1. Hãy cứ nói
Đôi khi bạn nói chậm vì không tự tin vào ngữ pháp và vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên ngắt quãng quá nhiều trong lúc nói có thê gây khó khăn cho người đối diện khi họ phải cố gắng hiểu bạn đang nói gì. Giải pháp cho bạn là hãy thủ sẵn vài từ đệm cho những lúc ngập ngừng ngắt quãng để giữ cho cuộc hôi thoại không bị gián đoạn quá lâu, như:
-
Um, uh
-
You know…
-
To be honest…
-
Actually
Nên nhớ là cũng đừng lạm dụng những từ đệm này quá nhé. Sự cân bằng hợp lí là khi bạn nói khoảng vài câu thì dùng từ đệm 1 lần. Bạn có thể luyện tập bằng cách tìm một chủ đề nói ưa thích rồi ghi âm lại bài nói của mình, sau đó nghe lại để nhận ra mình nói như thế nào, có lưu loát không, mức độ ngắt quãng nhiều hay ít,…
2. Tìm một nhịp điệu nói ổn định
Có một vấn đề là khi bạn nói quá nhanh, từ ngữ bạn dùng có thể không chính xác, còn khi bạn nói quá chậm, thì bạn lại mất tập trung vào ý chính đang nói. Thế nên, việc giữ một tốc độ và giọng nói phù hợp và ổn định không phải là chuyện dễ. Một tốc độ tốt sẽ khiến bạn và người nghe thoải mái, giữ bạn tập trung và cho bạn đủ thời gian để nghĩ thứ sẽ nói tiếp theo.
Bạn muốn tìm một tốc độ nói hoàn hảo cho mình? Hãy luyện tập bằng cách tìm một đoạn văn hoặc mẩu chuyện cười, đọc nó với tốc độ chậm, sau đó tăng dần tốc độ lên, cho đến khi bạn cảm thấy không thoải mái vì quá nhanh, hãy chậm lại một chút, đó chính là tốc độ nói/đọc hoàn hảo dành cho bạn.
3. Hãy chắc rằng người kia hiểu bạn
Bởi rào cản ngôn ngữ, nên đôi khi chúng ta nói mà không chắc người kia có thực sự hiểu mình hay không. Vậy thì hãy hỏi họ! Nghe có vẻ hơi thô lỗ khi đề nghị người đối diện lặp lại những gì mình vừa nói, nhưng thực ra đây là một điều hợp lí, và hãy nói với họ rằng bạn vẫn đang trong quá trình học tiếng Anh và bạn muốn chắc rằng bạn truyền tải đúng ý mình muốn nói.
4. Lặp lại những gì bạn vừa nghe
Đôi khi bạn muốn chắc rằng mình hiểu đúng những gì người kia muốn nói, đừng ngại đề nghị người đối diện lặp lại lời của họ. Mọi người sẽ rất vui lòng lặp lại để tránh bị hiểu sai ý. Một cách hiệu quả hơn đó là bạn hãy lặp lại những gì vừa nghe. Khi bạn thấy lúng túng không rõ về điều bạn vừa nghe, hãy lặp lại chúng theo cách bạn hiểu. Người đối thoại với bạn sẽ có cơ hội xác nhận cũng như sửa lại cho bạn nếu bạn nghe sai.
Bạn có thể dùng những mẫu câu như sau:
-
I want to make sure I got that right, …
-
So let me get this straight, …
-
You mean…
-
If I’m understanding you correctly, …
5. Hỏi câu hỏi xác nhận/làm rõ
Vẫn là vấn đề bạn không chắc mình hiểu rõ những gì bạn vừa nghe hay không, nhưng lúc này bạn thậm chí không nghe đủ nhiều và rõ để lặp lại. Không sao, bạn hoàn toàn có thể hỏi những câu hỏi làm rõ bất cứ điều gì bạn vướng mắc, hoặc hỏi lại những gì bạn không nghe rõ.
Ngoài ra, bạn có thể luyện tập những câu hỏi này bằng cách sau. Bất cứ khi nào đọc một bài viết trên internet, hãy tự đặt ra những hỏi trong đầu về những gì bạn không hiểu, nhằm làm rõ hoặc tìm kiếm thông tin. Mẹo này sẽ giúp bạn nâng cao kĩ năng giao tiếp cũng như đọc hiểu trong tiếng Anh.
6. Để ý ngôn ngữ cơ thể của mình
Bạn có để ý rằng đôi khi miệng bạn nói một đằng, còn ngôn ngữ cơ thể bạn thì đi một nẻo không? Tất cả những hành động, từ cách bạn nói, đến cách bạn ngồi, thậm chí đến cả hướng nhìn, đều có khả năng thay đổi điều mà bạn đang muốn nói. Nếu bạn lo lắng rằng mình có thể đang nói sai, cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện tiêu cực. Điều này đôi lúc gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Tất cả những gì bạn cần làm là thư giãn và thoải mái. Một số tips dành cho bạn khi giao tiếp tiếng Anh là tránh dùng nhiều cử chỉ bàn tay, hoặc chỉ dùng để thể hiện thái độ hứng thú vui vẻ, cẩn thận với những cử chỉ bằng ngón tay, và cuối cùng, hãy gác chân hướng về người đối diện để thể hiện rằng bạn đang chú ý lắng nghe.
7. Dùng ngôn từ thích hợp
Tùy vào mục đích học tiếng Anh mà bạn có thể học tiếng anh đối thoại, thông thường hay trang trọng. Nếu bạn học tiếng Anh thông thường, đừng lo vì hầu hết những kiến thức tiếng anh tiêu chuẩn đều có thể được dùng một cách hoàn hảo, không cần biết người bạn đang đối thoại là ai. Hãy lắng nghe người đối diện đang dùng ngôn ngữ thế nào, rồi để ý tình huống và môi trường giao tiếp, bạn sẽ tìm ra ngôn từ thích hợp cho mình, khiến cuộc đối thoại giữa hai người trở nên hòa hợp hơn.
8. Sự đồng cảm
Đồng cảm là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác, là một phần quan trọng trong giao tiếp ở bất kì ngôn ngữ nào. Đồng cảm thường đi cùng khả năng lắng nghe. Vì đôi khi bạn không chỉ nghe những từ ngữ mà một người nói, bạn còn phải thấu hiểu cảm xúc và ý tứ đằng sau ngôn từ đó nữa.
Đâu phải lúc nào bạn cũng đồng ý với những gì người đối diện nói, nhưng bạn có thể cố gắng hiểu ý họ bằng cách hỏi bản thân mình người kia nghĩ gì và cảm thấy như thế nào. Hoặc bạn cũng có thể để ý ngôn ngữ cơ thể họ, đôi khi chúng cũng giúp ích rất nhiều.