Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT HÙNG BIỆN VÀ CÁC BƯỚC HÙNG BIỆN GIỎI

KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT HÙNG BIỆN VÀ CÁC BƯỚC HÙNG BIỆN GIỎI

Ngày đăng: 18/03/2021 (Lượt xem: 3442)

1.  Khái niệm Hùng biện:

Hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng) sao cho trang nhã, trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe.

2. Vậy một người hùng biện giỏi cần chuẩn bị những gì?

Khả năng hùng biện được tạo nên bởi hai yếu tố quan trọng nhất được thể hiện là: Nội dung nói và kỹ năng truyền tải nội dung

 

- Nội dung bài nói: Hay nói cách khác là kiến thức. Làm thế nào để nói với người khác trong khi chúng ta không biết phải nói những gì, hẳn là chúng ta sẽ nói đến những điều không rõ ràng và chẳng liên quan với nhau. Ngược lại, một nội dung được chuẩn bị kỹ lượng sẽ là tiền đề để bạn mở rộng các vấn đề, chứng minh cho những giả thuyết mà mình đưa ra.

 

- Kỹ năng truyền tải: Được thể hiện thông qua cách người nói sử dụng ngôn ngữ để truyền tải nội dung. Ngôn ngữ để hùng biện gồm cả ngôn ngữ nói, và ngôn ngữ cơ thể. Cả hai loại ngôn ngữ này đều bổ trợ cho nhau tạo hình tượng của một nhà hùng biện giỏi. Nếu như bạn chỉ có nói mà không cho người khác thấy ngôn ngữ cơ thể của mình, những người nghe cũng sẽ cảm thấy bài nói chuyện sẽ rất cứng nhắc, hoặc giả như bạn chỉ sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với mọi người thì sẽ rất ít người có thể hiểu được nội dung mà bạn đang truyền đạt. 

 

Một điểm đặc biệt của hùng biện là khả năng tạo ra sự thu hút và thuyết phục. Gợi mở trí tò mò là cách phổ biến mà nhiều nhà hùng biện sử dụng để làm cho bài nói trở nên cuốn hút, đây cũng là một lí do cơ bản khi nhiều người sử dụng phương thức kể chuyện để khiến cho khán giả quan tâm đến bài nói của mình.

 

Hùng biện là hoạt động cần sử dụng rất nhiều giác quan trên cơ thể, và đôi khi ngay cả sự cảm nhận của hùng biện gia về suy nghĩ mà khán giả đang lắng nghe để điều chỉnh một cách thực sự phù hợp cũng trở thành một kỹ năng cần thiết và điều này khiến hùng biện trở nên khác biệt hơn so với thuyết trình.

3.  Các bước giúp bạn có khả năng hùng biện giỏi hơn

Để có một bài hùng biện thu hút và thuyết phục được người nghe, bạn cần phải rèn luyện cho mình một kĩ năng hùng biện thật tốt.

Bước 1: Viết ý tưởng ra giấy

Để xây dựng được một bài nói tốt, một bài hùng biện tốt bước đầu tiên là cần chuẩn bị một dàn bài. Có nhiều bạn cho rằng đối với một bài hùng biện thì cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của người nghe. Điều này đúng nhưng vẫn là chưa đủ, nếu như bạn chuẩn bị thật kỹ càng cho những gì bạn sắp nói, thì đó là thể hiện tinh thần trách nhiệm và cũng là một giải pháp giúp các bạn có thể ứng phó với tất cả các tình huống phát sinh. Các bạn hãy thử đặt ra tình huống như sau: “Khi các bạn diễn thuyết hùng biện về chủ đề an toàn giao thông, và không chuẩn bị một dàn bài từ trước, giây phút  đứng trên bục diễn thuyết các bạn bỗng nhiên cảm thấy thật lúng túng, các câu nói đã chuẩn bị từ trước tự nhiên biến mất, lúc này nếu như các bạn có một bản dàn bài đã chuẩn bị từ trước thì mọi vấn đề đó đều sẽ bị gạt bỏ qua một bên”.

Việc viết ra một dàn bài trước khi diễn thuyết, hùng biện giúp các bạn đạt được các lợi ích sau:

- Có một dàn bài chi tiết với những luận điểm sắc bén, hợp lí, có kèm theo các ví dụ sinh động.

- Thu thập được những số liệu chính xác, có phương thức truyền tải, diễn thuyết đầy thuyết phục.

- Có tâm lý luôn sẵn sàng và chủ động, tự tin khi hùng biện.

Và như các bạn cũng thấy, tất cả những người có khả năng thuyết trình hay hùng biện đều là những người có tinh thần trách nhiệm với bài diễn thuyết của mình. Hay có thể hiểu rằng họ luôn luôn có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi nói. Vậy cách để các bạn chuẩn bị tốt nhất cho một bài hùng biện là gì?

Việc chuẩn bị sẽ được thực hiện tùy theo đặc điểm của từng người, chỉ cần cảm thấy thật phù hợp. Các bạn có thể ghi ra một cuốn sổ nhỏ, ghi chú vào trong điện thoại, hoặc thỉnh thoảng có thể thêm vào dàn bài một vài hình vẽ, tô đậm những ý tưởng mới, những câu có tính quyết định quan trọng, tất cả các hành động đó đều giúp cho các bạn chuẩn bị thật chu đáo, trau chuốt cho một bài diễn thuyết, bài hùng biện sắp tới.

Bước 2: Chia bố cục cho bài hùng biện

2.1: Phần mở đầu bài hùng biện

Phần mở đầu cho bài diễn thuyết, hùng biện luôn là phần được quan tâm nhất, đây chính là phần quyết định cho các phát biểu lập luận tiếp theo có được trôi chảy hay không, hợp lý hay không, đây là phần đưa ra luận điểm chính của người nói đến với người nghe để làm rõ nên các nội dung cần diễn thuyết. Vậy để có thể đưa ra được phần mở đầu hiệu quả, các bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây:
 


- Bước thứ nhất: Rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe
 

Có nhiều diễn giả đã rút ngắn khoảng cách giữa mình và người nghe bằng cách tạo ra sự chú ý, thu hút ngay từ phần mở đầu của bài hùng biện. Họ dùng cách là đưa vào phần mở đầu các câu nói gây sự tò mò cho người nghe ví dụ như: “Đây là vấn đề nóng hỏi hiện nay”, “Đây là câu hỏi nặng kí”, “Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm”... tất cả những câu nói như vậy đều khiến cho người nghe phải tập trung vào bài diễn thuyết, hùng biện của bạn để lắng nghe, tìm hiểu xem những vấn đề bạn đang nói đến là vấn đề gì.

Bên cạnh đó, để xóa tan đi rào cản giữa người hùng biện và người nghe, thì các bạn cần phải chú tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ và tác phong khi hùng biện. Về ngôn từ cần sử dụng phù hợp với nội dung, phù hợp với đối tượng nghe diễn thuyết. Về tác phong cần cho người nghe thấy họ được tôn trọng, không nên có các hành động như đeo kính râm, khoanh tay, vắt chân...  

- Bước thứ hai: Tạo sự ấn tượng và tin tưởng

Khi bạn đã gây được sự chú ý với người nghe, thì trước khi đi vào chủ đề chính các bạn nên tạo cho người nghe một ấn tượng tốt, sự tin tưởng vào bài nói của bạn. Để người nghe có thể hoàn toàn bị thu hút vào bài nói và tin tưởng tuyệt đối các lập luận, dẫn chứng của bài hùng biện, các bạn có thể làm theo các cách sau:

+ Kể lại một câu chuyện có thật trong thực tế

+ Đưa ra các lập luận sắc bén, kèm theo các dẫn chứng, bằng chứng cụ thể

+ Đưa ra những trích dẫn từ những người nổi tiếng, lời nói có trọng lượng

Những việc này, giúp cho lời nói của bạn có giá trị và người nghe sẽ đánh giá cao về bài hùng biện của bạn.

- Bước thứ ba: Giới thiệu về chủ đề chính trong bài nói

Bước cuối trong phần mở đầu đó chính là khéo léo làm cho người nghe tiếp cận với chủ đề của bài hùng biện, chỉ cần như vậy coi như bài hùng biện đã được một phần thành công.

Tại sao các bạn phải chuẩn bị một phần mở đầu kì công như vậy? Bởi theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự ghi nhớ của mỗi người thường tập trung vào phần mở đầu và phần kết thúc. Trong cả một bài diễn thuyết người nghe sẽ không thể nắm bắt được toàn bộ thông tin dàn trải, vì vậy, việc giới thiệu chủ đề chính ngay phần mở đầu là rất cần thiết và đặc biệt các bạn đừng quên thêm vào trong phần diễn thuyết chất riêng của mình.

2.2: Phần thân bài hùng biện

Đây là phần được coi là quan trọng nhất của một bài hùng biện, là đầu não trung tâm giúp bạn đưa các lập luận, dẫn chứng để giải thích cho chủ đề chính mà bạn đã đưa ra trong bài hùng biện. Đây cũng là phần mà bạn làm cho người nghe thấy được sự đúng đắn trong quan điểm của bạn đã đưa ra. Và  để làm được điều đó, người hùng biện cần phải có những biện pháp riêng như:

- Vẫn đưa vào trong bài hùng biện các ví dụ chân thực, đúng đắn

- Tạo ra cao trào cho bài hùng biện: Những bài hùng biện được coi là tuyệt vời nhất là những bài có sự tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của người nghe, và trong những bài hùng biện đó luôn có  những dẫn chứng, ví dụ điển hình, sử dụng các ngôn từ chuyên môn điêu luyện, thể hiện, phác họa cho người nghe hoàn toàn có thể hình dung và hòa quyện vào bài hùng biện của bạn. Những cao trào ấy còn được thể hiện qua sự nhấn nhá của lời nói, và thường sử dụng phép lặp để nhấn mạnh lại quan điểm. Vậy các bạn có biết phép lặp là như thế nào?

Ví dụ như trong bài hùng biện về chủ đề cha mẹ, để thể hiện về công lao mà cha mẹ đã dành cho ta, người nói thường dùng các câu: “Cha mẹ là người yêu thương ta, cha mẹ là người chăm sóc, cha mẹ là người bảo vệ ta...” Việc lặp lại từ “cha mẹ” như vậy khiến cho người nghe cảm thấy được mạnh mẽ hơn công lao của cha mẹ, và cách thể hiện đó sẽ hiệu quả hơn việc người nói chỉ nói là “Cha mẹ đã yêu thương, chăm sóc, bảo vệ ta”.

- Khéo léo, linh hoạt trong việc lồng ghép quan điểm cá nhân của mình vào trong bài hùng biện.

2.3: Phần kết thúc của bài hùng biện

Như đã chia sẻ ở trên phần kết thúc có tầm quan trọng không khác gì phần mở đầu. Đây sẽ là phần tổng kết cho bài hùng biện, là lúc bạn cần thâu tóm lại nội dung của chủ đề chính, để người nghe ghi nhớ được những gì mà bạn truyền tải trong quá trình diễn thuyết. Các bạn có thể kết thúc chủ đề bằng một nhận xét, đánh giá, đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi hay một hành động cụ thể.

Lê Vy tổng hợp