Số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản cả nước năm 2011-2012 bằng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường suốt 20 năm qua. Tham luận tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2012-2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô” do TS Đỗ Thị Thanh Vinh, Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hòa), cho biết tính chung năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản.
Những bất lợi từ nền kinh tế khiến các công ty, doanh nghiệp là những thành phần phải hứng chịu đầu tiên và cũng là vô cùng lớn, điều đó kéo theo những hậu quả nghiêm trọng xảy ra như phá sản, giải thể, sát nhập.... Đây là điều mà các chủ công ty, doanh nghiệp, tập đoàn luôn luôn phải suy nghĩ.
Tuy nhiên trong hệ thống công ty, doanh nghiệp, tập đoàn.... đang gặp nhiều khó khăn đó vẫn có những ông chủ lớn ăn nên làm ra và ngày càng củng cố vị trí vững trắc cho mình. Vậy bí quyết là từ đâu? Lý do để thành công đó chúng ta có thể nhìn thấy rõ trong chiến lược của họ. Vậy chiến lược của họ bao gồm những gì? Dù không thể xem xét một cách tổng quát về hiệu quả của những chiến lược đó, nhưng bài viết này xin nhắc tới một chiến lược mà không một công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn nào có thể bỏ qua.
Như chúng ta đã biết, dù ở thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển hay thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng thế nào đi chăng nữa, thì việc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và dự án phát triển cho công ty, doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Có những ngành dịch vụ hay sản phẩm vừa ra đời đã chết yểu một cách vô lý. Một phần là do chất lượng, thị trường còn yếu....,và chắc chắn rằng một phần do các khâu quảng cáo, PR, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ, chưa nắm vững lý thuyết truyền thông, chưa ứng dụng hiệu quả các công cụ để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.....
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ hay xây dựng thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn cần phải nắm vững được các công cụ giúp quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, quảng bá cho cả công ty, doanh nghiệp và tập đoàn...
Có rất nhiều công ty, đặc biệt là các tập đoàn lớn nước ngoài, xem việc quảng bá thương hiệu và tên tuổi công ty thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện là một công cụ cần thiết và hiệu quả để thực hiện chiến lược kinh doanh và tiếp thị của mình. Điển hình như tập đoàn xe hơi nổi tiếng Audi dám bỏ ra hàng trăm ngàn đô-la Mỹ tài trợ chỉ để giới thiệu showroom xe hơi mới trong một chương trình thời trang đẳng cấp. Hay hãng nước ngọt Coca Cola sẵn sàng bỏ ra một khoản ngân sách lớn để vận động và tổ chức đưa Cúp vàng FIFA đến với người hâm mộ Việt Nam.
Khi nhắc đến tổ chức sự kiện, chúng ta thường nghĩ đến công tác tổ chức các sự kiện quy mô như Thế vận hội Olympics, World Cup, SEA Games, Lễ trao giải điện ảnh Oscar hoặc Lễ hội Sài Gòn 300 năm, Festival Huế và gần đây nhất là Lễ hội bắn pháo hoa tại Đà Nẵng. Nhưng trên thực tế, tổ chức sự kiện hay còn gọi là tổ chức Event rất đa dạng, từ việc sắp xếp tổ chức một hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên đề, lễ động thổ, lễ khánh thành, đến các buổi tiệc chiêu đãi, họp mặt đại lý, ra mắt sản phẩm và nhiều hoạt động khác.
Có lẽ ít ai biết được tầm quan trọng thực sự của tổ chức sự kiện trong việc xây dựng, phát triển và củng cố thương hiệu, củng cố thị trường sản phẩm, dịch vụ đang hiện hữu và mở rộng tầm ảnh hưởng của công ty, doanh nghiệp, tập đoàn...
Cũng có lẽ nhiều người cho rằng tổ chức sự kiện chỉ dành cho những công ty lớn, doanh nghiệp, tập đoàn lớn, cần chi phí khủng và đôi khi chỉ là làm cho có hình thức.
Suy nghĩ về tổ chức sự kiện như vậy khiến cho giá trị của công việc tổ chức sự kiện chưa thực sự được coi trọng và điều đó kéo theo hiệu quả đạt được chưa tương xứng. Tuy nhiên ở rất nhiều nơi, khi hiểu được tầm quan trọng cũng như giá trị của việc tổ chức sự kiện thì công việc này lại mang tính chất then chốt và quan trọng hơn cả.
Vậy tại sao tổ chức sự kiện lại quan trọng trong hệ thống quảng bá sản phẩm, dịch vụ, phát triển và mở rộng công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đến vậy?
Để mở rộng và phát triển sản phẩm, dịch vụ cho những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đã và đang hoạt động hiệu quả hay đối với những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn mới được thành lập thì việc xây dựng công cụ, định hướng phát triển, kế hoạch quảng bá có những điều kiện rất khác nhau. Tuy nhiên dù mới thành lập hay là đã thành lập và phát triển thì việc ứng dụng các công cụ để quảng bá bao gồm chung nhiều yếu tố như: PR, quảng cáo, truyền thông, maketing, tổ chức sự kiện...
Vấn đề ở đây không nói rằng tổ chức sự kiện là công việc quan trọng nhất cho sự phát triển của công ty. Rằng những lĩnh vực khác không quan trọng bằng. Điều mà chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù tổ chức sự kiện không phải là công cụ toàn năng đặc biệt trong việc tạo ra sự nhận biết thương hiệu và chắc chắn rằng nó không phải lúc não cũng là một lực đẩy cần thiết và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty thì nó vẫn là thành phần tạo ra những hiệu quả bất ngờ nhất , nó là sự tổng hợp giữa nhiều lĩnh vực liên quan, bổ trợ mạnh mẽ cho nhau trên con đường chinh phục thị trường và khách hàng tiềm năng trong chiến lược chung.
Mỗi một lĩnh vực đều có cách khai thác riêng, chỉ riêng tổ chức sự kiện chúng ta có thể lồng ghép thêm được rất nhiều lĩnh vực khác như: maketing, PR quảng cáo, truyền thông, và thậm chí sự lồng ghép cả yếu tố nghệ thuật – mảng giải trí không thể thiếu trong tổ chức sự kiện cũng đem lại những hiệu ứng rất riêng. Tổ chức sự kiện cũng là một phương pháp PR luôn hiệu quả.
Tổ chức sự kiện là sự kết hợp mạnh mẽ giữa hoạt động bán hàng và hoạt động tiếp thị cũng như hoạt động marketing. Nó cũng là nguồn bổ trợ mạnh mẽ cho kênh truyền thông, PR, quảng bá. Hay nói cách khác nó là thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp.
Công việc tổ chức sự kiện khai thác trên nhiều khía cạnh, và cần một nguồn cung dồi dào không chỉ về kinh phí tiêu tốn hơn các hoạt động khác, mà còn nguồn nhân sự: PG, PB, MC, người mẫu..., phương tiện: sân khấu, ánh sáng, âm thanh... thực hiện cũng rất phong phú. Một kế hoạch tỉ mỉ kèm theo là những kinh nghiệm thực tế luôn phát huy được thế mạnh mà chính công việc tổ chức sự kiện đem lại. Thông qua đó chúng ta cũng có thể hình dung ra công việc tổ chức sự kiện sẽ bao gồm những hình ảnh, hoạt động và hiệu quả của chúng như thế nào.
Tổ chức sự kiện là một mảng rất lớn đòi hỏi không chỉ người thực hiện mà các khâu chuẩn bị cũng phải thật hoàn hảo và có những tình huống ứng phó nhanh nhạy hơn bao giờ hết.Những người làm tổ chức sự kiện không chỉ là người có hiểu biết phong phú, đầu óc nhanh nhạy, năng động, thực tế, mà còn là người chịu trách nhiệm chính đối với các vấn đề trong tổ chức sự kiện. Nếu tổ chức sự kiện thành công, hiệu quả đem lại rất lớn nhưng mặt khác nếu thất bại thì hiệu quả cũng sẽ trở nên tồi tệ. Vì vậy một công việc mạo hiểm, và quy mô lớn như vậy cũng phần nào thể hiện được tầm quan trọng của công việc này.
Tóm lại, hầu hết những công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn hiện nay khi mà nền kinh tế khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng thì họ vẫn có những chiến lược để giữ vững mục tiêu xây dựng và phát triển của riêng mình. Bên cạnh các ngành hot hiện đang lên ngôi như: PR - marketing, quảng cáo... thì tổ chức sự kiện vẫn có chỗ đứng rất riêng, xứng đáng là sự lựa chọn thông minh, được ứng dụng và đem lại hiệu rất cao trong rất nhiều chiến lược của các công ty, tập đoàn hiện nay.