Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Cách sửa lỗi nói ngọng

Cách sửa lỗi nói ngọng

Ngày đăng: 15/03/2016 (Lượt xem: 782)
Đầu tiên, cần phải nói rõ, n (nờ) và l (lờ) đọc theo tiếng Việt là tên của chữ cái chứ không không phải âm. Tên của chữ cái gồm 2 âm riêng biệt phụ âm n (hoặc l) và nguyên âm ’ờ’. Nếu bạn nào học phát âm tiếng Anh chắc chắn biết rất rõ điều này.

Thứ hai, âm n và l có sự nhiều sự giống và khác nhau:

Giống nhau: vị trí đầu lưỡi - phần thịt bám quanh phía sau chân răng hàm trên.

Khác nhau:

1. N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.

2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai (các bạn có thể tự luyện ở nhà)

- Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Các bác thử đọc L L L và N N N áp dụng cách trên đi.

- Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.

3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.

Tiếp theo là cách luyện tập, lần lượt làm theo các bước sau (lưu ý đây là luyện tập âm)

Bước 1:

- Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (Đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”)

- Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo 2. xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2:

- Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”). Các âm dài chỉ để chỉ thời gian kéo dài âm đó, không phải các âm riêng lẻ kiểu như: nờ nờ nờ nờ, lờ lờ lờ lờ…

NNNNNN LLLLLL NNNN LLLL NN LL N L

- Tập các từ đơn:

Nờ/ Lờ; Nên/ Lên; Núi/ Lúi; Nê/ Lê; Nin/ Lin….

- Tập các câu:

Lên núi Lenin lấy nước.

Lenin nói là Lenin làm.

Lúa nếp là lúa nếp nàng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.

Nói năng nên luyện luôn luôn
Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này
Lẽ nào nao núng lung lay
Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm.

(lưu ý khi đọc các câu này bạn cũng có thể dùng cách kiểm tra 2. có điều cần đọc chậm lại )

Ngoài ra, đối với một số bạn không phân biệt được từ nào dùng l và từ nào dùng n, thì lời khuyên là hãy mua ngay 1 quyển từ điển tiếng Việt bỏ túi, rất nhiều ở Đinh Lễ, và kết hợp với cách luyện như trên, đảm bảo các bạn sẽ thành công và tự tin hơn trong giao tiếp.

Chúc các bạn sớm thành công 
Nguồn: ub.com.vn