Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Khủng hoảng, CEO tin vào bản thân hơn là thế giới!

Ngày đăng: 25/02/2012 (Lượt xem: 1185)
Khảo sát gần 1.300 CEO trên thế giới cho thấy, mặt tích cực của suy thoái là đã dạy cho các CEO cách quản lý doanh nghiệp với hiệu quả cao hơn bao giờ hết. Và mối lo muôn thuở của các ông chủ vẫn là “khát” nhân tài.

Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) hôm nay vừa công bố kết quả Khảo sát Giám đốc Điều hành (CEO) toàn cầu thường niên lần thứ 15 của mình.


CEO.jpg

CEO Steve Jobs khi còn đương nhiệm


Theo đó, có tới gần một nửa (48%) trong số 1.258 CEO được khảo sát trên toàn thế giới cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm thêm trong 12 tháng tới. Chỉ có 15% đặt niềm tin lên triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ khả quan hơn trong năm 2012.


Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhà quản trị doanh nghiệp thì số lượng CEO tin vào triển vọng tăng trưởng doanh thu của công ty họ trong 12 tháng tới vẫn lớn gần gấp 3 lần so với số CEO tin vào triển vọng kinh tế toàn cầu.


“Điều này cho thấy các CEO tin rằng họ đã biết cách lèo lái doanh nghiệp vượt qua những thời điểm kinh tế khó khăn và bất ổn” - PwC bình luận.


Tinh thần lạc quan: Người Phi dẫn đầu


Tổ chức này cũng tỏ ra không mấy ngạc nhiên khi sự sụt giảm lòng tin lớn nhất là tại Tây Âu. Bị bao vây trong cuộc khủng hoảng nợ công chỉ có một phần tư CEO Châu Âu cho rằng họ rất tin tưởng vào tăng trưởng doanh thu.


Các CEO tại Châu Á cũng sụt giảm lòng tin trong ngắn hạn, với mức giảm xuống còn 42% so với 54% năm ngoái. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sự sụt giảm lòng tin mạnh nhất là ở Trung Quốc, với 51% CEO cảm thấy “rất tin tưởng” so với 72% năm ngoái. Câu chuyện cũng diễn ra tương tự ở Ấn Độ và Mỹ.


Tuy nhiên, sự tin tưởng lại tăng lên trong số các CEO tại Châu Phi, nơi 57% CEO dự đoán sẽ có tăng trưởng, so với tỷ lệ 50% của năm ngoái.


CEO-1.jpg

Mặt tích cực là chu trình dài của sự suy thoái


Theo đánh giá của Dennis M. Nally, Chủ tịch Công ty PwC Quốc tế thì “Mặt tích cực là chu trình dài của sự suy thoái đã dạy cho các CEO cách quản lý doanh nghiệp của họ với hiệu quả cao hơn bao giờ hết”.


“Các CEO cho biết họ đã chuẩn bị tốt hơn để đối phó với tình hình kinh tế bất ổn trên các thị trường toàn cầu nhu cầu giảm sút tại các nền kinh tế phát triển và tình trạng bất ổn tại các thị trường mới nổi. Nhiều CEO tin rằng họ có thể tạo ra sự tăng trưởng doanh thu bất chấp tình hình khó khăn” - ông này nói thêm.


Vẫn chưa đến lúc để triển khai mua bán - sáp nhập


Để vượt qua giai đoạn trước mắt, việc xâm nhập thị trường mới (18%) và liên doanh liên kết (10%) vẫn được các CEO xem là chiến lược tăng trưởng. Và thị trường mới nổi vẫn luôn đóng vai trò là cơ hội tăng trưởng cho các CEO.


Leo-Apotheker-CEO-HP.jpg

Leo Aphotheker cựu CEO hãng HP


Số lượng các CEO có kế hoạch triển khai hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp vẫn còn tương đối thấp và triển vọng phục hồi trên thị trường giao dịch sáp nhập và mua bán doanh nghiệp  vẫn khá xa vời.


Việc cắt giảm chi phí vẫn là trọng tâm chính tuy nhiên đã có chiều hướng giảm bớt: 76% thông báo họ đã cắt giảm chi phí trong 12 tháng qua, tỷ lệ này thấp hơn so với 84% trong năm trước. Trong khi, một tỷ lệ không nhỏ là 66% CEO cho biết sẽ cắt giảm chi phí trong năm này.


“Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”


Báo cáo của PwC cho thấy, việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài phù hợp là mối quan tâm lớn nhất của các CEO.


Theo đó, việc tuyển dụng và giữ chân các quản trị viên trung cấp có tiềm năng cao là thách thức lớn nhất về nhân tài, thứ đến là việc thuê mướn lao động sản xuất và công nhân trẻ có tay nghề.


Thách thức này tồn tại trong tất cả các ngành nghề, ngay cả các ngành nghề có nhu cầu không giống nhau về lao động có năng lực, chẳng hạn như sản xuất công nghiệp và dược phẩm.


Takanobu-Ito-CEO-honda.jpg

Ông Takanobu Ito - CEO Honda trong bài phát biểu


53% CEO cũng cho rằng sự thiếu hụt nhân tài có thể xảy ra là mối đe dọa đối với sự tăng trưởng. Ba phần tư CEO nói họ dự kiến sẽ thay đổi chiến lược quản lý nhân tài trong năm, biến việc quản lý nhân tài thành mục tiêu hàng đầu để tạo ra sự thay đổi cho năm thứ hai liên tiếp.


Thậm chí, gần 70% CEO “ước gì có thể dành nhiều thời gian của chính mình hơn cho việc phát triển nguồn cung liên tục cán bộ lãnh đạo và nhân tài trong công ty” và việc này có thứ tự ưu tiên chỉ đứng sau việc gặp gỡ khách hàng.


Bất chấp sự trì trệ của nền kinh tế, các doanh nghiệp đang tăng tốc hoạt động tuyển dụng. Hơn một nửa các CEO nói họ đã tuyển thêm lao động cho doanh nghiệp trong 12 tháng qua và cùng số CEO đó dự kiến sẽ duy trì đà tuyển dụng. Chỉ 18% CEO cho biết sẽ cắt giảm lực lượng lao động trong năm tới.


Theo GalaxyS