vui vẻ nhất có thể.
 
Chắc hẳn bố mẹ nào cũng đặt kỳ vọng rất nhiều ở con, mong cho con chăm ngoan, học giỏi và cũng chính những điều này khiến trẻ có những áp lực rất lớn. Nhưng như cũng đã chỉ ra ở trên, những đứa trẻ được sống trong môi trường có kết nối, hỗ trợ cảm xúc sẽ có thành tích học tập tốt hơn và tạo dựng mối quan hệ tốt hơn. Và đó chính là tiền đề để trẻ thành công hơn trong cuộc sống.