Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Khích lệ kỹ năng lắng nghe của trẻ

Ngày đăng: 03/12/2016 (Lượt xem: 595)
Những kỹ năng giao tiếp và học hỏi xuất phát từ việc lắng nghe hiệu quả.
Nghe và lắng nghe không phải là hai hoạt động giống nhau – lắng nghe là một quá trình tập trung chủ động vào âm thanh, trong khi nghe là sự tiếp nhận âm thanh một cách thụ động.

Lắng nghe có liên quan mật thiết với khoảng thời gian chú ý, bởi vì nó đòi hỏi khả năng và mong muốn chú tâm đến âm thanh. Lắng nghe không tốt có thể bắt đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn sức khỏe không tốt, tai nạn, thay đổi lối sống nhiều hoặc căng thẳng. 
Những bé có tiền sử nhiễm trùng tai thường mắc những vấn đề về tai và lắng nghe.


Lắng nghe không tốt có thể dẫn đến những sai sót lớn hoặc tai nạn nghiêm trọng.
Sự lắng nghe không tốt trong giai đoạn đầu của sự phát triển có thể dẫn đến những vấn đề về chú ý, ghi nhớ, nói, đọc cũng như  những kỹ năng học hỏi và giao tiếp khác.


Những bé có thính lực bình thường có thể nghe trong vài tháng cuối của thai kỳ.
Thai nhi nghe được âm thanh như nhịp tim, thở, tiêu hóa và tuần hoàn của người mẹ. Thai nhi cũng có thể nghe được giọng nói – đặc biệt là giọng nói của người mẹ. 
Giọng nói xuất hiện ngẫu nhiên, so với những âm thanh đều đều của cơ thể. Nhạc và âm thanh của tiếng mẹ làm thai nhi thích thú. Thai nhi thường tập trung vào những âm thanh này, làm giảm đi tác động của những âm thanh khác.
Đây là sự khởi đầu của quá trình lắng nghe. Và cũng là sự khởi đầu của việc giao tiếp với người khác. 



 Tạo ra một khung cảnh thoải mái, an toàn và thương yêu. 
Khi bé còn trong bụng mẹ, Nhịp điệu của âm thanh cơ thể người mẹ, giọng của mẹ và âm nhạc nhẹ nhàng sẽ tạo được sự thoải mái, an toàn cho bé.

Với trẻ sơ sinh, những bài hát ru, băng ghi lại nhịp tim của mẹ sẽ  tạo  cho bé sự thoải mái và an toàn  như khi bé vẫn còn ở trong tử cung của mẹ.

Khi bé lớn  hơn, hãy dành thời gian để lắng nghe những loại nhạc êm dịu cùng với bé. Một số cha mẹ chơi nhạc cổ điển hoặc đọc những truyện trẻ em cho bé nghe, thậm chí là cho cả bé sơ sinh nữa. Nhạc và giọng của cha mẹ khi đọc sẽ làm xoa dịu, dỗ dành bé rất hiệu quả.


Gọi tên và chạm vào vai bé khi bạn bắt đầu nói để giúp bé tập trung vào tiếng nói của bạn. 
Quan sát bé khi bạn nói và lắng nghe khi bé nói. Ngồi sát bên bé là điều đặc biệt quan trọng đối với những bé có khả năng nghe kém.

Đừng bao giờ ngắt lời. Bạn đang dạy cho bé hiểu rằng con người có quyền được lắng nghe, bé cần biết rằng bạn sẽ lắng nghe mà không bình phẩm. 

Lặp lại và mở rộng vấn đề mà con của bạn đã nói mà không đề cập đến việc giọng của bé có rõ hay không. Hãy khen ngợi những âm thanh mà bé tạo ra. 

Bé vẫn thường thủ thỉ, bập bẹ và tạo ra những âm thanh khó hiểu trong quá trình bé học nói. Hãy đáp ứng với những âm thanh này ngay lập tức để cho bé hoàn tất chuỗi âm thanh và sau đó sẽ lặp lại để hoàn thiện hơn khả năng ngôn ngữ của mình. Bé cũng nhận biết được rằng bạn đang lắng nghe và rằng giọng nói có quyền năng rất lớn.

Mỗi ngày nên dành thời gian lắng nghe đặc biệt đối với bé. Lúc này, bạn cần kiểm soát mức độ ồn trong nhà; tắt radio, TV, máy hút bụi, nước chảy và những âm thanh khác.

Hình ảnh có liên quan

Có thể đặt ra một bài hát đặc biệt cho bé – theo điệu riêng của bạn hoặc dùng một giai điệu nổi tiếng với lời của bạn.  Nếu có thể, hãy cử động bàn tay, bàn chân và cơ thể bé theo nhịp bài hát.

Trong thời gian lắng nghe, bạn có thể nói theo nhịp điệu. Gõ trên một đồ vật ở gần bé hoặc vỗ tay: “Xin chào, bạn có khỏe không? Tên tôi là Bố. Còn đây là Mẹ...”

Khích lệ những thành viên khác trong gia đình dành thời gian để lắng nghe bé. Nói với bé bất cứ lúc nào bé thức. Mô tả cho bé những gì bạn nghe, thấy và sờ. Nếu bé ăn chung cùng với gia đình, mô tả mùi, vị và tính chất của thức ăn cho bé nghe.

Nếu người khác chăm sóc con của bạn trong ngày, có thể tạo ra một băng video hoặc audio (hình hoặc tiếng) ghi lại cảnh bạn và các thành viên khác trong gia đình nói hoặc hát một điều gì đó có tính chất cá nhân đối với bé để cho người chăm sóc mở băng này vài lần trong ngày. Bằng cách này, bé sẽ có cơ hội trông thấy người thân cả ngày.
  
Đọc và kể chuyện là cần thiết đối với sự phát triển khả năng ngôn ngữ và lắng nghe của bé. Bạn nên đọc những truyện ngắn ở cấp độ quan tâm của bé.

Gọi tên những món đó để bé tìm trong một phòng, sau đó mở rộng hai món trong một phòng và rồi đến một món trong một phòng và một món thứ hai ở trong một phòng khác.