Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Tham khảo mẫu lời dẫn chương trình từ những MC hàng đầu

Tham khảo mẫu lời dẫn chương trình từ những MC hàng đầu

Ngày đăng: 26/10/2015 (Lượt xem: 36351)
Người MC chính là linh hồn của chương trình chứ không phải là chiếc máy nói một cách cứng nhắc lời dẫn của người khác. Việc vận dụng mẫu lời dẫn được xây dựng, đúc kết từ những MC dẫn chương trình hàng đầu đòi hỏi sự linh hoạt, khả năng sáng tạo. Đó là phần không thể thiếu để trở thành một MC dẫn chương trình chuyên nghiệp mang dấu ấn riêng, hình thành phong cách riêng ấn tượng.

I: BIÊN TẬP VÀ THỂ HIỆN LỜI DẪN

 

Lời dẫn thể hiện đặc trưng của thể loại chương trình: thời sự; chính luận; ca nhạc, game show…  

 

Những kiểu lời dẫn chung nhất bao gồm:

 

1. Lời dẫn phần chào mừng của kịch bản

 

Đây là ấn tượng đầu tiên để người MC chinh phục khán giả, vì thế hãy tập kỹ  một câu chào mở đầu chuẩn nhất, giàu cảm xúc nhất.

 

- Mở đầu đơn giản:

 

"Lời đầu tiên ...  xin được  gửi tới quí vị lời chào nồng nhiệt nhất"

 

- Mở đầu chuyên nghiệp:

 

"Chào mừng quý vị đến với chương trình .... hôm nay"

 (dừng 2s nói tiếp câu chào đơn giản)

 

2. Lời dẫn phần nội dung chính của kịch bản

 

- Lời mở đầu mỗi phần: "Kính thưa quý vị", "Thưa quí vị và các bạn" "Quí vị thân mến"

 

Ví dụ: -  Kính thưa quý vị, hòa chung không khí tưng bừng của cả nước, hôm nay.....

           - Thưa quí vị các bạn, những ca khúc ca ngợi quê hương đất nước  luôn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim người Việt Nam ...

 

- Lời dẫn kết thúc mỗi phần: "Cảm ơn ..." 

 

Ví dụ: Cảm ơn những chia sẻ vô cùng ý nghĩa của ông/ bà .../ Cảm ơn tiết mục biểu diễn của ca sỹ ... / Cảm ơn quý vị đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự chương trình ngày hôm nay.

 

- Giới thiệu người quan trọng: "Xin trân trọng ... " 

 

Ví dụ: Đến tham dự chương trình ngày hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu: MC Thanh Mai - Giám đốc CLB kỹ năng mềm Vietskill

 

- Xưng hô khi giao lưu: "Thân mến"

 

Ví dụ: Sơn Tùng  thân mến, là ca sỹ khách mời trẻ nhất biểu diễn trong chương trình "Tự hào Tổ Quốc tôi" hôm nay, chắc hẳn bạn có rất nhiều cảm xúc muốn chia sẻ tới khán giả ...

 

3. Lời dẫn phần kết thúc chương trình của kịch bản.

 

- Công thức chung: Cảm ơn + chúc + tạm biệt và hẹn gặp lại  

 

Ví dụ: Màn biểu diễn hát múa "Hương sắc ngàn năm" khép lại chương trình"Tìm kiếm tài năng Nhí 2015" của chúng ta ngày hôm nay. Một lần nữa “Xin Cảm ơn” quý vị khán giả đã theo dõi và cổ vũ nhiệt tình cho các thí sinh, “chúc quý vị” có một buổi tối thật nhiều niềm vui. “Xin chào và hẹn gặp lại” trong chương trình lần sau!

 

II: KỸ NĂNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH

 

 

1. Ngôn ngữ cơ thể 

 

- Biểu cảm của gương mặt phối hợp nhịp nhàng, tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả  cao cho lời dẫn có cảm xúc.

 

Ví dụ: khi công bố tin vui thì miệng cười, mắt cười, mặt hướng lên; ngực hơi dướn lên tạo sự vui mừng chào đón...

 

- Di chuyển, động tác tay chân linh hoạt, phù hợp.

 

2. Giọng nói

 

- Chất giọng hay là một lợi thế, nói trôi chảy, phát âm chuẩn, không bị ngọng, giọng địa phương.

 

- Kỹ thuật cơ bản khi sử dụng giọng nói:  ngắt nghỉ đúng chỗ, lên bổng xuống trầm, nhấn mạnh từ khóa cùng nhịp, nắm rõ âm bằng chắc, mở khẩu hình miệng, lưỡi và hơi phải đúng thì mới tròn vành rõ chữ.

 

(Ví dụ: Xin chào mừng quý vị đến với chương trình Trò chơi âm nhạc 2015

            Phân tích nhịp điệu:

 

           - Câu “chào mừng quý vị”: giọng phải đọc cao - to - sáng - rõ ràng, thể hiện sự tươi vui;

           - Câu “Trò chơi âm nhạc 2013”: đọc chậm, rõ ràng, nhấn mạnh.từ khóa chính.

 

- Ngôn ngữ cơ thể giúp biểu cảm giọng nói.

 

Ví dụ: muốn giọng được tươi sáng thì mắt; miệng; đầu...đều phải hướng lên; muốn giọng buồn thì người bạn trùng xuống, gương mặt nghiêm hơn, mắt thả xuống...

 

- Sự kết hợp này phải thật nhuần nhuyễn và tập luyện thường xuyên, hình thành phản xạ tự nhiên chứ không phải lừa dối khán giả.

 

* Những lưu ý cần tránh:

 

- Tránh phát âm từ địa phương bẹt giọng gây phản cảm. VD: phát âm sai L/N, sai dấu mũ ...

- Nhờ người có giọng nói chuẩn kiểm tra giúp lỗi phát âm sai.

 

Một người dẫn chương trình giỏi luôn trau dồi kĩ năng thường xuyên, tích lũy kiến thức và biết tự làm mới bản thân. Dựa trên nền tảng được đào tạo bài bản, người MC biết cách phát huy tố chất, hoàn thiện khả năng, đồng thời tích cực lao động nghiêm túc trong nghề, nhất định sẽ gặt hái được thành công!