Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Trở thành phát thanh viên tương lai khi hội tụ được tố chất quan trọng của NGHỆ THUẬT NÓI

Trở thành phát thanh viên tương lai khi hội tụ được tố chất quan trọng của NGHỆ THUẬT NÓI

Ngày đăng: 12/02/2020 (Lượt xem: 1890)
Thông tin hữu ích này góp phần thành công trong mục tiêu tương lai của bạn!

Nghề phát thanh viên là một nghề khá hấp dẫn nhưng lại là nghề chiếm tỉ trọng nhỏ hiện nay, vì không phải ai cũng có thể làm được phát thanh viên. Nếu bạn đang thắc : Để làm phát thanh viên cần có tố chất gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Phát thanh viên là ai?

Phát thanh viên là “người làm nghề phát thanh”, là khái niệm dùng để chỉ những người biên tập trên đài phát thanh, đồng thời chuyển tải ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để đưa thông tin tới công chúng.

Phát thanh viên là những người truyền tải thông tin đến với công chúng qua giọng nói

Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của báo phát thanh hiện đại, giọng đọc của phát thanh viên chuyên nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn lại phần lớn là giọng đọc của phóng viên và biên tập viên – những người trực tiếp sáng tạo tác phẩm và thể hiện tác phẩm của mình.

Những tố chất cần có của người phát thanh viên

Chuyên môn giỏi

Đối với những phát thanh viên, năng lực chuyên môn luôn được đặt lên hàng đầu bởi đây chính là người trực tiếp quyết định chất lượng, sự thành công của các diễn đàn đó.

Năng lực chuyên môn của người phát thanh viên được thể hiện ở việc chọn chủ đề của chương trình, chọn đối tượng khách mới, thiết kế kịch bản và dẫn dắt thính giả, có khả năng xử lý thông minh những tình huống bất ngờ.

Chuyên môn của người phát thanh viên còn được thể hiện ở việc tìm hiểu và nắm chắc vấn đề. Việc nắm chắc vấn đề sẽ giúp phát thanh viên có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, có thể chủ động, tự tin trong quá trình dẫn dắt và kiểm soát thông tin.

Tóm lại, đây là nghề đòi hỏi phải có năng lực tổng hợp, là sự kết hợp của phóng viên, biên tập viên và dẫn chương trình.

Có bản lĩnh chính trị

Có thể thấy rằng, chủ đề của các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu dù thuộc lĩnh vực nào cũng đều liên quan thiết thân đến chính trị, hay nói rộng ra, đó là những diễn đàn chính trị. Những diễn đàn này là nơi người dân có cơ hội thể hiện quan điểm, chính kiến của mình trước một hay nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nóng bỏng.

Vì vậy, người dẫn chương trình trong diễn đàn- hơn ai hết, phải là người nắm chắc mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để có thể kiểm soát được nội dung thông tin theo đúng mục đích tuyên truyền.

Người dẫn chương trình dù rất giỏi chuyên môn, nhưng nếu lơ là trau dồi bản lĩnh chính trị, nhận thức chính trị kém thì sẽ trở thành “kẻ phá hoại có nghề”. Điều này sẽ càng trở nên nguy hại khi các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu được phát trực tiếp, không có điều kiện để biên tập, dàn dựng lại.

Nắm vững nghệ thuật nói

Đây là phẩm chất quan trọng nhất của một người phát thanh viên, bởi giọng nói chính là phương tiện truyền thông tin đến với thính giả.

Nghệ thuật nói là tố chất quan trọng nhất của người phát thanh viên

Nếu đối với truyền hình, hình ảnh là yếu tố mang thông tin chính, lời bình chỉ là phụ trợ; đối với báo in, chữ viết và hình ảnh tĩnh sẽ diễn tả trọn vẹn thông tin… thì trong phát thanh, giọng nói lại là yếu tố quyết định. Bên cạnh giọng nói của phát thanh viên còn có sự trợ giúp của âm thanh, tiếng động và âm nhạc. Tuy nhiên, sức mạnh của giọng nói thì không gì có thể thay thế.

Vì phát thanh tác động trực tiếp tới thính giác của thính giả nên người phát thanh viên phải có kĩ năng và nghệ thuật nói. Phải nói chuẩn, linh hoạt, tròn vành, rõ chứ, ngắt câu đúng vị trí, tuyệt đối không nói ngọng, nói lắp và nói tiếng địa phương.

Bản chất và nội dung thông tin không hề thay đổi, nhưng với cách đọc của từng người sẽ quyết định xem thông tin ấy có thu hút và hấp dẫn không. Một thông tin truyền tải thành công tới thính giả phần lớn là nhờ chất giọng của phát thanh viên.

Với những thông tin và tin tức cung cấp trên, bài viết hi vọng đã giúp người đọc trả lời câu hỏi: Để làm phát thanh viên cần có những tố chất gì?

                                                                                            
 (Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM sưu tầm)