Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Kỹ năng dẫn hiện trường trong phóng sự

Kỹ năng dẫn hiện trường trong phóng sự

Ngày đăng: 10/01/2017 (Lượt xem: 7906)
“Kỹ năng dẫn hiện trường trong phóng sự” là một kỹ năng khá khó đối với một người biên tập viên truyền hình. Tuy nhiên, có rất nhiều người còn chưa hiểu rõ "dẫn hiện trường là gì?" Ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Dẫn hiện trường là gì?

Dẫn hiện trường hay còn gọi là stand up, nghĩa là phóng viên làm phóng sự trực tiếp dẫn ngắn tại một trong những bối cảnh quay, và câu dẫn đó được dựng vào như một phần của phóng sự.

Stand up có thế ở cuối, ở đầu, hoặc ở giữa phóng sự tùy theo kết cấu và nội dung dẫn

Khi phóng viên dẫn phải có hiện chữ tên của phóng viên (VTV yêu cầu hiện cả email của phóng viên để nhận ý kiến phản hồi của khán giả)

Stand up khác với phần dẫn trường quay- vốn là phần dẫn vào phóng sự của người dẫn ở trường quay.  Stand up có vai trò và vị trí riêng.

 

2. Ai nên dẫn hiện trường?

- Bạn có cần phải xinh đẹp, hóa trang hoặc ăn mặc thật đẹp khi dẫn hiện trường? Không phải và không cần thiết. Bạn không nên hóa trang quá kỹ và ăn mặc quá đẹp mà không phù hợp với bối cảnh dẫn

- Ai cũng có thể dẫn hiện trường, trừ khi bạn có tật về phát âm, hoặc nói giọng địa phương quá khó hiểu với khán giả các vùng miền khác. Còn về nguyên tắc, phóng viên tại hiện trường ai cũng có thể dẫn. Chỉ cần chỉnh tề để thể hiện sự tôn trọng khán giả.

- Trang phục nên phù hợp với bối cảnh và nội dung dẫn. Ví dụ, trong mưa bão nên mặc áo mưa (chuyên dụng), đi ủng. Trên tàu bè sông nước nên có áo phao. Ra đồng ruộng hay vào xưởng máy, có lẽ tốt nhất không nên mặc áo vét, hoặc sơ mi trắng…

- Sức thuyết phục của dẫn hiện trường chủ yếu không nằm ở ngoại hình hay sự lưu loát của phóng viên, mà ở chỗ phóng viên đang có mặt trực tiếp và chứng kiến sự kiện, thậm chí có phần trải nghiệm cùng với những người trong cuộc. Phần xuất hiện của phóng viên chân thực và thuyết phục.

 

3. Khi nào dẫn hiện trường?

Câu hỏi phóng viên thường đặt ra là phóng sự nào thì nên dẫn hiện trường không? Phóng sự nào thì không nên?

Hiện nay Thời sự Đài THVN rất khuyến khích các phóng sự có dẫn hiện trường, vì sự xuất hiện của phóng viên trong phóng sự, dù không phải lúc nào cũng hoàn toàn đắt và hợp lý hoàn toàn, nhưng tạo nên sự đa dạng, phong phú, và mới mẻ cho bản tin. Sự xuất hiện của phóng viên tại hiện trường tạo sự tin cậy cho thông tin trong phóng sự, tính tương tác với khán giả, và mới mẻ bên cạnh những gương mặt phát thanh viên quen thuộc tại trường quay.

Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa, hấp dẫn hơn nữa, vẫn cần trả lời câu hỏi khi nào dẫn hiện trường là hợp lý nhất? Nói cách khác những tình huống nào không nên bỏ lỡ việc dẫn hiện trường?

Xin đề xuất một số tình huống không nên bỏ qua như sau:

- Thiên tai thảm họa như bão, lũ, động đất… Việc xuất hiện tại hiện trường sẽ thuyết phục khán giả về tính chân thực của thông tin và hình ảnh, sự cảm phục của họ đối với mức độ dấn thân của phóng viên, từ đó trân trọng hơn những gì chúng ta mang tới cho họ qua màn ảnh nhỏ (clip phóng viên dẫn trong bão)

- Những địa bàn đặc biệt : vùng sâu vùng xa, nơi khó tới, các địa bàn ở nước ngoài (clip phóng viên dẫn ở nước ngoài)

- Những sự kiện đặc biệt quan trọng, như các Hội nghị quốc tế lớn, Thế vận hội ,  Lễ hội lớn…hoặc những sự kiện có không khí  (clip phóng viên thể thao dẫn tại Manchester)

- Hiện trường đặc biệt, ví dụ như hiện trường vụ tai nạn, hiện trường vụ án, hiện trường vụ khai thác gỗ, khai thác khoáng sản trái phép, công trường khai thác đá nguy hiểm…(clip phóng viên dẫn tại nơi phá rừng)….

 

4. Đứng ở đâu dẫn hiện trường?

Vì chúng ta muốn nhấn mạnh nơi phóng viên có mặt, nên khung cảnh dẫn hiện trường, nơi chúng ta đứng dẫn cũng như lấy bối cảnh, phải thể hiện được đặc điểm của nơi đó. Ví dụ như ở tình huống thảm họa hay thiên tai , trừ trường hợp vì lý do an toàn không thể có mặt tại chỗ, còn lại phóng viên phải đứng ở bối cảnh lột tả được tình huống. Tương tự như vậy, tại vùng sâu vùng xa, thì phóng viên nên chọn bối cảnh dẫn tiêu biểu cho phong cảnh của vùng núi đó, chứ không nên chọn bối cảnh mà nhìn giống như ở mọi vùng quê khác. Ở Hội nghị quan trọng thì nên chọn đứng ở bối cảnh có phông của sự kiện, có logo hoặc tên, cờ của hội nghị. Phóng viên đi ra nước ngoài cũng vậy, cần chọn bối cảnh có những hình ảnh tiêu biểu cho địa danh đó. Ví dụ như Mátxcova nên chọn Quảng trường Đỏ, thay vì dẫn ở một đường phố bất kỳ. ….

 

5. Dẫn hiện trường nói gì?

Vậy phóng viên cần nói gì khi dẫn hiện trường? Câu hỏi này cũng không đơn giản, vì phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và kết cấu cụ thể của phóng sự. Tuy nhiên xuất phát từ sự trông đợi và ý nghĩa của dẫn hiện trường đối với khán giả, xin đề xuất một vài tiêu chí nội dung lời dẫn như sau:

Vai trò của dẫn hiện trường         →

Nội dung dẫn

Khẳng định tính chân thực của thông tin

Giới thiệu cụ thể bối cảnh phóng viên đang đứng và chứng kiến thấy điều gì

Tính tương tác với khán giả

Thể hiện, chia sẻ những suy luận hoặc cảm xúc, mà chúng ta chắc chắn là sẽ nhận được sự đồng cảm của đông đảo khán giả

Bù lấp sự thiếu hụt về hình ảnh hoặc phỏng vấn

Nói những thông tin quan trọng, mà không có hình ảnh phù hợp hoặc ấn tượng để diễn tả, hoặc thông tin tin cậy mà vì lý do nào đó chúng ta không lấy được phỏng vấn

….

….

 

6. Nên bố trí dẫn hiện trường ở đoạn nào trong phóng sự:

Câu hỏi này cũng luôn được đặt ra khi phóng viên định dẫn hiện trường. Theo một số kinh nghiệm của đồng nghiệp chia sẻ, cách hiệu quả nhất, là hãy lên đề cương phóng sự một cách độc lập, với logich chặt chẽ,  rồi sau đó tìm xem đoạn nào phù hợp nhất với những tiêu chí bối cảnh, nội dung và ý nghĩa ở trên để bố trí dẫn hiện trường. Không nhất thiết phải là ở đầu hay ở cuối phóng sự.

Thông thường, dẫn ở vị trí nào cũng có những ý nghĩa đặc trưng của nó

- Ở đầu phóng sự thường là giới thiệu bối cảnh và tình huống (clip dẫn đầu)

- Ở cuối phóng sự thường là đưa ra kết luận hoặc những dự đoán thông tin tiếp theo (clip dẫn cuối)

- Ở giữa thường là một thông tin then chốt, gây bất ngờ, tạo kịch tính cho phóng sự

 

7. Một số điều nên tránh khi dẫn hiện trường:

Có rất nhiều điều cần chia sẻ, nhưng sau đây là một số lỗi dễ mắc phải mà chúng ta cần tránh khi dẫn hiện trường:

- Dẫn hiện trường lặp lại thông tin hoặc giống như lời dẫn vào phóng sự ở trường quay

- Người dẫn hiện trường với người đọc phóng sự là hai người khác nhau (khán giả sẽ không thuyết phục và có thể không tin rằng người làm phóng sự chính là người có mặt tại hiện trường)

- Nhờ phát thanh viên hoặc đồng nghiệp có hình thức “khá” hơn dẫn hiện trường (việc nhờ xuất hiện như vậy sẽ khó thật, và không có sức thuyết phục)

- Đứng ở bối cảnh không nói lên điều gì (rặng cây, bức tường, khoảng trống…)

- Dẫn quá dài, phải đọc giấy

- Thông tin dẫn lặp lại với lời bình hoặc phỏng vấn trong phóng sự

- Thận trọng khi đằng sau có người đi lại, hoặc ngó vào khuôn hình ….

 

8. Hãy sáng tạo không ngừng với dẫn hiện trường:

Dẫn hiện trường cũng như làm phóng sự, cũng có rất nhiều cách sáng tạo để mới mẻ và hấp dẫn:

- Vừa chuyển động vừa dẫn hiện trường (clip phóng viên dẫn trên xe điện tại Cô tô)

- Sử dụng đạo cụ dẫn hiện trường (clip phóng viên dẫn với thẻ ATM)

 

9. Stand-off

Gần đây VTV1 có phổ biến hình thức tin hoăc phóng sự tường thuật, với sự xuất hiện của người phóng viên dẫn hiện trường và đọc OFF hoàn toàn, có thể gọi là stand off. Đây cũng là một hình thức khá mới mẻ.

Hình thức này được áp dụng khi cần đưa tin nhanh nhất về một sự kiện quan trọng mà không có điều kiện làm truyền hình trực tiếp, hoặc khi đó là những sự kiện có không khí, sôi nổi, có mầu sắc, có âm thanh.

 

Ngọc Phương (tổng hợp)

Nguồn: BTV Thu Hà/vtv.vn