Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Kỹ năng sống cho trẻ em: Học ngay không muộn

Kỹ năng sống cho trẻ em: Học ngay không muộn

Ngày đăng: 17/04/2012 (Lượt xem: 1382)
Tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ…. có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân chính.



 

Giáo dục trẻ không sống thụ động

Em Hoàng Anh, trường tiểu học Lômônôxốp (Hà Nội) là một trong số bạn nhỏ được bố mẹ cho theo học lớp đào tạo kỹ năng sống ngay từ chương trình Fast trackid trước đây đến chương trình IC (các chương trình kỹ năng sống của Mỹ) hiện tại. Thời gian cho khoá học đã đem lại cho Hoàng Anh khá nhiều điều bổ ích, lý thú.
Cùng với kết quả học tập có nhiều thay đổi tích cực, trong nhận thức, Hoàng Anh đã biết tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm, biết giải thích một số hiện tượng tự nhiên, hiện tượng vật lý đơn giản, biết đặt nhiều câu hỏi với cô và cha mẹ. Em còn biết quan tâm đến những người xung quanh mình.
Năm nay, theo gợi ý của bố, Hoàng Anh cũng đã biết tặng hoa cho bà, mẹ, gọi điện chúc mùng các dì nhân ngày 20/10… “Năm nay khi bố mẹ cho em đi học lớp kỹ năng sống, em cảm thấy rất thích thú vì em đã được học cách mạnh dạn, tự tin, cách giao tiếp trong cuộc sống”- Hoàng Anh chia sẻ.

 

Trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết.

Trước đây kỹ năng sống chỉ được dạỵ thêm tại một số trung tâm vào kỳ nghỉ hè thì nay đã được đưa vào dạy tại một số trường. Việc Bộ GD&ĐT đưa môn kỹ năng sống lồng ghép vào chương trình giảng dạy đang được dư luận rất quan tâm. Bởi từ trước đến nay, môn học này vẫn chỉ được dạy một cách đại khái tại một số trường học, nhà văn hoá, trung tâm phát triển năng khiếu trẻ em… và hầu như không theo một giáo trình cụ thể nào.
Với phương pháp học mà chơi, chơi mà học, khoá đào tạo kỹ năng sống là khoá đào tạo đặc biệt dành cho lứa tuổi từ 5-15 tuổi.
Thông qua giáo dục trực quan trên các thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu… những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có vần điệu để các em dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp các em phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.
Tổ chức Văn hoá – Khoa học – Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đề xuất 4 trụ cột trong việc học của thế kỉ 21 là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định”. Với mục tiêu như vậy, chúng ta có thể nhận thấy trong hành trang vào đời của học sinh còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt các kỹ năng sống – một trong những kỹ năng giúp các em có một hành trang tự tin bước vào đời.
Phát triển tư duy toàn diện
Thầy Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐQT hệ thống Trường Lômônôxôp (một trong những trường thí điểm dạy kỹ năng sống sớm nhất) cho biết: “Giáo trình mà chúng tôi hiện đang giảng dạy là sự chắt lọc từ các tài liệu của nước ngoài. Chúng tôi phải tìm ra phương pháp, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện sống của trẻ em Việt Nam”.
Cũng theo thầy Cường, những giáo viên của lớp kỹ năng sống đều phải là người đã có gia đình, đã hiểu được tâm lý của các em. Học sinh mầm non, tiểu học sẽ được làm bài tập, có những tình huống đóng vai hoặc các em được hát, giao tiếp… sau đó giáo viên sẽ phát hiện được những kỹ năng và khai thác triệt để kỹ năng của các em để giúp các em được thể hiện mình nhiều hơn, tự tin hơn”.
Phụ huynh Nguyễn Thu Hiên, công tác tại Học viện Công nghệ Bưu chính viên thông cho biết: “Cháu nhà tôi ưa thích hoạt động. Vì vậy, những lớp học như vậy rất thích hợp với cháu. Tôi còn nhớ buổi học đầu tiên sau khi học lớp kỹ năng sống, cháu về nhà rất thích thú về thí nghiệm sự nổi và chìm của quả trứng trong nước muối và nước thường. Qua lớp học này, tôi nhận thấy cháu nhận biết về thế giới xung quanh rõ nét hơn, hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề”
Việc chăm sóc, quản lý giáo dục con cái luôn là mối lo lắng của các gia đình. Do đó học kỹ năng sống chính là cách thiết thực và hiệu quả dành cho các bậc phụ huynh. Những kỹ năng lắng nghe, giao tiếp ứng xử, việc sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình… là rất cần thiết giúp trẻ em phát triển toàn diện và tư duy.
Trên thế giới, từ nhiều năm qua môn học giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào chương trình học ở bậc tiểu học. Ở Việt Nam, năm học 2009-2010, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
(Theo giadinh.net)