I. NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
{C}1. Thế nào là người dẫn chương trình ?
Người dẫn chương trình ( master of ceremonies -MC) là người phụ trách toàn bộ nghi lễ cho một chương trình nào đó.
Ví dụ: giao lưu, lửa trại, hội diễn văn nghệ, đại hội, lễ khai giảng …
{C}2. Vị trí
Chịu trách nhiệm xuyên suốt, người thiết kế, đạo diễn kể cả là diễn viên, là bộ mặt và linh hồn của toàn buổi lễ. Thành công hay thất bại của một chương trình hoàn toàn phụ thuộc vào người dẫn chương trình .
II. CÁCH XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH:
-
Các số liệu
{C}- Mục đích, ý nghĩa của chương trình
{C}- Yêu cầu thực hiện
{C}- Nội dung : tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện, giải trí
{C}- Hình thức qui mô : lớn, nhỏ, vừa
{C}- Tổng thời gian
{C}- Điạ điểm
{C}- Đối tượng, số lượng người tham dự
{C}- Phương tiện phục vụ : âm thanh, ánh sáng,trang trí, tiếp tân
{C}- Ban tổ chức
-
Chương trình chi tiết : Tổng chương trình thể hiện càng cụ thể càng tốt, phân công nhiệm vụ rõ ràng
-
Tập duyệt chương trình: chỉ duyệt đối với những chương trình qui mô, đại biểu nhiều, số lượng đông
-
Kinh phí
III. MỘT SỐ YÊU CẦU Ở NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
- Ý thức chấp hành công việc là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của buổi lễ .
{C}- Phải lấy sự thành công hay thất bại sau mỗi lần tổ chức là niềm vui, nỗi buồn danh dự, uy tín của cơ quan, đơn vị, cá nhân.
{C}- Nắm thật chắc ý nghĩa, nội dung, hình thức, yêu cầu của buổi lễ.
{C}- Là người có bề dày kinh nghiệm và có uy tín để có thể điều phối và phát huy tối đa năng lực của từng thành viên trong chương trình.
{C}- Am hiểu nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
{C}- Nói năng lưu loát, diễn cãm, hài hước và lịch sự.
{C}- Thực hiện chương trình vừa sức và đúng sở trường
{C}- {C}Phải được đào tạo qua lớp dẫn chương trình, có ý thức tự rèn luyện cho bản thân và học hỏi các đồng nghiệp.
{C}- Luôn rèn luyện cử chỉ, điệu bộ và giọng nói.
{C}- Ngoại hình đẹp, ăn mặc phù hợp với từng chương trình
{C}- Khả năng xử lý, phán đoán nhanh và sáng tạo
{C}- Luôn tự tin vào bản thân
IV. CÁC LƯU Ý KHI DẪN DẪN CHƯƠNG TRÌNH:
{C}- Không để micrô về hướng loa để tránh gây tiếng rú
{C}- Không vỗ tay khi có mic trên tay
{C}- Không sử dụng mic nói linh tinh với mục đích gây cười
{C}- Nên bố trí người tặng hoa nếu có tiết mục văn nghệ hoặc phỏng vấn
{C}- Câu hỏi giao lưu nên chuẩn bị trước.
{C}- Có lời dẫn cho một bài ca, điệu múa hay giao lưu
{C}- Các chương trình vui chơi giải trí nên có 2 người để thêm sinh động
{C}- Khi người giao lưu nói quá dài và sai kiến thức ta nhờ bộ phận âm thanh tắt tiếng.
Có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: “Chính xác – Linh hoạt – Truyền cảm – Nhiệt tình” . Tám chữ này cũng là yêu cầu xủa nghiệp vụ “Chính xác về thông tin; Linh hoạt về xử lý tình huống; Truyền cảm về diễn đạt; Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm”.
Tóm lại, sự cố và tình huống qua mỗi lần dẫn chương trình đều khác nhau nên MC càng có nhiều kinh nghiệm thì khả năng xử lý càng cao.
Nếu bạn chuẩn bị thật kỹ càng trước khi xuất hiện truớc công chúng thì kết qủa của bạn đã đạt 50% rồi đấy.
Chúc các bạn thành công