Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

10 kĩ năng mềm hàng đầu đưa bạn đến nấc thang của thành công

Ngày đăng: 27/10/2015 (Lượt xem: 1159)
Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng mềm.


Thế nào là những kỹ năng mềm?

Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Theo tiến sĩ Đỗ Thu Hằng (Học viện Báo chí Tuyên truyền), “KNM có vai trò đặc biệt quan trọng để quyết định khả năng bạn có thể làm việc hiệu quả lâu dài hoặc làm lãnh đạo hay không? Đó là những thứ bạn không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn”.

Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng cứng thường gắn liền với các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính nhất định của từng tổ chức và có thể đo được. Các kỹ năng cứng mà chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội như: kỹ năng hàn, kỹ năng lái ô tô; kỹ năng xây tường, kỹ năng vẽ thiết kế, kỹ năng làm báo cáo tài chính… Những kỹ năng cứng này thường được quy chuẩn theo những quy trình và nguyên tắc cụ thể và được đào tạo ở những trường lớp chính quy.

Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. World Bank (Ngân hàng Thế giới) đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ; các nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội đã cho thấy để thành đạt trong sự nghiệp thì KNM (trí tuệ cảm xúc) chiếm đến 75%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 25%. Lí do là trong thời buổi phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ, có rất nhiều ngành nghề mất đi nhanh chóng và được thay thế bằng các ngành khác. Ngay cả kỹ năng cứng – kỹ năng chuyên môn của một ngành nghề cũng cần được cải tiến, nâng cấp một cách liên tục. Ví dụ như: kỹ năng sử dụng điện thoại di động. Khi mới ra đời, ta chỉ cần nắm vững hai chức năng là nhấn nút để nhận cuộc gọi tới và bấm số để gọi đi. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một văn phòng di động thực thụ. Nó giúp bạn nhận email, tìm đường đi, xem thời tiết, nói chuyện bằng hình ảnh với người thân ở cách xa hàng vạn dặm... Và nếu kỹ năng cứng của bạn như cũ, thì bạn chỉ sử dụng được gần 1/100 chức năng của điện thoại di động. Để theo kịp tốc độ thay đổi của thời đại kỹ năng cứng của bạn phải rất uyển chuyển, phải rất mềm. Muốn vậy, bạn cần nắm thật vững kỹ năng tự học và tự thích ứng.Kỹ năng mềm đó là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất để giúp bạn củng cố kỹ năng cứng, không bị đẩy ra ngoài lề xã hội.

Kỹ năng mềm thật cứng, thật vững vì nó hầu như không thay đổi theo thời gian, không gian. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

Kĩ năng mềm chiếm 75% sự thành công của bạn. Ảnh minh họa
 

1. Có một quan điểm lạc quan


Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

 

2. Hòa đồng với tập thể


Ông Lynne Sarikas, giám đốc trung tâm sự nghiệp MBA Đại học Northeastern, Mỹ chia sẻ: “Các nhà quản lý luôn mong muốn nhân viên của họ có mối quan hệ tốt với nhau vì điều này sẽ làm tăng hiệu quả công việc, chính vì vậy một trong những kỹ năng mềm cần thiết mà “dân” công sở nên rèn luyện đó là kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Để hợp tác và làm việc nhóm thành công cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và thống nhất”.

Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

 

Tinh thần làm việc tập thể giúp tăng hiệu quả công việc. Ảnh minh họa

 

3. Giao tiếp hiệu quả


Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn. Giao tiếp giỏi không có nghĩa là bạn phải là một nhà hùng biện xuất sắc hoặc nhà văn tuyệt vời. Nó cũng không có nghĩa là bạn buộc phải thể hiện bản thân mình thật tốt trước mặt người khác. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện ở việc bạn thuyết phục người khác như thế nào và kết quả ra sao? Hãy nhớ, giao tiếp cũng giống như việc bạn viết một bản báo cáo cũng cần có sự thống nhất, yếu tố thuyết phục về nội dung và một phong thái bình tĩnh, tự tin khi thể hiện (từ trang phục, đầu tóc đến bước đi và cách bạn chuyện trò với những người xung quanh). Thêm nữa luôn kiên nhẫn giải thích cho các thành viên khác trong nhóm làm việc cũng là cách bạn đang rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Giao tiếp cũng liên quan đến việc biết lắng nghe người khác, xây dựng niềm tin và tôn trọng các ý kiến, quan điểm của người khác.

Giao tiếp hiệu quả là một thế mạnh trong công việc. Ảnh minh họa

 

4. Khả năng thích ứng


Khả năng thích ứng là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với những người muốn đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Với những thay đổi nhanh chóng và thường trực trong nội bộ doanh nghiệp và cả đời sống xã hội, mỗi người cần biết điều chỉnh kịp thời hướng đi và “tốc độ” của mình. Những người phản ứng chậm hoặc chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp thường có một tương lai bất ổn hơn những người biết thích nghi nhanh cùng với sự thay đổi, tiến triển của doanh nghiệp.

 

5. Mài giũa khả năng sáng tạo


Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

 

6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình


Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

 

7. Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác

- Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

- Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

 

8. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của bạn

Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.

 

9. Có cái nhìn tổng quan

Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

 

10. Phát triển cá nhân

Khoa học, y học và công trình ngày càng có được những thành tựu phát triển vĩ đại. Nhu cầu nguồn nhân tài về khoa học và số học là một thách thức của các ngành này trong tương lai. Ngoài ra, nắm bắt và thông thạo một ngoại ngữ là cơ hội giúp bạn tìm được công việc cần thiết. Những ngoại ngữ nổi bật hiện nay như: tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp và Đức.

 







(Theo Webphunu)